Hiển thị các bài đăng có nhãn bệnh ghẻ ngứa. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn bệnh ghẻ ngứa. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Hai, 7 tháng 10, 2013

Ghẻ ngứa chỉ gây bệnh ngoài da, rất dễ lây nhiễm từ người này sang người khác, nhất là ở những nơi kém vệ sinh. Lây truyền chủ yếu do tiếp xúc trực tiếp (sống chung đụng, bắt tay giao tiếp, quan hệ tình dục…) và ghẻ ngứa cũng được xếp vào nhóm các bệnh lây truyền qua đường tình dục. Bệnh cũng có thể lây gián tiếp qua tiếp xúc với đồ vật (vât dụng cầm tay, quần áo, giường, chiếu, chăn màn…)






Tổn thương đặc hiệu của ghẻ ngứa là các rãnh ghẻ và mụn nước, thường khu trú ở những vùng da non như kẽ ngón tay, cổ tay, lòng bàn tay, quanh rốn, phần dưới bụng, háng, dưới bàn tọa, kẽ hậu môn, bộ phận sinh dục. Sang thương ghẻ ngứa thường không có ở mặt, trừ bệnh nhân HIV/AIDS và một số ít trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi.

Triệu chứng ghẻ ngứa

Triệu chứng chính của bệnh là ngứa, thường về đêm. Người bệnh bị ngứa, gãi nhiều, dễ gây chàm hóa sang thương, nhiễm khuẩn thứ phát và  có thể gây biến chứng viêm cầu thận. Đã có trường hợp bệnh nhân ngộ độc vì tự dùng thuốc rầy, thuốc súng để trị ghẻ ngứa! Nếu không đ­ược chẩn đoán và điều trị đúng, bệnh sẽ kéo dài khiến bệnh nhân thường xuyên mất ngủ, lo âu, suy nh­ược thần kinh… và bệnh có thể lây lan trong gia đình, tập thể, có khi bùng phát thành dịch.

Ghẻ ngứa có những đợt tái phát thường xuyên theo chu kỳ sinh trưởng của cái ghẻ do bệnh nhân chưa được điều trị đúng phương pháp. Vì thế, người bệnh cứ lầm tưởng rằng mình bị một bệnh dị ứng nào đó hoặc có thể bị bệnh gan chăng (?) và cố gắng tìm nhiều phương pháp chữa trị khác nhưng vẫn không hết ngứa. Cuối cùng, chỉ là bệnh ngoài da nhưng đã chuyển sang giai đoạn có biến chứng bội nhiễm, chàm hóa.

Điều trị triệt để bệnh ghẻ ngứa

Các thuốc điều trị ghẻ ngứa thường có dạng kem, dung dịch, thuốc mỡ, thuốc xịt hay thuốc uống nhưng nhất thiết phải được bác sĩ chuyên khoa chỉ định và hướng dẫn sử dụng đúng phương pháp.

Cần thực hiện đúng và đủ các nguyên tắc sau:

+ Chú ý phát hiện và điều trị sớm, bệnh sẽ chóng khỏi và ít lây lan. Không gãi, không tự ý dùng các loại thuốc bôi như: thuốc rầy, thuốc súng, DDT…rất nguy hiểm.

+ Tắm sạch, lau khô trước khi bôi hay xịt các loại thuốc do bác sĩ chỉ định tùy tình trạng bệnh lý. Thoa, xịt thuốc toàn thân, từ cổ đến chân, tốt nhất vào buổi tối trước khi đi ngủ. Có thể thoa thuốc 2-3 lần mỗi ngày, liên tục trong 10-15 ngày.

+ Quần áo, mùng, mền, chiếu, gối nên giặt tẩy thật sạch; có thể trụn nước sôi, phơi nắng cho thật khô, ủi nóng trước khi mặc… để diệt hết cái ghẻ và trứng, đề phòng tái nhiễm hoặc lây lan bệnh. Tránh dùng chung quần áo và các vật dụng cá nhân.

+ Phải để thuốc tiếp xúc với da đủ thời gian. Đa số các thuốc được yêu cầu để tiếp xúc 24 giờ đối với người lớn, 12 giờ đối với trẻ em và phụ nữ mang thai; sau đó, tắm rửa sạch sẽ lại bằng xà phòng.

+ Bệnh có thể tái phát từng đợt theo chu kỳ 3 tuần do trứng còn sống sót và phát triển thành cái ghẻ trưởng thành. Bắt buộc điều trị lại theo đúng phương pháp.

+ Phải điều trị đồng thời cho tất cả mọi người cùng bị ngứa đang sinh hoạt, chung sống trong gia đình, lớp học, ký túc xá… tránh tình trạng tái lây nhiễm lẫn nhau.

