Thứ Hai, 30 tháng 9, 2013

Ghẻ là bệnh ngoài da do con ghẻ gây nên, ảnh hưởng đến sinh hoạt và sức khỏe. Ngoài điều trị bằng thuốc tân dược, bệnh nhân có thể áp dụng các dùng thuốc Nam.

Về nước tắm, có thể chọn 1-3 loại trong các thứ lá: lim, xà cừ, xoan, xoan leo, ba chạc, cỏ lào, cúc tần, bồ giác. Cho lá vào nồi đun sôi, thêm 20 g phèn chua, để nguội, dùng nước này tắm. Không chà xát vùng ghẻ để khỏi gây xước da chảy máu, dễ nhiễm trùng. Với ghẻ nhiễm trùng hoặc bị gãi xước da, không được dùng lá lim, lá xà cừ, lá xoan để tránh ngộ độc.



Ngoài việc tắm nước lá, bệnh nhân phải luộc, ngâm quần áo, chăn chiếu khi thay giặt và dùng thuốc bôi:
- Rễ, cành, lá kiến cò 20 g, rễ cây muồng trâu 20 g, rượu trắng 45 độ 100 ml. Các vị thuốc cắt ngắn, giã dập, ngâm rượu trong 1 tuần. Lấy tăm bông tẩm rượu thuốc bôi lên chỗ ghẻ ngày 2 lần.
- Hạt máu chó 50 g, dầu vừng 100 ml (có thể lấy dầu lạc). Lấy hạt máu chó giã nát, cho vào dầu đun sôi 15 phút để nguội, ngày bôi 1 đến 2 lần lên chỗ ghẻ.
- Lá hẹ 100 g, lưu huỳnh 25 g (tán mịn). Lá hẹ băm nhỏ, sao với ít dầu thực vật, khi chín tới cho bột lưu huỳnh vào đảo đều, lấy vải gói kỹ, chà xát nơi bị ghẻ.
- Vỏ trắng cây xoan 50 g thái mỏng, sao giòn, quả bồ kết 50 g bỏ hạt, sao giòn. Hai vị tán bột, rây mịn, trộn với dầu vừng hoặc dầu lạc 100 ml thành cao sền sệt, bôi 1 đến 2 lần lên chỗ ghẻ.
- See more at: http://phongkhamnamchau.com/benh-ghe/dieu-tri-ghe-bang-thuoc-nam.html#sthash.H4TDKzM7.dpuf

Bệnh ghẻ là bệnh do ký sinh trùng Sarcoptes scabiei, Hominis, (tiếng Việt gọi là cái ghẻ) chúng đào hang rãnh trên da làm ngứa ngáy khó chịu và nhiễm trùng. Bất kỳ ai cũng có thể mắc bệnh ghẻ, trong đó có cả trẻ em. Ghẻ là một bệnh ngoài da phổ biến, dễ lây, nhất là ở những nơi chật chội, thiếu vệ sinh,... 

Nguyên nhân
Nguyên nhân gây bệnh là một loại ký sinh trùng có tên là Sarcoptes Scabiei, có nơi còn gọi là con mạt ngứa (itch mite). Con cái có kích thước từ 0,3-0,5mm. Cái ghẻ xâm nhập vào đường biểu bì da đào hầm và đẻ trứng. Chúng đẻ từ 2-3 trứng/ngày và đẻ liên tục trong 4-6 tuần liền. Ghẻ đực chết ngay sau khi hoàn thành nghĩa vụ phối giống và ghẻ cái cũng chết sau khi đã đẻ hết số trứng của mình. Trứng nở thành ấu trùng và phát triển thành con trưởng thành chỉ trong vòng 3-4 ngày.

Quá trình lây ghẻ
Con cái ghẻ thường bò lên da về ban đêm cho nên hay lây lan cho những người dùng chung chăn chiếu, nằm chung giường, mặc chung quần áo, chung khăn tắm. Ghẻ cũng có thể lây lan gián tiếp qua đồ dùng, đồ chơi trẻ em, quần áo hay trực tiếp qua bắt tay... Chính vì vậy, mà bệnh ghẻ được xếp vào nhóm bệnh lây truyền qua đường tình dục. Cái ghẻ có thể sống ngoài cơ thể được 2-4 ngày. Cái ghẻ sẽ chết sau khi rời vật chủ 4 ngày.
Thời kỳ ủ bệnh thay đổi từ 2 - 40 ngày, trung bình từ 10-15 ngày. Lúc đầu trẻ sẽ thấy ngứa ở các kẽ, như kẽ ngón tay, rãnh quy đầu, kẽ mông,... Ngứa lan dần nhanh chóng ra toàn thân và ngứa nhiều về ban đêm.
Trẻ em hay cả người lớn bị nhiễm ký sinh trùng ghẻ lần đầu tiên trong vòng 2 tuần đầu hoàn toàn chưa có biểu hiện ngứa mặc dù ngứa ghẻ được so sánh với đau đẻ và đòn ghen. Nhưng do có thể mới bị ghẻ xâm nhập nên chưa có sự phản ứng lại (hay là sự nhạy cảm) nên chưa thấy ngứa, điều đó lý giải tại sao một số bệnh nhân có tổn thương ghẻ thực sự mà hoàn toàn chưa thấy ngứa. Những người bị tái nhiễm ghẻ thì xuất hiện ngứa dữ dội ngay từ khi cái ghẻ xâm nhập vào da.

