Hiển thị các bài đăng có nhãn bệnh mới nhất. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn bệnh mới nhất. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Hai, 9 tháng 9, 2013

Theo thông tin từ Bộ Y tế, trong tháng 10 vừa qua, cả nước có thêm 8.500 trường hợp mắc bệnh sốt xuất huyết, trong đó đã có 5 người tử vong. Tính chung mười tháng đầu năm, cả nước có gần 60.000 trường hợp mắc bệnh sốt xuất huyết và 47 trường hợp tử vong. Ông Trần Thanh Dương – Phó cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) nhận định bệnh sốt xuất huyết vẫn đang trong giai đoạn tiếp tục có tỷ lệ mắc cao. Đặc biệt bệnh này tập trung nhiều ở các tỉnh thành phố lớn khu vực phía Nam. Bệnh nhi mắc sốt xuất huyết đang điều trị tại Bệnh viện Nhi Đồng 1. (Ảnh: TTXVN) 10 tỉnh, thành phố có tỷ lệ người dân mắc bệnh sốt xuất huyết cao nhất cả nước là:Bình Phước, Bình Dương, Long An, Khánh Hòa, An Giang, Tiền Giang, Đồng Tháp, Kiên Giang, Bà Rịa-Vũng Tàu, Sóc Trăng. Theo thông tin từ Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Đồng Nai, trong hai tuần gần đây, bệnh sốt xuất huyết trên địa bàn tỉnh đã bắt đầu tăng trở lại. Đặc biệt, tỷ lệ trẻ mắc bệnh nặng cũng gia tăng và nguy cơ tử vong cao nếu không được cứu chữa kịp thời. Tính từ đầu năm đến nay, Đồng Nai đã có 8 trường hợp tử vong do bệnh sốt xuất huyết. Trong hơn 5.800 ca mắc bệnh ghi nhận đầu năm đến nay, có đến 60% là trẻ em. Tình trạng chung khi nhập viện, các bệnh nhi đều bị sốt cao, nôn mửa, mệt mỏi và ăn uống kém. Cá biệt, có trẻ mới vài tháng tuổi đã mắc sốt xuất huyết nặng. Nhiều trẻ phải thở bằng máy và truyền dịch mới khỏi rơi vào tình trạng sốc nặng. Thông tin từ Sở Y tế tỉnh Khánh Hòa cho thấy, trong tháng Mười, bệnh sốt xuất huyết tại tỉnh này diễn ra rất phức tạp, bùng phát mạnh ở nhiều nơi trong tỉnh. Trung tuần tháng 10 vừa qua, tại Khánh Hòa đã có 2 ca tử vong vì bệnh này ở huyện Vạn Ninh và thành phố Nha Trang. Nguyên nhân hai ca tử vong trên xảy ra là do gia đình của bệnh nhân tự điều trị tại nhà, khi đưa đến các cơ sở y tế đã quá trễ. Như vậy, tính từ đầu năm đến giữa tháng Mười, toàn Khánh Hòa đã có 2.700 ca mắc bệnh, trung bình mỗi tuần có thêm trên 80 ca bệnh mới được ghi nhận. Thị xã Ninh Hòa và thành phố Nha Trang là hai địa phương có số ca bệnh cao nhất, chiếm hơn 50% số ca bệnh trên toàn tỉnh. Nguyên nhân bệnh sốt xuất huyết bùng phát mạnh ở phía Nam là do ở khu vực này thời tiết mưa nhiều, mực nước dâng cao, bụi rậm, ao đầm, mầm bệnh tiềm ẩn trong môi trường. Thêm vào đó, ý thức người dân về công tác phòng bệnh vẫn chưa cao là những nguyên nhân dịch bệnh sốt xuất huyết có nguy cơ bùng phát ra diện rộng trong những tháng cuối năm. Theo khuyến cáo của ngành y tế, người dân khi phát hiện con em mình có các triệu chứng sốt cao, nghi ngờ sốt xuất huyết thì nên sớm đưa trẻ đến cơ sở y tế để xác định đúng bệnh và điều trị kịp thời. Điều cần thiết nhất để phòng bệnh sốt xuất huyết là mỗi gia đình cần tăng cường diệt bọ gậy và phòng chống muỗi đốt bằng cách cho trẻ ngủ màn, kể cả ban ngày.