Trên đây là những giới thiệu cơ bản của các chuyên gia phòng khám đa khoa Năm Châu. Nếu bạn vẫn còn những thắc mắc có thể nhận tư vấn trực tiếp với các chuyên gia của chúng tôi. Ngoài ra, nếu bạn đang có nhu cầu trị căn bệnh này nhanh chóng, hiệu quả, bạn có thể đăng ký qua mạng để được miễn phí đăng ký và được ưu tiên sắp xếp bác sĩ khám bệnh. Bạn cũng có thể gọi điện đến đường dây nóng: 0439 630 666  hoặc nhận tư vấn online. Chúng tôi luôn sẵn sàng đồng lòng cùng bạn và người thân chăm sóc sức khỏe.
- See more at: http://phongkhamnamchau.com/benh-ghe/ghe-ngua-trieu-chung-va-cach-dieu-tri.html#sthash.lc063Pzc.dpuf

Thứ Hai, 30 tháng 9, 2013

Bệnh ghẻ là bệnh do ký sinh trùng Sarcoptes scabiei, Hominis, (tiếng Việt gọi là cái ghẻ) chúng đào hang rãnh trên da làm ngứa ngáy khó chịu và nhiễm trùng. Bất kỳ ai cũng có thể mắc bệnh ghẻ, trong đó có cả trẻ em. Ghẻ là một bệnh ngoài da phổ biến, dễ lây, nhất là ở những nơi chật chội, thiếu vệ sinh,... 

Nguyên nhân
Nguyên nhân gây bệnh là một loại ký sinh trùng có tên là Sarcoptes Scabiei, có nơi còn gọi là con mạt ngứa (itch mite). Con cái có kích thước từ 0,3-0,5mm. Cái ghẻ xâm nhập vào đường biểu bì da đào hầm và đẻ trứng. Chúng đẻ từ 2-3 trứng/ngày và đẻ liên tục trong 4-6 tuần liền. Ghẻ đực chết ngay sau khi hoàn thành nghĩa vụ phối giống và ghẻ cái cũng chết sau khi đã đẻ hết số trứng của mình. Trứng nở thành ấu trùng và phát triển thành con trưởng thành chỉ trong vòng 3-4 ngày.

Quá trình lây ghẻ
Con cái ghẻ thường bò lên da về ban đêm cho nên hay lây lan cho những người dùng chung chăn chiếu, nằm chung giường, mặc chung quần áo, chung khăn tắm. Ghẻ cũng có thể lây lan gián tiếp qua đồ dùng, đồ chơi trẻ em, quần áo hay trực tiếp qua bắt tay... Chính vì vậy, mà bệnh ghẻ được xếp vào nhóm bệnh lây truyền qua đường tình dục. Cái ghẻ có thể sống ngoài cơ thể được 2-4 ngày. Cái ghẻ sẽ chết sau khi rời vật chủ 4 ngày.
Thời kỳ ủ bệnh thay đổi từ 2 - 40 ngày, trung bình từ 10-15 ngày. Lúc đầu trẻ sẽ thấy ngứa ở các kẽ, như kẽ ngón tay, rãnh quy đầu, kẽ mông,... Ngứa lan dần nhanh chóng ra toàn thân và ngứa nhiều về ban đêm.
Trẻ em hay cả người lớn bị nhiễm ký sinh trùng ghẻ lần đầu tiên trong vòng 2 tuần đầu hoàn toàn chưa có biểu hiện ngứa mặc dù ngứa ghẻ được so sánh với đau đẻ và đòn ghen. Nhưng do có thể mới bị ghẻ xâm nhập nên chưa có sự phản ứng lại (hay là sự nhạy cảm) nên chưa thấy ngứa, điều đó lý giải tại sao một số bệnh nhân có tổn thương ghẻ thực sự mà hoàn toàn chưa thấy ngứa. Những người bị tái nhiễm ghẻ thì xuất hiện ngứa dữ dội ngay từ khi cái ghẻ xâm nhập vào da.