Chẩn đoán ghẻ
Việc chẩn đoán ghẻ rất dễ, ai đó từng bị ghẻ đều có thể nhận ra được, nhưng đôi khi cũng bị nhầm lẫn tại các phòng khám chuyên khoa vì ghẻ lâu ngày tạo thành eczema hóa hoặc bội nhiễm hoặc ghẻ vảy. Chẩn đoán dựa vào triệu chứng bệnh ngứa nhiều về ban đêm, ngứa tăng khi trời nóng, lao động, thể thao. Mụn nước ở vị trí đặc hiệu, kẽ ngón tay, lằn chỉ cổ tay, nếp gấp bàn tay, vùng thắt lưng, cạp quần, bẹn, đùi, sinh dục, nách, núm vú ở phụ nữ. Điều đặc biệt là ghẻ không thấy ở mặt, đầu và 1/3 trên lưng. Đối với trẻ em dưới 2 tuổi có thể bị ghẻ toàn thân. Có thể dùng kính lúp soi bắt được cái ghẻ nằm ở cuối đường hầm trong da.
Ghẻ vảy còn gọi là ghẻ Nauy (Norwegian scabies). Khác với ghẻ thông thường, thương tổn ghẻ không phải là mụn nước mà là đám vảy tiết lẫn vảy da dày giống như bệnh vảy nến. Tổn thương cả ở dưới móng, mặt và đầu. Điều đặc biệt là triệu chứng ngứa rất nhẹ nhưng lại rất nhiều cái ghẻ nằm trong đám vảy tiết. Ghẻ vảy rất hiếm gặp, chỉ thấy ở những người có miễn dịch kém như: bệnh nhân AIDS, hội chứng Down, người bệnh tâm thần phân liệt, phạm nhân…
Điều trị ghẻ bằng cách nào?
Điều trị bệnh ghẻ tương đối dễ dàng, chỉ cần diệt hết cái ghẻ và phòng tránh không bị tái nhiễm. Hầu hết những phương pháp điều trị đều cho đáp ứng tốt, bệnh có thể khỏi hoàn toàn nhưng đôi khi cũng cần điều trị đợt hai cách một thời gian sau đó khoảng từ 2 - 7 ngày.
Nguyên tắc
- Phát hiện sớm, điều trị sớm khi chư­a có biến chứng
- Điều trị tất cả những ng­ười bị ghẻ sống chung cùng một lúc
- Điều trị kết hợp với phòng bệnh chống lây lan. Cách ly ngư­ời bệnh, giặt luộc, là, phơi nắng quần áo, chăn màn, đồ dùng. Không dùng chung quần áo, ngủ chung.
Dùng thuốc
Đông y thường dùng lá cây ba gạc, lá đào đun nước tắm, nhựa cây máu chó bôi tại chỗ, tắm nước muối, tắm biển...
Tây y có thể dùng một trong những loại thuốc sau:
- D.E.P (dietyl phtalat) là thuốc chống muỗi, vắt đốt nhưng có tác dụng diệt cái ghẻ nhanh và rẻ tiền, ít độc tính. Bôi ngày 2-3 lần. Thuốc không nên dùng cho trẻ nhũ nhi và không bôi vào bộ phận sinh dục.
- Benzyl benzoat (ascabiol, scabitox, zylate) là thuốc rất tốt, độ an toàn cao. Bôi, xịt ngày 2 lần cách nhau 15 phút. 24 giờ sau tắm gội và giặt quần áo.
- Eurax (crotamintan) 10%, thuốc bôi có tác dụng chống ngứa và diệt cái ghẻ. Cứ 6-10 giờ bôi 1 lần thuốc, an toàn, có thể bôi được ở bộ phận sinh dục và dùng được cho trẻ nhũ nhi.
- Permethrin cream 5% (elimite) là thuốc chữa ghẻ ít độc tính nhất, có thể dùng cho trẻ em và phụ nữ có thai.
- Lindane (gamma-benzen hexachlorid, kwell) xịt thuốc vào toàn bộ da từ cổ xuống chân. Sau 8-12 giờ tắm rửa thay quần áo, xịt thuốc 2 lần/tuần, thuốc chữa ghẻ nhanh nhưng độc với thần kinh nên không dùng cho trẻ nhỏ và phụ nữ có thai.
Đối với ghẻ vảy, ngoài thuốc bôi tại chỗ còn phải uống thuốc ivermactin, là thuốc được dùng để điều trị giun chỉ nhưng lại rất hiệu quả và an toàn trong điều trị ghẻ, đặc biệt là ghẻ vảy. Liều lượng 20mg/kgcân nặng/1 lần, nhắc lại sau 1-2 tuần. Uống thuốc vào lúc đói.
Lưu ý
Khi điều trị ghẻ phải điều trị cho cả những người sống chung trong gia đình và các nguồn lây khác bên ngoài (ví dụ như các bạn học cùng lớp), tẩy uế quần áo, ga gối.
Hơn nữa, trước khi dùng thuốc bôi hay thuốc uống cho trẻ, cần đưa trẻ đi khám để bác sĩ chẩn đoán tránh nhầm lẫn bệnh ghẻ với các bệnh khác và xin lời khuyên hợp lý trong việc lựa chọn thuốc.
Phòng bệnh ghẻ cho con
- Giữ vệ sinh da cho bé, sử dụng các loại xà bông diệt khuẩn thông dụng để phòng ngừa bệnh ghẻ.
- Cắt ngắn móng tay, chân cho bé thường xuyên để loại bỏ ổ chứa vi khuẩn.
- Trong các trường mẫu giáo, nhà trẻ, trường tiểu học, khi phát hiện có trẻ bị ghẻ, các thầy cô có các biện pháp cách ly và không cho trẻ dùng chung chăn chiếu, đồ chơi để tránh ghẻ lây lan sang các trẻ khỏe mạnh khác.
- See more at: http://phongkhamnamchau.com/benh-ghe/ghe-ngua-o-be.html#sthash.lA9VeSGq.dpuf

Thứ Bảy, 28 tháng 9, 2013

Hỏi: Con tôi năm nay 3 tuổi, xuất hiện nhiều mụn nước ở rốn, kẻ ngón tay và bộ phận sinh dục, kèm theo rất ngứa vì thấy cháu gãi nhiều, nhất là về đêm, đi khám bác sĩ chẩn đoán là ghẻ ngứa, nhưng điều trị vẫn chưa khỏi, nghe nói bệnh rất lây. Vậy tôi xin hỏi điều trị và phòng lây nhiễm bệnh ghẻ ngứa như thế nào? Rất mong được bác sĩ giúp đỡ

 
Trịnh Tuyết Lan  (Lâm Đồng)
 
 

 
Trả lời: Ngày nay, ghẻ ngứa vẫn còn là bệnh lây lan trong gia đình và cộng đồng, bệnh do con cái ghẻ gây nên, có tên khoa học là Sarcoptes scabiei, bệnh lây truyền chủ yếu do tiếp xúc trực tiếp da - da, qua vật dụng dùng chung như: quần áo, chăn mền... Bệnh khởi đầu bằng triệu chứng chính là ngứa, ban ngày ngứa ít và ngứa rất dữ dội về đêm, khiến cho bệnh nhân mất ngũ. Sau ngứa thì xuất hiện các mụn nước nằm rải rác, có màu trắng đục, ở vùng da non, con cái ghẻ đào hầm dưới da, là một đường rất nhuyễn, cong khúc khuỷu, màu xám hay đen do màu của phân con cái ghẻ tạo nên, kích thước khoảng vài mm, hơi nổi cộm dưới da, nhìn kỹ cũng thấy bằng mắt thường. Vị trí thường ở nếp kẻ tay, mặt bên các ngón, mặt trước cẳng tay, cùi chỏ, nách, quầng vú, quanh rốn, bộ phận sinh dục, mông, đùi, háng. Ở trẻ em thường ở lòng bàn tay, kẻ các ngón tay, lòng bàn chân, bộ phận sinh dục, mông, da đầu. Ngoài các triệu chứng trên còn một số triệu chứng không đặc hiệu như: dấu gãi trầy xước da do các móng tay, vết chàm hóa tạo những mụn nước tụ lại thành mảng. Nếu không điều trị kịp thời bệnh sẽ tồn tại lâu dài, bệnh có thể tái phát sau 25 ngày sau khi lành bệnh.
 
