Hiển thị các bài đăng có nhãn bệnh thường gặp. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn bệnh thường gặp. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Ba, 10 tháng 9, 2013

Theo số liệu thống kê của Ngành Y tế TP.HCM, mỗi năm có hàng ngàn ca bệnh sốt xuất huyết (SXH) nặng phải nhập viện điều trị. Trong năm 2008, riêng BV. Nhi Đồng 1 đã tiếp nhận và điều trị khoảng 700 ca SXH độ III, IV. Thời điểm hiện tại, nơi đây cũng thường xuyên có khoảng 6-10 ca bệnh nặng. BV. Nhi Đồng 2 và BV. Bệnh Nhiệt Đới cũng phát hiện hàng chục ca có dấu hiệu trở nặng mỗi ngày.

Nhập viện khi bệnh trở nặng

Với những biểu hiện ho kèm sốt nhẹ, em N.T.T, 7 tuổi, tại TP.HCM đã được chẩn đoán bị viêm họng. Theo người nhà của bệnh nhân, trước khi chuyển tới BV. Nhi Đồng 1, bé T. có biểu hiện ho, sốt và đã được chẩn đoán là viêm họng khi gia đình đưa em đi khám bác sĩ. Tuy nhiên, theo đơn thuốc viêm họng được cho, em uống 3 ngày vẫn không đỡ bệnh. Bước sang ngày thứ 4, do T. sốt cao nên người nhà vội vã đưa em nhập viện BV. Nhi Đồng 1. Tại đây, T. được thử máu và kết luận bị mắc SXH ngày thứ 4. BS. Lê Bích Liên, Trưởng khoa SXH BV. Nhi Đồng 1 cho biết, rất may cho bệnh nhi này vì nhập viện kịp thời khi em chuẩn bị “vào sốc”. Ngay lập tức, T. đã được điều trị tích cực tại phòng cấp cứu, bệnh nhân hồi phục nhưng thời gian khá dài. Hiện T. đã ra khỏi phòng cấp cứu và chờ được xuất viện.


Tuân thủ việc tái khám khi được chẩn đoán SXH. Ảnh minh họa.
Tuần qua, BV. Nhi Đồng 2 cũng vừa cấp cứu thành công một trường hợp bé trai 5 tuổi tên N.V.A (ở Bình Dương) bị SXH độ IV. Bé A. nhập viện trong tình trạng rất nặng, mạch không bắt được, huyết áp không đo được. Tại Khoa cấp cứu nhiễm, bé được làm thủ thuật chống sốc, bù dịch và hỗ trợ dinh dưỡng, hô hấp. Sau gần một tuần điều trị bé A. mới đỡ bệnh và được cho xuất viện để theo dõi và chăm sóc tại nhà.
BS. Vũ Quang Vinh, Phó Phòng tổng hợp BV. Nhi Đồng 2 cho biết, hiện có 4 ca bệnh nặng đang được điều trị tại BV. Bệnh nhân nhập viện ở ngày thứ 4, thứ 5 gây khó khăn cho công tác điều trị. Báo cáo của Trung tâm Y tế Dự phòng TP.HCM cũng cho thấy, trong 5 ca tử vong do biến chứng SXH từ đầu năm đến nay có 2 ca là trẻ em có độ tuổi 8 tháng và 3 năm tuổi.

Cần cảnh giác và sớm nhận biết dấu hiệu bệnh

Theo BS. Lê Bích Liên, bệnh SXH có nhiều trường hợp bị sốt cao, trở nặng tại nhà mới được đưa tới BV. Tuy nhiên, một số nhập viện sớm cũng vẫn có thể trở nặng theo diễn tiến của bệnh. Vấn đề quan trọng là làm sao phát hiện sớm bệnh và nhận biết được dấu hiệu bệnh trở nặng để đưa trẻ nhập viện kịp thời.

SXH rất dễ bị chẩn đoán nhầm với nhiều bệnh lý siêu vi khác và rất khó phát hiện ngay từ những ngày đầu, vì không có những dấu hiệu đặc hiệu. 90% trẻ dưới 15 tuổi mắc và tỉ lệ nhập viện trong tổng số bệnh nhân SXH chiếm khoảng 20%. Điều khó khăn là không thể biết những trường hợp nào trong số đó sẽ trở nặng nên các BS thường nhấn mạnh việc người nhà phải theo dõi trẻ tại nhà theo hướng dẫn và tuân thủ việc tái khám. Nếu trẻ sốt từ 2 ngày trở lên, uống thuốc không bớt thì phải nghĩ ngay đến nguy cơ đã mắc SXH. Ở ngày thứ 4, thứ 5, gần như 85% dấu hiệu cho thấy bệnh nặng. BS. Liên cho biết, một triệu chứng mà phụ huynh rất dễ chủ quan là việc trẻ ngưng sốt. Thời điểm bệnh trở nặng, trẻ sẽ ngưng sốt nhưng lại lừ đừ, quấy khóc, than đau bụng, nôn ói, tay chân lạnh, tiểu ít… Đặc biệt, khi trẻ xuất huyết chân răng, ói ra máu và đi tiêu phân đen thì phải đưa đến bệnh viện ngay lập tức.