Chủ Nhật, 8 tháng 9, 2013

Giang mai rất nguy hiểm đối với sức khỏe và khả năng sinh sản, cần phát giác triệu chứng bệnh giang mai ở nam giới sớm để có hướng điều trị thích hợp.


Mối lo ngại lớn khi quan hệ tình dục không an toàn
Hiện nay, chưa có một số liệu thống kê chính xác nào về số lượng người mắc bệnh giang mai bởi tâm lý lo sợ, e ngại của người bệnh khi đến bệnh viện khám và điều trị. Đa phần, những người mắc phải bệnh này thường tìm mọi cách chữa trị “kín đáo”, bởi vậy khả năng lây nhiễm ngày càng cao, đe dọa cuộc sống của người bệnh, gia đình cũng như toàn xã hội. Thực trạng trên cần được chấm dứt nhanh chóng. Mặt khác, tỉ lệ nam giới mắc bệnh này cao hơn nhiều so với nữ giới song các đấng “anh hào” lo sợ mất khí chất nam nhi nên không sớm điều trị, chỉ khi “không thể trì hoãn” được nữa mới tìm cách giải quyết muộn màng.Vì vậy, việc phát hiện triệu chứng bệnh giang mai ở nam giới là bước đầu tiên trong quá trình điều trị và đẩy lùi bệnh này ra khỏi cuộc sống của con người.
Bệnh giang mai phát triển theo 4 giai đoạn, triệu chứng của mỗi gian đoạn rất khác nhau, cụ thể như sau:
Giai đoạn 1
Giai đoạn đầu tiên có vai trò quan trọng trong toàn bộ quá trình phát triển của bệnh, chính vì vậy cần phát hiện sớm để điều trị hiệu quả nhất, nếu không khả năng chữa bệnh sẽ ngày càng thấp đi.
- Sau khi tiếp xúc với nguồn bệnh (quan hệ tình dục không an toàn, dùng chung đồ đạc với người bị giang mai) từ 3-90 ngày (thông thường là 3 tuần) sẽ xuất hiện các vết tổn thương da tại những điểm tiếp xúc.
- Các xoắn khuẩn giang mai thâm nhập vào trong và tạo ra các săng giang mai, đây là biểu hiện nặng nhất của giai đoạn 1. Ở nam giới, săng giang mai thường xuất hiện ở quy đầu, rãnh quy đầu, bao quy đầu, trên đầu dương vật, ngoài ra có thể xuất hiện ở hậu môn và miệng,…
- Các tổn thương đầu tiên là các nốt ban lan dần ra ngày một rộng ra nhanh chóng sau đó hình thành vết loét có đường kính 1 – 2 cm, xung quanh nổi lên những hình tròn màu đỏ, không có cảm giác ngứa hay đau, trên bề mặt bị loét hoặc loét nhẹ hoặc không có triệu chứng loét. Cũng có lúc chảy một ít dịch, có độ cứng như sụn, không có cảm giác đau.
- Các triệu chứng trên có thể mất đi trong khoảng 3-6 tuần lễ kể cả không điều trị, vì vậy nhiều người nhầm tưởng là đã khỏi bệnh và mặc định không cần theo dõi hay đi khám lại nữa, trên thực tế, lúc này vi khuẩn đã vào máu, gây những tổn thương tiếp theo cho giai đoạn sau.
Phát giác triệu chứng bệnh giang mai ở nam giới 1
Các vết loát trên da giai đoạn 1
Giai đoạn 2
Sau khi phát giác triệu chứng bệnh giang mai ở nam giới giai đoạn 1 nhưng do tâm lý chủ quan khi các nốt ban tự nhiên mất đi nên không điều trị thì bệnh chuyển sang giai đoạn 2 với các biểu hiện, triệu chứng cơ bản sau:
- Thời gian “phát bệnh” sau giai đoạn đầu từ 4-10 tuần
- Đào ban (những nốt ban đối xứng, có màu hồng) xuất hiên trên toàn thân, không hề ngứa hay đau đớn gì. Không nổi cao trên bề mặt da, khi ấn vào thì mất, không bị bong vảy và sẽ tự mất đi.