Về điều trị, bệnh được điều trị cho cả bệnh nhân và người tiếp xúc, thuốc thường chọn là benzoate de benzyl 10%. Cách điều trị thường không giống nhau, một số tác giả khuyên thoa khắp người trừ mặt, đầu một lần duy nhất, để trong 24 giờ sau tắm và thay quần áo, trường phái khác thì thoa 2 lần cách nhau 24 giờ, thuốc hiệu quả 90 - 95%. Hoặc dùng elenotol scabecid với tên thương mại là lindane, thuốc được thoa một lần duy nhất để 12 giờ rồi tắm. Đối với trẻ em nếu dùng benzoate de benzyl thì không để quá 12 giờ hoặc sử dụng lindane thì không để quá 6 giờ. Ở trẻ sơ sinh đề phòng ngộ độc thần kinh bởi benzoate, thoa 1 lần duy nhất để không quá 6 giờ rồi tắm, đối với lindane thì để không quá 4 giờ và chỉ thoa 1 lần duy nhất. Ngoài các thuốc trên, đối trẻ sơ sinh có thể dùng spregal (pyrethrine) phun lên thân mình để 12 giờ, không gây dị ứng, không độc nhưng kém hiệu quả hơn benzoate, dùng tốt cho trẻ sơ sinh. Ngoài thuốc đặc trị, cũng cần điều trị ngứa do ghẻ, dùng eurax crème thoa và uống antihistamine.
 
Về phòng bệnh tốt nhất là tránh tiếp xúc với nguồn bệnh, như với người đang mắc bệnh, không ngủ chung, không dùng chung quần, áo, chăn màng. Vệ sinh cá nhân hàng ngày với xà phòng, đặc biệt là ở các nếp như: kẻ các ngón tay, bẹn, rốn… Nếu trong gia đình hay tập thể có người bệnh cần điều trị dứt điểm để tránh lây lan, hấp quần áo ở nhiệt độ 600C ít nhất từ 5 - 10 phút.
 
Nếu bạn không yên tâm tự chữa ở nhà, để nhanh chóng điều trị khỏi bệnh nhất bạn có thể đưa cháu đến phòng khám đa khoa Năm Châu để điều trị, hoặc liên lạc với chúng tôi theo số điện thoại: 0439 630 666
- See more at: http://phongkhamnamchau.com/benh-ghe/dieu-tri-ghe-ngua-o-tre-em.html#sthash.BYgMwQek.dpuf

Phòng tránh bệnh ghẻ
Hỏi: Chúng tôi là công nhân ở tập thể, gần đây nhiều người bị ghẻ. Tôi rất lo bị lây bệnh. Xin bác sĩ cho biết cách phòng tránh bệnh.
Nguyễn Văn Thực  (Bình Dương)

 

 
Trả lời: Ghẻ là bệnh ngoài da do ký sinh trùng (con ghẻ) Sarcoptes Scabiei homonis gây ra. Con ghẻ đào luống trong biểu bì da để đẻ trứng, gây ngứa về ban đêm, ngứa kéo dài và lây lan nhanh. Tổn thương hay gặp ở kẽ tay, kẽ vú, núm vú, quy đầu, vùng bẹn, mông, gan bàn chân trẻ em.
 
Lâu ngày bệnh có thể gây các biến chứng nhiễm khuẩn như viêm da mủ, viêm nang lông, chốc nhọt. Ghẻ ở bộ phận sinh dục dễ viêm mủ hay hình thành vết loét dạng săng, giống như săng giang mai. Chữa bệnh có thể dùng một trong các thuốc như sau: DEP bôi lên vết ghẻ 2 lần/ngày vào buổi sáng và buổi tối. Eurax bôi một lần vào buổi tối.
 
Trường hợp nhiễm khuẩn dùng dung dịch milian hay eosin phối hợp các thuốc bôi ngoài da và kháng sinh uống. Nếu bị bội nhiễm thì dùng kháng sinh. Khi bị bệnh, bạn nên đi khám để được chẩn đoán và điều trị đúng. Phòng bệnh bằng cách giữ vệ sinh: tắm hằng ngày, thay quần áo và luộc kỹ bằng nước sôi. Tập thể có nhiều người bị ghẻ thì phải điều trị đồng thời để tất cả người bệnh để tránh lây lan bệnh.
- See more at: http://phongkhamnamchau.com/benh-ghe/phong-tranh-benh-ghe.html#sthash.3YAc1akB.dpuf

Thứ Sáu, 27 tháng 9, 2013

Cỏ nến chữa ghẻ ngứa
Cỏ nến còn có tên gọi là bồn bồn, hương bồ thảo, thủy hương. Cây cao 1-3m. Lá mọc từ gốc, hẹp, hình dải giống như lá lúa, xếp thành 2 dãy đứng quanh thân. Hoa đơn tính, thành bông dày, đặc, hình trụ, bông đực có lông màu nâu đậm, có răng ở chóp; bông cái màu nâu nhạt, có lông nhiều.

 

 
Vị thuốc thông dụng nhất từ cây cỏ nến là phấn hoa lấy từ hoa đực. Khi hoa nở, nhị bắt đầu nứt, cắt lấy những bông đực, đem về phơi khô, rồi lăn và xoa nhẹ cho hạt phấn rơi ra (thường hứng qua rây để loại bỏ tạp chất). Thường sấy khô làm thuốc. Dược liệu cỏ nến được dùng trong y học cổ truyền với tên thuốc là bồ hoàng. Theo Đông y, bồ hoàng có vị ngọt, tính bình, vào 3 kinh can, tỳ và tâm bào, có tác dụng hoạt huyết, chữa hành kinh đau bụng, ghẻ ngứa...
 
 
Chữa đau bụng khi hành kinh, kinh nguyệt không đều: Bồ hoàng và lá lốt, mỗi vị 50g. Bồ hoàng sao vàng, lá lốt tẩm muối sao và tán mịn. Trộn đều 2 thứ trên, luyện với mật thành viên bằng hạt đỗ. Trước mỗi kỳ kinh khoảng một tuần, mỗi ngày uống 2 lần vào sáng sớm và buổi tối trước khi đi ngủ, mỗi lần uống 1 viên, uống bằng nước sôi còn ấm. Uống liên tục trong 5 ngày.
 
 
Trị ho do viêm họng: Bồ hoàng 5g, cao ban long 4g, cam thảo 2g. Tất cả sắc với 200ml nước còn 50ml, uống trong ngày. Nên uống khi thuốc còn ấm. Uống trong 3-5 ngày.
 
Trị ghẻ ngứa: 25g bồ hoàng sao đen rắc vào chỗ ghẻ ngứa. Ngày làm 1 - 2 lần. Thực hiện đến khi vết ghẻ giảm ngứa, không lở loét.
- See more at: http://phongkhamnamchau.com/benh-ghe/co-nen-chua-ghe-ngua.html#sthash.8iJfBdYE.dpuf

Thuốc trị bệnh ghẻ
Bệnh ghẻ là một bệnh do ký sinh trùng gây nên hay gặp trong môi trường nóng ẩm. Căn nguyên gây bệnh là một loại ký sinh trùng có tên là Sarcoptes Scabiei. Con cái có kích thước từ 0,3 - 0,5mm. Cái ghẻ xâm nhập vào đường biểu bì da đào hầm và đẻ trứng. Trứng nở thành ấu trùng và phát triển thành con trưởng thành chỉ trong vòng 3-4 ngày.