Việc nhập viện đôi khi không căn cứ vào độ III, hay độ IV. BS. Nguyễn Ngô Thị Bạch Tuyết, Khoa Nhiễm, BV. Nhi Đồng 2 cho biết, chỉ định nhập viện là cần thiết với trẻ nhũ nhi mắc SXH ở độ 2 và có những dấu hiệu sốt ly bì, da nổi bông, ói máu hay đau bụng vùng hông phải. Nhất là khi nhà bệnh nhân ở xa đơn vị y tế, sợ tiến triển bệnh không tốt thì chỉ định nhập viện điều trị sớm. Đối với trẻ mắc SXH, những biến chứng do sốt kéo dài, bệnh nhân nhập viện muộn dễ dẫn tới tình trạng sốc kéo dài, gây co giật, suy hô hấp. Khi xuất huyết tiêu hóa nhiều kèm xuất huyết não và tổn thương đa cơ quan (do sốc) rất dễ dẫn đến việc bệnh nhân tử vong.

Ngay cả trên đường vận chuyển, với những bệnh nhân nhà ở xa BV., việc bị sốc cũng là nguy cơ hoàn toàn có thể xảy ra khi mà các nhân viên y tế tại tuyến dưới chưa được tập huấn tốt về kỹ thuật chuyển viện an toàn, BS. Vũ Quang Vinh nhấn mạnh.