- Các đào ban thường cư trú ở vùng bụng, chi trên hay hai bên mạng sườn trong khoảng 1 đến 3 tuần rồi nhạt dần màu và biến mất.
- Nghiêm trọng hơn, bệnh có thể làm xuất hiện các mảng sần hay các vết loét ở da và niêm mạc với nhiều kích thước khác nhau. Trong các vết này chứa nhiều vi khuẩn nên khi tiếp xúc với người bệnh thường dễ bị lây nhiễm.
- Đối với những người hay uống rượu khi bệnh phát triển đến giai đoạn này sẽ xuất hiện các sẩn mủ giống như bị viêm da.
- Tại những vùng kín đáo như âm hộ, bìu, các thương tổn giống như mụn cóc (bằng phẳng và có màu trắng)
- Bệnh nhân có thể bị sốt, đau đầu, sụt cân và nổi hạch
Các triệu chứng của giai đoạn này sẽ tự mất đi sau 3-6 tuần
Phát giác triệu chứng bệnh giang mai ở nam giới 2
Các đào ban ở giai đoạn 2
Giai đoạn tiềm ẩn
Giang mai tiềm ẩn được chia làm hai loại là tiềm ẩn sớm (xảy ra trước 1 năm sau giai đoạn 2) và tiềm ẩn muộn (kéo dài hơn 1 năm khi kết thúc giai đoạn 2), chỉ được xác định khi có bằng chứng huyết thanh của bệnh chứ  không có dấu hiệu cụ thể hoặc triệu chứng dễ nhìn thấy bằng mắt thường được. Theo nghiên cứu, giang mai tiềm ẩn sớm có khả năng lây nhiễm cao hơn giang mai tiềm ẩn muộn rất nhiều.
Phát giác triệu chứng bệnh giang mai ở nam giới 3
Giai đoạn tiềm ẩn không dễ nhận biết
Giai đoạn 3
Người mắc giang mai ở giai đoạn này không còn khả năng lây bệnh nữa. Có thể xảy ra sau các giai đoạn 1 và 2 một khoảng thời gian rất dài, từ 3-15 năm và chia làm 3 hình thức khác nhau:giang mai tim mạch, củ giang mai và giang mai thần kinh.
- Giang mai thần kinh: chiếm khoảng 6,5% số người mắc giang mai. Xuất hiện trong khoảng từ 4-25 năm sau khi nhiễm bệnh. Ban đầu khi còn sớm thường không có biểu hiện nào rõ rệt. Sau đó, vào giai đoạn muộn nó gây ra những tổn thương tới hệ thần kinh trung ương như viêm màng não, chảy máu não,… khiến người bệnh suy nhược thần kinh, bị ảo giác, động kinh hay mắc chứng trầm cảm.
- Giang mai tim mạch: Con số những người bị giang mai tim mạch là 10%, bệnh có thể xuất hiện trong khoảng 10-30 năm sau khi nhiễm bệnh, triệu chứng thường gặp nhất là hiện tượng phình mạch.
- Củ giang mai: Có khoảng 15%  trong tổng số người bị bệnh giang mai phải đối mặt với hình thức bệnh này. Củ giang mai thường có hình cầu hoặc mặt phẳng không đối xứng, nếu tiến triển không lành tính thì gây hoại tử, vết loét khó lành và để lại sẹo. Nếu củ giang mai xuất hiện ở các vùng quan trọng có thể đe dọa tính mạng người bệnh.
Phát giác triệu chứng bệnh giang mai ở nam giới 4
Các củ giang mai đang hủy hoại người bệnh
Trên đây là những triệu chứng bệnh giang mai ở nam giới qua từng giai đoạn cụ thể. Khamchuabenh.info hi vọng bạn không bao giờ phải đối mặt với căn bệnh nguy hiểm này. Để bảo vệ sức khỏe cá nhân, gia đình và cộng đồng hãy có ý thức quan hệ tình dục an toàn các bạn nhé !