 
Triệu chứng của ghẻ là ngứa. Tuy nhiên, đối với người bị nhiễm ký sinh trùng ghẻ lần đầu tiên trong vòng 2 tuần đầu hoàn toàn chưa có biểu hiện ngứa. Điều này giải thích tại sao một số bệnh nhân có tổn thương ghẻ thực sự mà lại không ngứa. Đối với người bị tái nhiễm ghẻ thì xuất hiện ngứa dữ dội ngay từ khi cái ghẻ xâm nhập vào da.
 

 
Việc chẩn đoán ghẻ rất dễ, dựa vào triệu chứng bệnh ngứa nhiều về đêm, ngứa tăng khi trời nóng, lao động, thể thao. Mụn nước ở vị trí đặc hiệu, kẽ ngón tay, lằn chỉ cổ tay, nếp gấp bàn tay, vùng thắt lưng, cạp quần, bẹn đùi, sinh dục, nách, núm vú ở phụ nữ. Điều đặc biệt là ghẻ không thấy ở mặt, đầu và 1/3 trên lưng. Đối với trẻ em dưới 2 tuổi, ghẻ có thể bị toàn thân. Có thể dùng kính lúp soi bắt được cái ghẻ nằm ở cuối đường hầm trong da.
 
Thuốc chữa ghẻ có nhiều loại:
 
Đông y: Thường dùng lá cây ba gạc, lá đào đun nước tắm, nhựa cây máu chó bôi tại chỗ, tắm nước muối, tắm biển…
 
Tây y: Có thể dùng một trong những loại thuốc sau:
 
 - D.E.P.(dietyl phtalat) là thuốc chống muỗi vắt đốt nhưng có tác dụng diệt cái ghẻ nhanh và rẻ tiền, ít độc tính. Bôi ngày 2-3 lần. Thuốc không nên dùng cho trẻ nhũ nhi và không bôi vào bộ phận sinh dục.
 
- Benzyl benzoat (ascabiol, scabitox, zylate) là thuốc rất tốt, độ an toàn cao. Bôi hoặc xịt ngày 2 lần cách nhau 15 phút. 24 giờ sau tắm gội giặt quần áo.
 
- Eurax (crotamintan) 10% thuốc bôi có tác dụng chống ngứa và diệt cái ghẻ. Cứ 6 - 10 giờ bôi 1 lần. Thuốc an toàn có thể bôi vào bộ phận sinh dục và dùng cho trẻ nhũ nhi.
 
- Permethrin cream 5% (elimite) là thuốc chữa ghẻ ít độc tính nhất có thể dùng cho trẻ em và phụ nữ có thai.
 
- Lindane (gamma - benzen hexachlorid, kwell) xịt thuốc vào toàn bộ da từ cổ xuống chân. Sau 8 -12 giờ tắm rửa thay quần áo, xịt thuốc 2 lần/tuần. Đây là thuốc chữa ghẻ nhanh nhưng độc với thần kinh nên không dùng cho trẻ nhỏ và phụ nữ có thai.
 
Lưu ý: Khi điều trị ghẻ phải điều trị cho cả những người sống chung trong gia đình hoặc trong cùng đơn vị, ký túc xá sinh viên, tẩy uế quần áo, ga gối. Mùa hè nên phơi quần áo, ga, gối 3 - 4 nắng. Quần áo giặt để 1 tuần sau mặc lại.
- See more at: http://phongkhamnamchau.com/benh-ghe/thuoc-tri-benh-ghe.html#sthash.HlTgwX7I.dpuf

Thứ Năm, 26 tháng 9, 2013

Nhiều người vẫn quan niệm da xấu và nổi mụn là do gan bị yếu, bị nóng… nên tăng cường sử dụng những bài thuốc giải nhiệt, mát gan. Nhưng thực chất thì gan có phải là nguyên nhân gây ra tình trạng này không?





Bác sĩ của Phòng Khám Đa Khoa Năm Châu đã có một cuộc nói chuyện xung quanh vấn đề này:

Thưa bác sĩ, làn da không mịn màng và hay nổi mụn là nỗi lo của nhiều chị em, xin hỏi bác sĩ nguyên nhân là do đâu ạ?

Bình thường, tuyến bã nhờn – một loại tuyến tiết trong cơ thể, tiết ra chất bã nhờn có tác dụng làm trơn bề mặt da. Vì một nguyên nhân nào đó khiến miệng tuyến bã bị tắc nghẽn, hoặc tuyến bã nhờn bài tiết quá mức làm cho các chất tiết không được bài tiết kịp mà tích tụ tại lỗ chân lông sẽ gây ra hiện tượng viêm nang lông tuyến bã. Nếu cộng thêm tác động của vi khuẩn có sẵn trong nang lông tuyến bã, hoặc kèm theo bội nhiễm của một số vi khuẩn có thể gây nên tình trạng mụn mủ, mụn bọc với biểu hiện sưng, nóng đỏ đau. Trường hợp không bị nhiễm trùng sẽ tạo thành mụn đầu trắng, bị bịt kín. Khi mụn đầu trắng bị hở ra bên ngoài và gặp hiện tượng oxy hóa thì phần ngoài của nhân mụn sẽ trở thành màu đen, nên gọi là mụn đầu đen. Khi bị mụn nếu không được chữa trị đúng làn da sẽ bị di chứng của mụn để lại đó là các vết rỗ, sẹo hay hiện tượng thâm nám….

Do vậy ở lứa tuổi dậy thì, giai đọan cơ thể tiết ra Testosteron, một loại hóc môn sinh dục sẽ thúc đẩy sự hoạt động quá mức của các tuyến bã, sản sinh ra một lượng lớn chất nhờn dưới da dễ sinh ra mụn.

Gan nóng gây mụn trứng cá?

Tình trạng “gan nóng” có thể chỉ là một khía cạnh nhỏ gây nên mụn trứng cá, chứ không thể coi là nguyên nhân gây nên mụn trứng cá.

Còn ở lứa tuổi sau 30 da xấu hay nổi mụn là do da đã không được chăm sóc tốt, cụ thể bạn đã làm tổn thương da như không giữ vệ sinh da đúng cách, thói quen nặn mụn, sử dụng mỹ phẩm không phù hợp, các tác nhân bên ngoài như ánh nắng mặt trời, khói bụi, ô nhiễm. Ngoài ra một số yếu tố khác như: yếu tố thần kinh (stress, mất ngủ…), rối loạn tiêu hoá (táo bón), ăn đồ cay nóng, uống rượu bia nhiều cũng tác hại lớn đến da

Trong những nguyên nhân gây nổi mụn mà bác sĩ vừa nêu không thấy yếu tố nóng gan như nhiều người vẫn nghĩ, như vậy là gan không liên quan gì đến tình trạng nổi mụn?

Ai cũng biết một trong những nhiệm vụ chính của gan là sản xuất mật dùng để tiêu giảm chất độc hại ra khỏi cơ thể và giúp tiêu hóa. Do vậy gan khỏe mạnh cũng góp phần cho việc có một làn da đẹp, mịn màng hơn. Tình trạng “gan nóng” có thể chỉ là một khía cạnh nhỏ gây nên mụn trứng cá, chứ không thể coi là nguyên nhân gây nên mụn trứng cá.