Thứ Hai, 9 tháng 9, 2013

Theo thông tin từ Bộ Y tế, trong tháng 10 vừa qua, cả nước có thêm 8.500 trường hợp mắc bệnh sốt xuất huyết, trong đó đã có 5 người tử vong. Tính chung mười tháng đầu năm, cả nước có gần 60.000 trường hợp mắc bệnh sốt xuất huyết và 47 trường hợp tử vong. Ông Trần Thanh Dương – Phó cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) nhận định bệnh sốt xuất huyết vẫn đang trong giai đoạn tiếp tục có tỷ lệ mắc cao. Đặc biệt bệnh này tập trung nhiều ở các tỉnh thành phố lớn khu vực phía Nam. Bệnh nhi mắc sốt xuất huyết đang điều trị tại Bệnh viện Nhi Đồng 1. (Ảnh: TTXVN) 10 tỉnh, thành phố có tỷ lệ người dân mắc bệnh sốt xuất huyết cao nhất cả nước là:Bình Phước, Bình Dương, Long An, Khánh Hòa, An Giang, Tiền Giang, Đồng Tháp, Kiên Giang, Bà Rịa-Vũng Tàu, Sóc Trăng. Theo thông tin từ Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Đồng Nai, trong hai tuần gần đây, bệnh sốt xuất huyết trên địa bàn tỉnh đã bắt đầu tăng trở lại. Đặc biệt, tỷ lệ trẻ mắc bệnh nặng cũng gia tăng và nguy cơ tử vong cao nếu không được cứu chữa kịp thời. Tính từ đầu năm đến nay, Đồng Nai đã có 8 trường hợp tử vong do bệnh sốt xuất huyết. Trong hơn 5.800 ca mắc bệnh ghi nhận đầu năm đến nay, có đến 60% là trẻ em. Tình trạng chung khi nhập viện, các bệnh nhi đều bị sốt cao, nôn mửa, mệt mỏi và ăn uống kém. Cá biệt, có trẻ mới vài tháng tuổi đã mắc sốt xuất huyết nặng. Nhiều trẻ phải thở bằng máy và truyền dịch mới khỏi rơi vào tình trạng sốc nặng. Thông tin từ Sở Y tế tỉnh Khánh Hòa cho thấy, trong tháng Mười, bệnh sốt xuất huyết tại tỉnh này diễn ra rất phức tạp, bùng phát mạnh ở nhiều nơi trong tỉnh. Trung tuần tháng 10 vừa qua, tại Khánh Hòa đã có 2 ca tử vong vì bệnh này ở huyện Vạn Ninh và thành phố Nha Trang. Nguyên nhân hai ca tử vong trên xảy ra là do gia đình của bệnh nhân tự điều trị tại nhà, khi đưa đến các cơ sở y tế đã quá trễ. Như vậy, tính từ đầu năm đến giữa tháng Mười, toàn Khánh Hòa đã có 2.700 ca mắc bệnh, trung bình mỗi tuần có thêm trên 80 ca bệnh mới được ghi nhận. Thị xã Ninh Hòa và thành phố Nha Trang là hai địa phương có số ca bệnh cao nhất, chiếm hơn 50% số ca bệnh trên toàn tỉnh. Nguyên nhân bệnh sốt xuất huyết bùng phát mạnh ở phía Nam là do ở khu vực này thời tiết mưa nhiều, mực nước dâng cao, bụi rậm, ao đầm, mầm bệnh tiềm ẩn trong môi trường. Thêm vào đó, ý thức người dân về công tác phòng bệnh vẫn chưa cao là những nguyên nhân dịch bệnh sốt xuất huyết có nguy cơ bùng phát ra diện rộng trong những tháng cuối năm. Theo khuyến cáo của ngành y tế, người dân khi phát hiện con em mình có các triệu chứng sốt cao, nghi ngờ sốt xuất huyết thì nên sớm đưa trẻ đến cơ sở y tế để xác định đúng bệnh và điều trị kịp thời. Điều cần thiết nhất để phòng bệnh sốt xuất huyết là mỗi gia đình cần tăng cường diệt bọ gậy và phòng chống muỗi đốt bằng cách cho trẻ ngủ màn, kể cả ban ngày.
Bệnh quai bị đã được Hippocrates mô tả vào thế kỷ thứ V trước công nguyên. Quai bị là một bệnh nhiễm cấp tính do Paramyxovirus gây nên, làm viêm các tuyến nước bọt mang tai. Bệnh có trên toàn thế giới và chỉ xuất hiện ở người. Bệnh thường phát vào mùa xuân, nhất là trong khoảng thời gian tháng 4 và tháng 5, trong các môi trường tập thể như trường học, nhà trẻ, trại lính. Lứa tuổi và giới dễ bị bệnh quai bị Tuổi nào cũng có thể bị bệnh quai bị, khả năng mắc bệnh ở nam cao hơn nữ. Tuy nhiên ít gặp quai bị ở trẻ dưới 2 tuổi mặc dù trẻ chỉ được bảo vệ trong 6 tháng đầu nếu mẹ đã từng mắc bệnh quai bị. Sau 2 tuổi, tần suất bệnh tăng dần, đạt đỉnh cao ở lứa tuổi 10-19. Quai bị gây miễn dịch bền vững dù sưng 1 hay 2 bên tuyến mang tai nên ít khi bị quai bị lần 2. Sự lây truyền bệnh quai bị Quai bị lây theo đường hô hấp qua những giọt nước bọt khi bệnh nhân nói, ho, hắt hơi. Thời gian lây là tư? 6 ngày trước cơn toàn phát sưng tuyến mang tai cho đến 2 tuần sau khi có triệu chứng bệnh lý. Vấn đề lây qua đường phân và nước tiểu hiện vẫn chưa được xác nhận dù virus quai bị có khả năng tồn tại trong nước tiểu khoảng 2-3 tuần. Biểu hiện của bệnh quai bị Sau khi tiếp xúc với virus quai bị khoảng 14-24 ngày, người bệnh có cảm giác khó chịu, ăn kém, sốt, đôi khi rét, đau họng và đau góc hàm. Sau đó, tuyến mang tai sưng to dần trong khoảng 3 ngày rồi giảm sưng dần trong khoảng 1 tuần. Tuyến