Thứ Sáu, 20 tháng 9, 2013

Mụn luôn là một nỗi lo muôn thuở của nhiều người. Ngoài những cách trị mụn bằng hóa chất, các bài thuốc dân gian hay loại mặt nạ tự nhiên thì việc nặn mụn như thế nào là an toàn chưa chắc ai cũng biết rõ. Việc nặn, chích mụn không đúng cách khiến kết cấu da bị tổn thương nghiêm trọng

 
 

 
1.Những loại mụn không được phép nặn: 
 
 
Nếu như bạn có thói quen nặn mụn thì việc đầu tiên cần ghi nhớ chính là danh sách các loại mụn bị nghiêm cấm nặn, bóp đấy vì chẳng may đụng đến những loại thì hậu quả là da sẽ bị viêm, để lại sẹo lõm, vết thâm và thậm chí là khiến mụn phát triển ồ ạt, nghiêm trọng hơn. Đó chính là:
 
 
- Mụn trứng cá bọc gồm nhiều ổ viêm, mụn mủ và cục sưng to, đau, không thấy cồi mụn.
 
 
- Mụn trứng cá cụm mụn trứng cá nổi thành từng đám. Mụn xuất hiện cùi trắng, mụn mủ thường lớn và rất đau, tạo nhiều đường dò chảy dịch hoặc mủ rất hôi.
 
 
- Mụn trứng cá ác tính thường xuất hiện đột ngột với triệu chứng viêm kèm sốt nhẹ, mụn có kích thước lớn và rất đau. Nếu gặp loại mụn này mà teen táy máy nặn thì mụn sẽ nhanh chóng loét ra và lành để lại sẹo.
 
 
Còn đối với các loại mụn ở thể nhẹ, mọc riêng rẽ, kích thước nhỏ và cồi mụn thường trồi lên sớm thì teen có thể nặn (nhưng không khuyến khích đâu nhé ) khi thấy đầu mụn đã khô và có đầu cứng ở trung tâm mụn. Điều đó báo hiệu cho bạn biết rằng mụn đã già và an toàn cho việc nặn.
 
 
2. Những bước để xử lý mụn bằng tay an toàn:
 
 
Bước 1: Xông hơi da mặt
 
 
Bạn nên xông hơi khoảng 10-15 phút rồi rửa lại bằng nước ấm trước khi nặn mụn. Việc này sẽ làm mở rộng cũng như giải phóng một phần chất độc có trong lỗ chân lông, giúp bạn có điều kiện an toàn hơn trong những bước tiếp theo. Nếu bạn không có thời gian thì có thể đắp một chiếc khăn thấm nước đủ ấm lên mặt trong trong vài phút cũng được nhé!
 
 
Bước 2: Rửa tay thật sạch
 
 
Trước khi thực thi công cuộc nặn mụn, bạn cần rửa sạch tay để giảm tối thiểu vi khuẩn xâm nhập vào da. Bạn cũng chú ý là nếu ấy muốn dùng kim để khều thì tốt nhất hãy khử trùng chúng trước khi sử dụng và tuyệt đối không dùng đầu móng tay nặn mụn.
 
 
Bước 3: Sử dụng gạc thấm
 
 
Quấn một tấm gạc bông quanh ngón tay để sẵn sàng chấm lên da sau khi nặn mụn.
 
 
Bước 4: Nặn nhẹ nhàng
 
 
Ấn nhẹ từ mọi phía, đảm bảo lực dồn về phía trung tâm mụn. Nếu bạn không muốn để lại sẹo sau này thì hãy nặn rất nhẹ đến khi nào đầu mụn ra ngoài hoàn toàn nhé.
 
 
Bước 5: Rửa mặt
 
 
Sau khi nặn, bạn cần rửa mặt lại với sữa hay nước rửa có chứa thành phần kháng khuẩn. Nếu muốn da mặt sạch hoàn toàn thì bạn có thể đắp mặt nạ nhưng hay chú ý lựa chọn các loại mặt nạ tự nhiên để tránh dị ứng.
 
 
Bước 6: Bôi thuốc
 
 
Những sảm phẩm có chứa thành phần benzoyl peroxide, hydrogen peroxide, salicylic acid, alpha hydroxyl acid chấm lên vùng da vừa bị nặn mụn sẽ giúp mụn khô nhanh hơn và tránh hình thành vết đỏ.
 
 
Trên đây là những giới thiệu cơ bản của các chuyên gia phòng khám đa khoa Năm Châu. Nếu bạn vẫn còn những thắc mắc có thể nhận tư vấn trực tiếp với các chuyên gia của chúng tôi. Ngoài ra, nếu bạn đang có nhu cầu trị căn bệnh này nhanh chóng, hiệu quả, bạn có thể đăng ký qua mạng để được miễn phí đăng ký và được ưu tiên sắp xếp bác sĩ khám bệnh. Bạn cũng có thể gọi điện đến đường dây nóng: 0439 630 666  hoặc nhận tư vấn online. Chúng tôi luôn sẵn sàng đồng lòng cùng bạn và người thân chăm sóc sức khỏe.
 
 
Chúc các bạn thành công và luôn tươi trẻ !
- See more at: http://phongkhamnamchau.com/mun-trung-ca/nan-mun-nhu-the-nao-la-an-toan.html#sthash.pX0d3ATp.dpuf

0 nhận xét :

Đăng nhận xét

Design by Hao Tran | Blogger Theme by Sức khỏe sinh sản -