Nhưng còn tình trạng bị dị ứng, nổi mẩn, ngứa thì có phải do gan không thưa bác sĩ?

Ở các trường hợp da bị dị ứng, nổi mẩn ngứa có thể do một số nguyên nhân như sau:

- Da tiếp xúc với một số yếu tố gây dị ứng như mỹ phẩm, hóa chất, thuốc nhuộm tóc, trang sức….

- Ăn, uống với chất hay gây dị ứng ở một số người như tôm, cua, ốc, mắm tôm…

- Dị ứng với thuốc uống.

- Thời tiết thay đổi cũng có thể là nguyên nhân gây dị ứng..

- Bệnh giun sán: Khi mắc bệnh giun, sán thì ngoài rối loạn tiêu hóa có thể có triệu chứng ngứa và nổi mẩn ngoài da.

Vậy ngay cả tình trạng da hay bị các mẩn đỏ, ngứa… cũng không phải xuất phát từ nguyên nhân do gan như mọi người vẫn thường nghĩ. Dấu hiệu bị bệnh ở gan thường thể hiện ở làn da chủ yếu là tình trạng vàng da có thể kèm theo ngứa.

Việc sử dụng các lọai thuốc mát gan giải độc, ở chừng mực nào đó có thể góp phần làm da khỏe mạnh hơn. Tuy nhiên không thể dùng để điều trị khi da bị mụn, thâm, nám…

Gan khỏe mạnh thì giúp da đẹp hơn, nhưng các nguyên nhân làm da xấu lại không xuất phát từ việc gan yếu hay nóng. Vậy việc điều trị mụn hay thâm nám bằng cách uống các lọai thuốc mát gan, giải độc có đem lại kết quả gì cho làn da không thưa bác sĩ?

Việc sử dụng các lọai thuốc mát gan giải độc, ở chừng mực nào đó có thể góp phần làm da khỏe mạnh hơn. Tuy nhiên không thể dùng để điều trị khi da bị mụn, thâm, nám… Ở những trường hợp này cần có thuốc điều trị, cũng như các phương pháp khác trong chuyên khoa da liễu..

Thế nhưng do hiểu sai về nguyên nhân gây bệnh cho da mà nhiều người tăng cường sử dụng thuốc bổ, thảo dược làm mát gan, như vậy liệu có hại gì không thưa bác sĩ?

Bất cứ một loại thuốc gì, cho dù là thuốc bổ hay các loại thảo dược đi nữa cũng cần được sử dụng với một liều lượng hợp lý, ngay cả các lọai thuốc bổ, mát gan cũng không phải là trường hợp ngoại lệ. Người ta chỉ cần lợi mật khi mật không tiết ra được, nhuận gan khi gan có vấn đề. Nếu gan của bạn đang khỏe mạnh, bạn lại lạm dụng dùng thuốc nghĩa là bắt gan và mật không có nhu cầu tiết cũng phải tiết dẫn tới phải làm việc nhiều hơn, dễ bị tổn thương, mất cân bằng sinh bệnh.

Trên đây là những giới thiệu cơ bản của các chuyên gia phòng khám đa khoa Năm Châu. Nếu bạn vẫn còn những thắc mắc có thể nhận tư vấn trực tiếp với các chuyên gia của chúng tôi. Ngoài ra, nếu bạn đang có nhu cầu trị căn bệnh này nhanh chóng, hiệu quả, bạn có thể đăng ký qua mạng để được miễn phí đăng ký và được ưu tiên sắp xếp bác sĩ khám bệnh. Bạn cũng có thể gọi điện đến đường dây nóng: 0439 630 666 hoặc nhận tư vấn online. Chúng tôi luôn sẵn sàng đồng lòng cùng bạn và người thân chăm sóc sức khỏe.
- See more at: http://phongkhamnamchau.com/mun-trung-ca/gan-nong-gay-mun-trung-ca.html#sthash.SGTvqsWu.dpuf

Da mụn là làn da tương đối nhạy cảm và yếu ớt. Để chăm sóc làn da bị mụn cần phải xem xét nhiều khía cạnh, nguyên nhân dẫn đến vì sao làn da lại bị mụn, từ đó chúng ta mới có phương án chăm sóc thích hợp.




Trên hết, làn da mụn thường kén chọn các loại mỹ phẩm, các dung dịch chăm sóc da hoặc các loại mặt nạ cho da mặt thông thường.

“Nguyên nhân da bị mụn”

Làn da mụn thường là da dầu, lượng dầu tiết ra nhiều gây bít lỗ chân lông, từ đó sinh ra mụn.Bên cạnh đó, cơ thể không cung cấp đủ dưỡng chất cho da cũng khiến da kém khỏe mạnh, cũng dễ dàng nổi mụn. Các chất cồn, chất béo, chất đường nếu hấp thụ nhiều quá sẽ khiến da sạm màu, xuất hiện các nốt đồi mồi, xuất hiện mụn. Cũng cần hạn chế ăn nhiều các gia vị cay và nóng, vì các gia vị này sẽ hút mất chất ẩm của làn da, làm da trở nên thô ráp, gây nóng cơ thể và dễ sản sinh ra mụn. Trên đây là những nguyên nhân chính gây mụn, tất cả nguyên do có thể đến từ chính thói quen ăn uống trong cuộc sống hằng ngày của chúng ta.

Một thói quen nguy hiểm gây ra mụn của nhiều người, chính là do việc đi ngoài đường, gương mặt bám đầy bụi bẩn mà không có khẩu trang bảo vệ và không rửa mặt sạch ngay sau đó. Các chất bẩn tích tụ trên da rất dễ dàng hình thành mụn.

“Cách trị mụn nhanh và hiệu quả”

Để chăm sóc làn da bị mụn hiệu quả, cần tuân thủ đúng những nguyên tắc cơ bản sau:

- Luôn rửa mặt sạch sau khi đi bên ngoài và trước khi ngủ bằng dung dịch rửa mặt chứa chất diệt khuẩn.
- Xông hơi da mặt một tuần ít nhất 1 lần để lỗ chân lông được thoải mái, không bị bít gây mụn.

- Không nặn mụn bằng tay, có thể đến bác sỹ hoặc đợi một thời gian cho mụn lặn. Nặn mụn có nguy cơ gây rổ mặt và để lại vết thâm.

- Ăn nhiều bắp cải, cà rốt, cà tím, rau diếp cá vì các loại này chứa nhiều vitamin A và kẽm, tăng sức đề kháng, diệt khuẩn rất tốt cho làn da.

- Nên sử dụng các loại mỹ phẩm chuyên chăm sóc làn da mụn

- Thoa kem dưỡng ở mức hạn chế, chỉ cần một lớp mỏng tránh da bị kích ứng do da đang bị mụn.