Chẩn đoán ghẻ
Việc chẩn đoán ghẻ rất dễ, ai đó từng bị ghẻ đều có thể nhận ra được, nhưng đôi khi cũng bị nhầm lẫn tại các phòng khám chuyên khoa vì ghẻ lâu ngày tạo thành eczema hóa hoặc bội nhiễm hoặc ghẻ vảy. Chẩn đoán dựa vào triệu chứng bệnh ngứa nhiều về ban đêm, ngứa tăng khi trời nóng, lao động, thể thao. Mụn nước ở vị trí đặc hiệu, kẽ ngón tay, lằn chỉ cổ tay, nếp gấp bàn tay, vùng thắt lưng, cạp quần, bẹn, đùi, sinh dục, nách, núm vú ở phụ nữ. Điều đặc biệt là ghẻ không thấy ở mặt, đầu và 1/3 trên lưng. Đối với trẻ em dưới 2 tuổi có thể bị ghẻ toàn thân. Có thể dùng kính lúp soi bắt được cái ghẻ nằm ở cuối đường hầm trong da.
Ghẻ vảy còn gọi là ghẻ Nauy (Norwegian scabies). Khác với ghẻ thông thường, thương tổn ghẻ không phải là mụn nước mà là đám vảy tiết lẫn vảy da dày giống như bệnh vảy nến. Tổn thương cả ở dưới móng, mặt và đầu. Điều đặc biệt là triệu chứng ngứa rất nhẹ nhưng lại rất nhiều cái ghẻ nằm trong đám vảy tiết. Ghẻ vảy rất hiếm gặp, chỉ thấy ở những người có miễn dịch kém như: bệnh nhân AIDS, hội chứng Down, người bệnh tâm thần phân liệt, phạm nhân…
Điều trị ghẻ bằng cách nào?
Điều trị bệnh ghẻ tương đối dễ dàng, chỉ cần diệt hết cái ghẻ và phòng tránh không bị tái nhiễm. Hầu hết những phương pháp điều trị đều cho đáp ứng tốt, bệnh có thể khỏi hoàn toàn nhưng đôi khi cũng cần điều trị đợt hai cách một thời gian sau đó khoảng từ 2 - 7 ngày.
Nguyên tắc
- Phát hiện sớm, điều trị sớm khi chư­a có biến chứng
- Điều trị tất cả những ng­ười bị ghẻ sống chung cùng một lúc
- Điều trị kết hợp với phòng bệnh chống lây lan. Cách ly ngư­ời bệnh, giặt luộc, là, phơi nắng quần áo, chăn màn, đồ dùng. Không dùng chung quần áo, ngủ chung.
Dùng thuốc
Đông y thường dùng lá cây ba gạc, lá đào đun nước tắm, nhựa cây máu chó bôi tại chỗ, tắm nước muối, tắm biển...
Tây y có thể dùng một trong những loại thuốc sau:
- D.E.P (dietyl phtalat) là thuốc chống muỗi, vắt đốt nhưng có tác dụng diệt cái ghẻ nhanh và rẻ tiền, ít độc tính. Bôi ngày 2-3 lần. Thuốc không nên dùng cho trẻ nhũ nhi và không bôi vào bộ phận sinh dục.
- Benzyl benzoat (ascabiol, scabitox, zylate) là thuốc rất tốt, độ an toàn cao. Bôi, xịt ngày 2 lần cách nhau 15 phút. 24 giờ sau tắm gội và giặt quần áo.
- Eurax (crotamintan) 10%, thuốc bôi có tác dụng chống ngứa và diệt cái ghẻ. Cứ 6-10 giờ bôi 1 lần thuốc, an toàn, có thể bôi được ở bộ phận sinh dục và dùng được cho trẻ nhũ nhi.
- Permethrin cream 5% (elimite) là thuốc chữa ghẻ ít độc tính nhất, có thể dùng cho trẻ em và phụ nữ có thai.
- Lindane (gamma-benzen hexachlorid, kwell) xịt thuốc vào toàn bộ da từ cổ xuống chân. Sau 8-12 giờ tắm rửa thay quần áo, xịt thuốc 2 lần/tuần, thuốc chữa ghẻ nhanh nhưng độc với thần kinh nên không dùng cho trẻ nhỏ và phụ nữ có thai.
Đối với ghẻ vảy, ngoài thuốc bôi tại chỗ còn phải uống thuốc ivermactin, là thuốc được dùng để điều trị giun chỉ nhưng lại rất hiệu quả và an toàn trong điều trị ghẻ, đặc biệt là ghẻ vảy. Liều lượng 20mg/kgcân nặng/1 lần, nhắc lại sau 1-2 tuần. Uống thuốc vào lúc đói.
Lưu ý
Khi điều trị ghẻ phải điều trị cho cả những người sống chung trong gia đình và các nguồn lây khác bên ngoài (ví dụ như các bạn học cùng lớp), tẩy uế quần áo, ga gối.
Hơn nữa, trước khi dùng thuốc bôi hay thuốc uống cho trẻ, cần đưa trẻ đi khám để bác sĩ chẩn đoán tránh nhầm lẫn bệnh ghẻ với các bệnh khác và xin lời khuyên hợp lý trong việc lựa chọn thuốc.
Phòng bệnh ghẻ cho con
- Giữ vệ sinh da cho bé, sử dụng các loại xà bông diệt khuẩn thông dụng để phòng ngừa bệnh ghẻ.
- Cắt ngắn móng tay, chân cho bé thường xuyên để loại bỏ ổ chứa vi khuẩn.
- Trong các trường mẫu giáo, nhà trẻ, trường tiểu học, khi phát hiện có trẻ bị ghẻ, các thầy cô có các biện pháp cách ly và không cho trẻ dùng chung chăn chiếu, đồ chơi để tránh ghẻ lây lan sang các trẻ khỏe mạnh khác.
- See more at: http://phongkhamnamchau.com/benh-ghe/ghe-ngua-o-be.html#sthash.lA9VeSGq.dpuf