Phòng bệnh thuỷ đậu ở trẻ em là cần thiết để tránh những biến chứng sau này khi lớn lên. Tiêm chủng là cách hiệu quả nhất giúp phòng ngừa sự xâm nhập của virus thuỷ đậu.


Thuỷ đậu chỉ là một bệnh lành tính dễ mắc trong thời thơ ấu, nhưng nó có thể trở nên nghiêm trọng nếu mắc bệnh ở tuổi thanh thiếu niên và tuổi trưởng thành. Bệnh cũng rất nguy hiểm đối với phụ nữ mang thai. Vì những ảnh hưởng nghiêm trọng đối với sức khoẻ, thậm chí là đe doạ tính mạng nên việc phòng bệnh thuỷ đậu là rất quan trọng.

Virus thuỷ đậu rất dễ lây lan
Cách phòng thuỷ đậu ở trẻ em
1. Không cho trẻ tiếp xúc với người mắc bệnh
Virus thuỷ đậu rất dễ lây lan. Những người mắc bệnh cần được cách ly điều trị để tránh lây nhiễm cho người khác. Không cho trẻ chơi gần những trẻ mắc bệnh khác, đặc biệt khi các phát ban trên da chưa đóng vảy.
Virus thuỷ đậu có thể lây lan trong vòng 24 – 48 giờ trước khi phát ban xuất hiện. Do đó, việc chủng ngừa vắc xin là cần thiết để bảo vệ trẻ trước nguy cơ nhiễm bệnh.
Phòng bệnh thuỷ đậu ở trẻ em 1
Cách ly trẻ mắc bệnh để tránh lây lan cho người khác
2. Dự phòng lây nhiễm.
Nếu trẻ em hoặc người lớn tiếp xúc với bệnh nhân mắc bệnh thuỷ đậu thì có nguy cơ nhiễm trùng cao. Rất hiếm khi những người đã mắc bệnh một lần trong quá khứ tiếp tục bị lây nhiễm lần 2. Tuy nhiên, đối với trường hợp hệ miễn dịch yếu thì vẫn có nguy cơ mắc bệnh nhẹ.  Đối với những người chưa từng nhiễm virus, và cũng chưa tiêm phòng vắc xin có thể lựa chọn 1 trong các phương pháp phòng bệnh thuỷ đậu sau đây:
- Vắc xin thuỷ đậu: Trong vòng 3 ngày kể từ khi tiếp xúc với bệnh nhân mắc thuỷ đậu, bạn cần đến các cơ sở y tế  tiêm văc xin giúp phòng ngừa sự lây lan của virus. Không phải 100% các trường hợp đều được bảo vệ nhưng có thể giảm nguy cơ đáng kể.
- Globulin miễn dịch thuỷ đậu (VZIG): Đây là một phương pháp phòng ngừa tự nhiên, glububin được lấy trực tiếp từ người mắc bệnh thuỷ đậu và tiêm vào người khoẻ mạnh có tác dụng bảo vệ ngay lập tức. Tuy nhiên, việc phòng ngừa này chỉ kéo dài trong một vài tuần.
Phòng bệnh thuỷ đậu ở trẻ em 2
Tiêm phòng là cách ngăn ngừa tốt nhất
- Acyclovir: Đây là một loại thuốc kháng virus và có thể phòng ngừa bệnh thuỷ đầu nếu được sử dụng trong vòng vài ngày sau khi tiếp xúc với người bệnh. Thuốc cũng phát huy tác dụng trong một vài ngày.
Vắc xin chủng ngừa  có vẻ như là lựa chọn phòng bệnh thuỷ đậu tốt nhất vì nó giúp bảo vệ lâu dài và an toàn. Tuy nhiên, văcxin không sử dụng trong thời kỳ mang thai và em bé dưới 1 tuổi. Đối với những người bị dị ứng vắc xin thì VZIG hay acyclovir là lựa chọn thay thế khả thi.