- Làm mặt nạ dưỡng da từ các loại thảo dược có chức năng làm mát da và trị mụn như trà xanh, rong biển…

- Luôn làm mát cơ thể bằng nước, thảo dược, trái cây để giảm tối đa nguy cơ mụn xuất hiện nhiều

Trên đây là những giới thiệu cơ bản của các chuyên gia phòng khám đa khoa Năm Châu. Nếu bạn vẫn còn những thắc mắc có thể nhận tư vấn trực tiếp với các chuyên gia của chúng tôi. Ngoài ra, nếu bạn đang có nhu cầu trị căn bệnh này nhanh chóng, hiệu quả, bạn có thể đăng ký qua mạng để được miễn phí đăng ký và được ưu tiên sắp xếp bác sĩ khám bệnh. Bạn cũng có thể gọi điện đến đường dây nóng: 0439 630 666 hoặc nhận tư vấn online. Chúng tôi luôn sẵn sàng đồng lòng cùng bạn và người thân chăm sóc sức khỏe.

Thứ Tư, 25 tháng 9, 2013

Da mụn là làn da tương đối nhạy cảm và yếu ớt. Để chăm sóc làn da bị mụn cần phải xem xét nhiều khía cạnh, nguyên nhân dẫn đến vì sao làn da lại bị mụn, từ đó chúng ta mới có phương án chăm sóc thích hợp.




Trên hết, làn da mụn thường kén chọn các loại mỹ phẩm, các dung dịch chăm sóc da hoặc các loại mặt nạ cho da mặt thông thường.

“Nguyên nhân da bị mụn”

Làn da mụn thường là da dầu, lượng dầu tiết ra nhiều gây bít lỗ chân lông, từ đó sinh ra mụn.Bên cạnh đó, cơ thể không cung cấp đủ dưỡng chất cho da cũng khiến da kém khỏe mạnh, cũng dễ dàng nổi mụn. Các chất cồn, chất béo, chất đường nếu hấp thụ nhiều quá sẽ khiến da sạm màu, xuất hiện các nốt đồi mồi, xuất hiện mụn. Cũng cần hạn chế ăn nhiều các gia vị cay và nóng, vì các gia vị này sẽ hút mất chất ẩm của làn da, làm da trở nên thô ráp, gây nóng cơ thể và dễ sản sinh ra mụn. Trên đây là những nguyên nhân chính gây mụn, tất cả nguyên do có thể đến từ chính thói quen ăn uống trong cuộc sống hằng ngày của chúng ta.

Một thói quen nguy hiểm gây ra mụn của nhiều người, chính là do việc đi ngoài đường, gương mặt bám đầy bụi bẩn mà không có khẩu trang bảo vệ và không rửa mặt sạch ngay sau đó. Các chất bẩn tích tụ trên da rất dễ dàng hình thành mụn.

“Cách trị mụn nhanh và hiệu quả”

Để chăm sóc làn da bị mụn hiệu quả, cần tuân thủ đúng những nguyên tắc cơ bản sau:

- Luôn rửa mặt sạch sau khi đi bên ngoài và trước khi ngủ bằng dung dịch rửa mặt chứa chất diệt khuẩn.
- Xông hơi da mặt một tuần ít nhất 1 lần để lỗ chân lông được thoải mái, không bị bít gây mụn.

- Không nặn mụn bằng tay, có thể đến bác sỹ hoặc đợi một thời gian cho mụn lặn. Nặn mụn có nguy cơ gây rổ mặt và để lại vết thâm.

- Ăn nhiều bắp cải, cà rốt, cà tím, rau diếp cá vì các loại này chứa nhiều vitamin A và kẽm, tăng sức đề kháng, diệt khuẩn rất tốt cho làn da.

- Nên sử dụng các loại mỹ phẩm chuyên chăm sóc làn da mụn

- Thoa kem dưỡng ở mức hạn chế, chỉ cần một lớp mỏng tránh da bị kích ứng do da đang bị mụn.

- Làm mặt nạ dưỡng da từ các loại thảo dược có chức năng làm mát da và trị mụn như trà xanh, rong biển…

- Luôn làm mát cơ thể bằng nước, thảo dược, trái cây để giảm tối đa nguy cơ mụn xuất hiện nhiều

Trên đây là những giới thiệu cơ bản của các chuyên gia phòng khám đa khoa Năm Châu. Nếu bạn vẫn còn những thắc mắc có thể nhận tư vấn trực tiếp với các chuyên gia của chúng tôi. Ngoài ra, nếu bạn đang có nhu cầu trị căn bệnh này nhanh chóng, hiệu quả, bạn có thể đăng ký qua mạng để được miễn phí đăng ký và được ưu tiên sắp xếp bác sĩ khám bệnh. Bạn cũng có thể gọi điện đến đường dây nóng: 0439 630 666 hoặc nhận tư vấn online. Chúng tôi luôn sẵn sàng đồng lòng cùng bạn và người thân chăm sóc sức khỏe.

Da mụn là làn da tương đối nhạy cảm và yếu ớt. Để chăm sóc làn da bị mụn cần phải xem xét nhiều khía cạnh, nguyên nhân dẫn đến vì sao làn da lại bị mụn, từ đó chúng ta mới có phương án chăm sóc thích hợp.





Trên hết, làn da mụn thường kén chọn các loại mỹ phẩm, các dung dịch chăm sóc da hoặc các loại mặt nạ cho da mặt thông thường.

“Nguyên nhân da bị mụn”

Làn da mụn thường là da dầu, lượng dầu tiết ra nhiều gây bít lỗ chân lông, từ đó sinh ra mụn.Bên cạnh đó, cơ thể không cung cấp đủ dưỡng chất cho da cũng khiến da kém khỏe mạnh, cũng dễ dàng nổi mụn. Các chất cồn, chất béo, chất đường nếu hấp thụ nhiều quá sẽ khiến da sạm màu, xuất hiện các nốt đồi mồi, xuất hiện mụn. Cũng cần hạn chế ăn nhiều các gia vị cay và nóng, vì các gia vị này sẽ hút mất chất ẩm của làn da, làm da trở nên thô ráp, gây nóng cơ thể và dễ sản sinh ra mụn. Trên đây là những nguyên nhân chính gây mụn, tất cả nguyên do có thể đến từ chính thói quen ăn uống trong cuộc sống hằng ngày của chúng ta.

Một thói quen nguy hiểm gây ra mụn của nhiều người, chính là do việc đi ngoài đường, gương mặt bám đầy bụi bẩn mà không có khẩu trang bảo vệ và không rửa mặt sạch ngay sau đó. Các chất bẩn tích tụ trên da rất dễ dàng hình thành mụn.

“Cách trị mụn nhanh và hiệu quả”

Để chăm sóc làn da bị mụn hiệu quả, cần tuân thủ đúng những nguyên tắc cơ bản sau:

- Luôn rửa mặt sạch sau khi đi bên ngoài và trước khi ngủ bằng dung dịch rửa mặt chứa chất diệt khuẩn.
- Xông hơi da mặt một tuần ít nhất 1 lần để lỗ chân lông được thoải mái, không bị bít gây mụn.