Thứ Tư, 11 tháng 9, 2013

Khác với bệnh ghẻ ngứa do con ghẻ, bệnh ghẻ phỏng là bệnh nhiễm trùng da do vi khuẩn hình cầu gây ra.
 
Ghẻ phỏng (GP) là bệnh rất dễ lây, không chỉ lây từ vùng da này đến vùng da khác trên cùng một người bệnh mà còn lây từ người nọ sang người kia. Bệnh GP thường gặp ở trẻ em và xuất hiện nhiều trong mùa nóng bức có khí hậu ẩm.
 
Nguồn lây nhiễm
 
Vi khuẩn gây bệnh GP có từ nhiều nguồn khác nhau. Móng tay dài và dơ dính bám cáu ghét đất là nơi cho vi khuẩn trú ngụ và từ đó bệnh theo các vết cào gây xây xát ngoài da. Chất nhầy từ mũi họng bị viêm chảy ra là ổ lây bệnh GP ở quanh mũi và miệng của bé. Các vật nuôi trong nhà như chó, mèo cũng là nguồn lây nhiễm cho trẻ. ở nhà trẻ, trường học là môi trường dễ lây từ trẻ bị bệnh sang trẻ lành.
 

 
Triệu chứng và biến chứng
 
Dấu hiệu đầu tiên của GP là vết đỏ trên da, sau đó từ vết này nổi lên mụn nước và bóng nước như bị phỏng. Bóng nước nhanh chóng bị vỡ và khô lại thành mày dày có màu vàng. Mày GP dễ tróc khi trẻ cào gãi. Chất dịch của bóng nước có chứa nhiều vi khuẩn cho nên chất dịch này sẽ lây lan và tạo thành nốt GP mới ở vùng da lân cận do gãi, do cào cấu hoặc lây qua trẻ khác do dây dính trực tiếp chất dịch này.
 
GP là bệnh nhiễm trùng nhẹ trên bề mặt da và khi khỏi không để lại sẹo. Tuy nhiên ở những bé bị GP tái đi tái lại nhiều lần và nhất là GP ở vùng da quanh mũi và miệng, một số bé có thể bị biến chứng viêm cầu thận cấp, là bệnh nặng hơn rất nhiều so với bệnh nguyên thủy (GP).
 
Phòng bệnh và điều trị
 
- Giữ vệ sinh da cho bé, sử dụng các loại xà bông diệt khuẩn thông dụng để phòng ngừa GP.
 
- Cắt ngắn móng tay, chân cho bé thường xuyên để loại bỏ ổ chứa vi khuẩn.
 
- Khi bé bị viêm mũi, họng thì cần đưa bé đi điều trị sớm để ngăn chặn lây nhiễm ra da, nhất là phòng ngừa biến chứng viêm cầu thận cấp.
 
- Trong các trường mẫu giáo, nhà trẻ, trường tiểu học, khi phát hiện có trẻ bị GP, các thầy cô cần báo cho cha mẹ bé để đưa bé đi khám bệnh, phòng lây bệnh cho các học sinh khác.
 
- Mặc dù GP là loại nhiễm trùng da nhẹ có thể điều trị dễ dàng bằng thuốc bôi có chứa chất kháng sinh hoặc thuốc uống kết hợp, nhưng các bậc cha mẹ cũng cần đưa trẻ đến khám để được chỉ định thuốc điều trị cho đúng cách, vì da của trẻ con rất dễ hấp thu thuốc qua đường bôi cho nên bôi thuốc quá liều, bôi thuốc sai quy định có thể gây hại cho bé.
- See more at: http://phongkhamnamchau.com/benh-ghe/benh-ghe-phong-o-tre-em.html#sthash.dooaLqSA.dpuf
Design by Hao Tran | Blogger Theme by Sức khỏe sinh sản -