mang tai có thể sưng 1 bên hay 2 bên. Nếu sưng cả 2 bên thì 2 tuyến có thể không sưng cùng lúc, tuyến 2 bắt đầu sưng khi tuyến 1 đã giảm sưng. Vùng sưng thường lan đến má, dưới hàm, đẩy tai lên trên và ra ngoài; có khi lan đến ngực gây phù trước xương ức. Bệnh nhân có cảm giác đau ở vùng tuyến bị sưng nhưng da trên vùng sưng không nóng và không sung huyết, ngược với những trường hợp viêm tuyến mang tai do vi trùng. Lỗ ống Stenon ở niêm mạc má 2 bên sưng đỏ, có khi có giả mạc. Bệnh nhân có cảm giác khó nói, khó nuốt, đôi khi phù thanh môn gây khó thở phải mở khí quản. Thời gian biểu hiện bệnh lý khoảng 10 ngày. Tuy nhiên có khoảng 25% người bị nhiễm virus quai bị mà không có triệu chứng bệnh lý, đây là những đối tượng có khả năng truyền bệnh mà người xung quanh không nhận biết. Bệnh quai bị ở người lớn thường nặng và có nhiều biến chứng hơn ở trẻ em. Có thể có các biến chứng sau: 1. Viêm tinh hoàn và mào tinh hoàn: Có tỷ lệ 20-35% ở người sau tuổi dậy thì. Biến chứng này thường xảy ra sau đợt viêm tuyến mang tai khoảng 7-10 ngày nhưng cũng có thể xuất hiện trước hoặc đồng thời. Tinh hoàn sưng to, đau, mào tinh căng phù như một sợi dây thừng. Tình trạng viêm và sốt kéo dài 3-7 ngày, sau đó khoảng 1/2 trường hợp tinh hoàn teo dần và có thể dẫn đến tình trạng giảm số lượng tinh trùng và vô sinh. 2. Nhồi máu phổi: Là tình trạng có vùng phổi bị thiếu máu nuôi dưỡng, có thể tiến đến hoại tử mô phổi. Nhồi máu phổi là biến chứng có thể xảy ra sau viêm tinh hoàn do quai bị vì hậu quả của huyết khối từ tĩnh mạch tiền liệt tuyến. 3. Viêm buồng trứng: Có tỷ lệ 7% ở nữ sau tuổi dậy thì, ít khi dẫn đến vô sinh. 4. Viêm tụy: Có tỷ lệ 3%-7%, là một biểu hiện nặng của quai bị. Bệnh nhân bị đau bụng nhiều, ói, có khi tụt huyết áp. 5. Các tổn thương thần kinh: - Viêm não: Có tỷ lệ 0,5%. Bệnh nhân có các hiện tượng như: thay đổi tính tình, bứt rứt, khó chịu, nhức đầu, co giật, rối loạn tri giác, rối loạn thị giác, đầu to do não úng thủy. - Tổn thương thần kinh sọ não: Dẫn đến điếc, mù. - Viêm tủy sống cắt ngang. - Viêm đa rễ thần kinh. 6. Bệnh quai bị ở phụ nữ có thai: - Những phụ nữ bị quai bị trong 3 tháng đầu của thai kỳ có thể gây sẩy thai hoặc sinh con dị dạng. - Bị quai bị trong 3 tháng cuối của thai kỳ có thể sinh non hoặc thai chết lưu. 7. Một số biến chứng khác: Viêm cơ tim, viêm tuyến giáp, viêm tuyến lệ, viêm thần kinh thị giác (gây giảm thị lực tạm thời trong 10-20 ngày), viêm thanh khí phế quản, viêm phổi, rối loạn chức năng gan, xuất huyết do giảm tiểu cầu. Vì viêm tuyến mang tai còn có thể gây ra do các virus khác (Coxackie, Influenza), do vi trùng (Staphylococcus aureus), do tắc ống dẫn tuyến vì sỏi; và viêm tinh hoàn còn có thể do lao, Leptospirose, lậu nên trong một số trường hợp khó chẩn đoán, bệnh nhân cần thực hiện một số xét nghiệm như: - Phân lập virus từ máu dịch họng, dịch tiết từ ống Stenon, nước tiểu hay dịch não tủy. - Các phản ứng huyết thanh học: Test ELISA, miễn dịch huỳnh quang, trung hòa bổ thể. Ðiều trị - Cho mọi bệnh nhân: Cách ly bệnh nhân 2 tuần kể từ lúc phát hiện bệnh, vệ sinh răng miệng, ăn những thực phẩm dễ nuốt, giảm đau tại chỗ bằng cách đắp ấm vùng sưng, giảm đau toàn thân và hạ sốt bằng Paracetamol. - Trường hợp viêm tinh hoàn: a. Mặc quần lót nâng tinh hoàn để giảm đau. b. Dùng corticoid đúng liều, quan trọng nhất là dùng liều lớn khi khởi đầu (60mg Prednisolon), sau đó giảm dần trong 7-10 ngày. c. Phẫu thuật giải áp khi tinh hoàn bị chèn ép nhiều. Phòng bệnh Phòng bệnh quai bị chủ động với vaccin, thường kết hợp với phòng sởi và rubella (Trimovax, MMR). Không nên tiêm vaccin cho trẻ dưới 1 tuổi (tuy nhiên nếu trẻ sống trong môi trường tập thể, có thể tiêm ngừa từ 9 tháng tuổi), phụ nữ có thai, người bị dị ứng với thuốc chủng, người đang dùng thuốc gây giảm miễn dịch (corticoid, thuốc điều trị ung thư), người đang điều trị với tia phóng xạ. Số lần tiêm: - Nếu bắt đầu tiêm từ 12 tháng tuổi: tiêm 2 lần, lần 1 lúc 12 tháng tuổi, lần 2 từ 4-12 tuổi. - Nếu bắt đầu tiêm từ 9 tháng tuổi: tiêm 3 lần, lần 1 lúc 9 tháng tuổi, lần 2 sau lần 1 sáu tháng, lần 3 từ 4-12 tuổi. Phòng bệnh quai bị thụ động với globulin miễn dịch, dùng cho người tiếp xúc với virus quai bị mà chưa được tiêm vaccin trước đó.
Design by Hao Tran | Blogger Theme by Sức khỏe sinh sản -