- Không nặn mụn bằng tay, có thể đến bác sỹ hoặc đợi một thời gian cho mụn lặn. Nặn mụn có nguy cơ gây rổ mặt và để lại vết thâm.

- Ăn nhiều bắp cải, cà rốt, cà tím, rau diếp cá vì các loại này chứa nhiều vitamin A và kẽm, tăng sức đề kháng, diệt khuẩn rất tốt cho làn da.

- Nên sử dụng các loại mỹ phẩm chuyên chăm sóc làn da mụn

- Thoa kem dưỡng ở mức hạn chế, chỉ cần một lớp mỏng tránh da bị kích ứng do da đang bị mụn.

- Làm mặt nạ dưỡng da từ các loại thảo dược có chức năng làm mát da và trị mụn như trà xanh, rong biển…

- Luôn làm mát cơ thể bằng nước, thảo dược, trái cây để giảm tối đa nguy cơ mụn xuất hiện nhiều

Trên đây là những giới thiệu cơ bản của các chuyên gia phòng khám đa khoa Năm Châu. Nếu bạn vẫn còn những thắc mắc có thể nhận tư vấn trực tiếp với các chuyên gia của chúng tôi. Ngoài ra, nếu bạn đang có nhu cầu trị căn bệnh này nhanh chóng, hiệu quả, bạn có thể đăng ký qua mạng để được miễn phí đăng ký và được ưu tiên sắp xếp bác sĩ khám bệnh. Bạn cũng có thể gọi điện đến đường dây nóng: 0439 630 666 hoặc nhận tư vấn online. Chúng tôi luôn sẵn sàng đồng lòng cùng bạn và người thân chăm sóc sức khỏe.

Rửa mặt quá ít hay quá nhiều lần, mặc đồ bó sát, ăn nhiều đồ béo hay stress liên tục… là các lý do khiến những cố gắng trị mụn của bạn trở nên vô tác dụng.


 Mụn trứng cá phát triển khi tuyến bã của cơ thể sản xuất quá nhiều chất nhờn. Chất nhờn này kết hợp với tế bào của tuyến bã làm tắc nghẽn các lỗ chân lông. Các yếu tố thúc đẩy phát sinh mụn gồm thực phẩm, sự thay đổi nội tiết (chẳng hạn trước kỳ kinh), căng thẳng thần kinh, tiếp xúc với hóa chất và dùng thuốc (như nhóm Corticoide, thuốc chống lao INH, vitamin B12, viên ngừa thai).





Những nốt mụn trứng cá xuất hiện trên da khiến bạn thấy khó chịu và kém tự tin. Bạn đã thử nhiều cách hay dùng vô số sản phẩm để loại trừ chúng mà không thấy hiệu quả? Theo các bác sĩ phòng khám Năm Châu, có thể do bạn đã mắc một số sai lầm dưới đây:

Chưa tìm đúng sản phẩn trị mụn cho mình. Khi bị mụn, nhiều người cứ nghe mách loại mỹ phẩm nào tốt, sạch mụn là mua về dùng ngay, nhưng chẳng thấy “linh nghiệm”. Và sau đó, họ lại nghĩ rằng không sản phẩm nào hợp với mình cả.

Thực tế, bạn nên đi gặp chuyên gia da liễu để kiểm tra xem da mình thuộc loại gì, phù hợp với sản phẩm như thế nào. Khi đã tìm ra sản phẩm phù hợp, bạn sẽ không mất quá nhiều thời gian để trị sạch mụn.

Nghĩ rằng mụn sẽ tự biến mất nên chẳng làm gì cả: Việc quá để ý đến các nốt nhỏ, rồi suốt ngày nặn, bóp vào nó tất nhiên là chẳng tốt chút nào. Nhưng nếu bạn nghĩ mụn tự mọc rồi cũng sẽ tự lặn và chẳng cần để ý làm gì thì cũng không được. Điều này có thể khiến mụn lan ra và thậm chí nhiễm trùng.

- Không thay đổi chế độ ăn: Theo các nghiên cứu khoa học, chế độ ăn ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng làn da của bạn. Hơn nữa, nhiều người còn rất dễ dị ứng với một số loại thực phẩm nhất định. Vì vậy, khi mặt bị mụn, bạn nên điều chỉnh lại bữa ăn của mình, hạn chế thức ăn nhiều dầu mỡ, và tránh những thực phẩm từng gây dị ứng cho bạn.

- Không có thói quen chăm sóc da thường xuyên: Khi bị mụn, bạn đầu tư rất nhiều thời gian, công sức và cả tiền bạc để chăm sóc da, mong những nốt mụn kia nhanh biến mất. Nhưng khi quá trình này bắt đầu có hiệu quả, làn da trở lại bình thường bạn lại dừng ngay tất cả các việc này lại. Đây không phải là ý kiến hay. Bạn nên duy trì thói quen chăm sóc da, thậm chí ngay cả khi khuôn mặt bạn hoàn toàn không còn mụn.

- Không rửa mặt thường xuyên hoặc rửa mặt quá nhiều lần: Rửa mặt sạch là bước đầu tiên để chăm sóc cho làn da của bạn được khỏe mạnh. Nếu bạn lười rửa, làn da không được sạch, thoáng sẽ là điều kiện tốt cho mụn sinh sôi. Tuy nhiên, bạn cũng không nên rửa mặt quá nhiều lần. Làm sạch da mặt một lần vào buổi sáng và một lần vào buổi tối là đủ.

- Dùng sai loại sữa rửa mặt. Nhiều người bị mụn dùng loại sữa rửa mặt khiến da của họ khô đi và nghĩ như thế sẽ hạn chế được mụn. Một số khác lại dùng loại sữa rửa mặt không làm da sạch thật sự hoặc chúng sinh nhờn thêm. Cả hai cách trên đều không tốt cho da và chỉ tạo cơ hội cho mụn phát triển.

- Stress liên tục. Hãy hít thở sâu và thư giãn. Đó là cách tốt để giảm căng thẳng và áp lực cho cuộc sống hằng ngày của bạn và cũng giúp làn da của bạn đẹp hơn.

- Mặc quần áo quá chật. Những bộ đồ bó sát có thể sẽ khiến bạn trông hấp dẫn hơn nhưng lại không tốt cho làn da bị mụn của bạn. Quần áo chật sẽ tạo ra hơi ẩm và sức nóng bên trong và chính điều này sẽ kích thích làn da của bạn. Bạn nên mặc những bộ đồ thoải mái và sạch sẽ để da được thở.

Trên đây là những giới thiệu cơ bản của các chuyên gia phòng khám đa khoa Năm Châu. Nếu bạn vẫn còn những thắc mắc có thể nhận tư vấn trực tiếp với các chuyên gia của chúng tôi. Ngoài ra, nếu bạn đang có nhu cầu trị căn bệnh này nhanh chóng, hiệu quả, bạn có thể đăng ký qua mạng để được miễn phí đăng ký và được ưu tiên sắp xếp bác sĩ khám bệnh. Bạn cũng có thể gọi điện đến đường dây nóng: 0439 630 666 hoặc nhận tư vấn online. Chúng tôi luôn sẵn sàng đồng lòng cùng bạn và người thân chăm sóc sức khỏe.
- See more at: http://phongkhamnamchau.com/mun-trung-ca/nhung-ly-do-khien-da-ban-khong-het-mun.html#sthash.bx6HGMQJ.dpuf

Thứ Ba, 24 tháng 9, 2013

Nguy hiểm, tổn thương da và làm tình trạng mụn thêm nặng nề là những gì bạn có thể gặp phải khi áp dụng những cách trị mụn đầu đen sai lầm.
 