Bạn đang bị hắc lào? Tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh hắc lào giúp bạn có hướng điều trị kịp thời.


Bệnh hắc lào là bệnh ngoài da thường gặp
Cảm giác ngứa ngáy xuất hiện ngày một rõ rệt kèm theo những dấu hiệu khác lạ ở vùng da bị tổn thương khiến bạn lo lắng? Tại các mụn nước, có màu đỏ, tập trung thành một vùng có dạng như đồng tiền xu rất đau rát, khó chịu đặc biệt khi thời tiết nóng ẩm, vận động nhiều hay về đêm. Đây là dấu hiệu cho thấy bạn đã bị hắc lào. Bệnh có thể gặp ở nhiều vùng da như mặt, bẹn, chân tay. Vậy vì đâu mà bạn bị nhiễm bệnh này? Cùng Khamchuabenh.info tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh hắc lào để nắm bắt cơ chế gây bệnh từ đó có phương pháp điều trị, phòng tránh hiệu quả.
Vi nấm gây bệnh
Dân gian còn gọi bệnh hắc lào là lác. Bệnh do một loại vi nấm cạn gây nên. Tác nhân gây bệnh thuộc dermatophytes, thường gặp nhất là là hai loại trychophyton và epidermophyton.
Tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh hắc lào 1
Vi nấm gây bệnh hắc lào
Thói quen sinh hoạt
Những thói quen sinh hoạt không lành mạnh cũng là nguyên nhân gây bệnh hắc lào, có thể kể đến như:
- Mặc quần áo ẩm ướt, mặc đồ chung với người lạ: Môi trường ẩm ướt là điều kiện lí tưởng cho sự phát triển của nấm gây bệnh. Quần áo ẩm ướt còn khiến tăng nguy cơ mắc các bệnh ngoài da khác.
- Ít tắm giặt mà lại hay ra nhiều mồ hôi. Thói quen xấu này tạo điều kiện thuận lợi cho các loại nấm, vi khuẩn, kí sinh trùng dễ dàng thâm nhập vào cơ thể và phát bệnh.
- Bơi lội tại vùng nước bẩn: Đây cũng là một nhân tố khiến bạn bạn hắc lào.
Bị lây nhiễm
Hắc lào là bệnh ngoài da dễ lây nhiễm qua đường tiếp xúc da thịt thông thường hay mặc chung quần áo, dùng chung đồ dùng sinh hoạt. Bạn có thể bị lây nhiễm do:
- Quan hệ tình dục với người bị nhiễm bệnh hay với người lạ: Sự tiếp xúc thân mật khiến các vùng da không bị bệnh có thể cọ xát và bị nhiễm từ những vùng da đã bị hắc lào.
- Mặc quần áo chung với người đã bị nhiễm bệnh
- Có thể bị lây nhiễm từ động vật, đất đai
Các biện pháp phòng bệnh chủ yếu
Xuất phát từ việc nhận định nguyên nhân gây bệnh hắc lào, bạn có thể phòng bệnh bằng một số biện pháp chủ yếu sau:
- Vệ sinh sạch sẽ
- Không mặc chung đồ với người khác
- Không quan hệ tình dục “tùy tiện”
Tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh hắc lào 2
Vệ sinh sạch sẽ để phòng bệnh
Trên đây là những nguyên nhân gây bệnh hắc lào nắm bắt được điều này giúp bạn có thể tránh khỏi nguy cơ mắc bệnh và có phương hướng điều trị kịp thời.
Design by Hao Tran | Blogger Theme by Sức khỏe sinh sản -