Mụn đầu đen thường xuất hiện ở tuổi trưởng thành, nằm sâu dưới lỗ chân lông và là một trong những nguyên nhân khiến da xám xịt.


  


Nguyên nhân gây ra bệnh đầu đen rất đa dạng, trong đó nguyên nhân chính là do hiện tượng tiết dầu quá nhiều trên da. Vì thế, mụn đầu đen thường xuất hiện ở những bạn da nhiều dầu, da nhờn, hoặc ở những vị trí tiết nhiều dầu như vùng mũi và hai bên mũi. Dầu tiết ra nhiều, kết hợp với chất bã và vi khuẩn gây nên hiện tượng bít nang lông, tạo điều kiện cho mụn đầu đen phát triển và trở nên cực kỳ khó khăn để tìm ra cách trị mụn đầu đen hiệu quả.


Mụn đầu đen là mối lo ngại của nhiều chị em phụ nữ


Bên cạnh đó, mụn đầu đen còn hình thành vì những nguyên nhân sau:
  
- Trang điểm nhiều: Việc trang diểm nhiều mà không có cách tẩy trang nhẹ nhàng làm sạch da, và không có những biện pháp chăm sóc cung cấp dưỡng chất cần thiết cho da thì sẽ là tắc lỗ chân lông, gây ra mụn đầu đen và cả những loại mụn khác.


Trang điểm quá nhiều làm tắc lỗ chân lông gây mụn
  
- Việc căng thẳng và stress thường xuyên cũng khiến tuyến mồ hôi ở vào trạng thái bị kích thích, tiết ra nhiều mồ hôi hơn, làm da dầu và tạo điều kiện cho mụn đầu đen phát triển.
  
- Chế độ ăn uống thiếu khoa học cũng là nguyên nhân gây nên mụn đầu đen. Nên chú ý bổ sung nhiều nước, ăn rau quả, thực phẩm chứa nhiều chất xơ, vitamin A, B, protein và các loại khoáng chất.

 - Tóc hay chăn gối bẩn cũng góp phần làm bẩn vùng da mặt, gây nên mụn đầu đen.
  
Mụn đầu đen không thể tự nhiên mất đi, vì vậy chị em phụ nữ thường rất vất vả tìm kiếm cách trị mụn đầu đen hiệu quả. Do thiếu kiến thức khoa học và những lầm tưởng tai hại trong cách điều trị mà nhiều chị em đã gặp phải hậu quả đáng tiếc, làm tình trạng mụn thêm nặng nền và gây nên những thương tổn cho vùng da bị mụn.


Tăng cường rửa mặt và rửa mặt thật kỹ
  
Đây là cách trị mụn đầu đen sai lầm nhất. Đừng quá lạm dụng những sản phẩm làm sạch mặt quá mạnh như kem tẩy da chết, sữa rửa mặt có hoạt tính mạnh và chà xát nặng nề, vì chúng có thể khiến mụn trở nên trầm trọng hơn và thậm chí có thể gây viêm da, khiến da bắt nắng hơn.

Hãy rửa mặt thật nhẹ nhàng bằng các sản phẩm có nguồn gốc thiên nhiên
  
Hãy nâng niu làn da của bạn hơn, rửa mặt nhẹ nhàng và dùng sữa dịu nhẹ để làm sạch da mặt nhé!


Sử dụng sản phẩm làm khô da
  
Một số người cho rằng, mụn đầu đen xuất hiện là do da dầu, vậy chỉ cần sử dụng sản phẩm làm khô da là có thể khắc phục tình trạng này. Tuy nhiên lựa chọn sản phẩm không phù hợp, da khô hơn mức bình thường, sẽ dẫn đến những vấn đề như nứt da, khô rát, bong vẩy và dễ bị tổn thương viêm nhiễm.

Hãy cân nhắc khi sử dụng các sản phẩm làm khô da nhé!
  
Hãy cân nhắc khi sử dụng những sản phẩm kiềm dầu cho da nhé, vì nếu bạn không cần trọng có thể gây ra những tác dụng ngược cho mụn.


Bôi nhiều thuốc lên vùng mụn

 Cách trị mụn đầu đen này hoàn toàn sai lầm khi bạn cứ bôi hết thuốc này đến thuốc khác lên da. Chưa kể đến tình trạng mụn không hết được, mà việc các loại thuốc kích ứng, hoặc tác dụng phản nhau sẽ khiến da bạn mẩn đỏ và dị ứng, thậm chí viêm nhiễm.

 Nguyên nhân và những sai lầm trong cách trị mụn đầu đen

Hãy thật nhẹ nhàng với những nốt mụn của mình!


Mặc kệ

Nhiều người chọn cách trị mụn đầu đen bằng cách…không làm gì cả. Mụn đầu đen không thể tự hết, và nếu bạn mặc kệ, mụn đầu đen có thể mọc với mật độ dày đặc hơn và vì thế, để chữa trị được cũng sẽ gặp rất nhiều khó khăn.
  
Cách trị mụn đầu đen khoa học, đó là thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt, chăm chỉ cung cấp dưỡng chất cho làn da từ trong lẫn ngoài, giữ tóc và chăn gối sạch sẽ, đồng thời sử dụng loại thuốc điều trị phù hợp và đúng cách. Nếu bạn không thể tìm được loại thuốc phù hợp với cơ địa của mình, hãy tìm đến các bác sĩ tư vấn tại các bệnh viện lớn, hoặc đơn giản hơn, hãy đến các thẩm mĩ viện để nhận được sự giúp đỡ tốt nhất cho nhan sắc.

 Trên đây là những giới thiệu cơ bản của các chuyên gia phòng khám đa khoa Năm Châu. Nếu bạn vẫn còn những thắc mắc có thể nhận tư vấn trực tiếp với các chuyên gia của chúng tôi. Ngoài ra, nếu bạn đang có nhu cầu trị căn bệnh này nhanh chóng, hiệu quả, bạn có thể đăng ký qua mạng để được miễn phí đăng ký và được ưu tiên sắp xếp bác sĩ khám bệnh. Bạn cũng có thể gọi điện đến đường dây nóng: 0439 630 666 hoặc nhận tư vấn online. Chúng tôi luôn sẵn sàng đồng lòng cùng bạn và người thân chăm sóc sức khỏe.
- See more at: http://phongkhamnamchau.com/mun-trung-ca/nguyen-nhan-va-sai-lam-trong-cach-tri-mun-dau-den.html#sthash.7q0l0c8P.dpuf
Design by Hao Tran | Blogger Theme by Sức khỏe sinh sản -