Hiển thị các bài đăng có nhãn bệnh về da. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn bệnh về da. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Hai, 14 tháng 10, 2013

Điều trị bệnh nấm da đầu
Nấm da đầu không chỉ gây cảm giác ngứa ngáy khó chịu, mà còn làm mất đi vẻ tự tin do từng "nắm” tóc rụng. “Tiêu diệt” loại nấm này không đơn giản, đòi hỏi phải kiên trì và điều trị đúng cách.

Hãy tuân thủ theo các nguyên tắc dưới đây để loại trừ tận gốc nấm da đầu:

 

 
Thế nào là nấm da đầu?
 
 
Nấm da đầu (bệnh ecpet mảng tròn), là một dạng viêm nhiễm dưới chân tóc, do nấm là “ thủ phạm” chính. Nấm da đầu biểu hiện ra bên ngoài dưới dạng các vết loét, thành các mảng tròn rộng. Hay xuất hiện với những mảng màu trắng, đóng thành vảy trên da đầu.
 
 
Nhìn chung bằng các loại dầu gội, bạn có thể hy vọng loại trừ được các vảy bám trên da đầu, nhưng không thể “trị” được các tế bào nấm.
 
 
Nấm da đầu lan rộng bằng cách lây lan trực tiếp qua các tế bào trên da đầu, hay gián tiếp do việc dùng chung mũ, lược, dây buộc tóc với người mắc bệnh. Nấm da đầu hiếm có trường hợp lây từ chó mèo sang người.
 
 
Nấm da đầu là nguyên nhân dẫn tới hói đầu, rụng nhiều tóc, bong vảy, loét và chảy mủ. Kèm theo đó là cảm giác ngứa ngáy, khó chịu và có mùi lạ trên da đầu.
 
 
Nếu không điều trị sớm, nấm sẽ lan rộng trên da đầu và tồn tại trong vòng nhiều tháng.
 
Cách điều trị
 
Nấm da đầu không giống với các loại nấm trên da khác. Tuy nhiên, nếu kiên trì dùng thuốc đều có thể chữa khỏi bệnh. Việc điều trị bước đầu sẽ gặp phải khó khăn, là do sự viêm nhiễm xảy ra dưới chân tóc, nên khi dùng các loại thuốc bôi khó có thể “tiếp cận” với khu vực này.
 
Grisefulvin là loại thuốc chuyên dùng để điều trị nấm da đầu. Thuốc có hai dạng, dung dịch và viên nén. Thuốc dùng từ 1 đến  2 lần một ngày theo chỉ dẫn của bác sĩ. Nên dùng thuốc ít nhất 4 tuần liên tục.
 
 
Lưu ý
 
 
- Nấm da đầu rất dễ lây lan, nên cần lưu ý để phòng tránh cho các thành viên trong gia đình. Khi đã bị mắc nấm da đầu, hãy chia tóc thành từng phần riêng biệt để tránh sự lây lan.
 
 
- Có thể dùng kết hợp các loại dầu gội như Selsun, Exsel để hạn chế sự lây lan. Nên dùng loại dầu gội này tối thiểu 2 lần/ tuần.
 
 
- Nếu 1 trong số các thành viên trong gia đình có triệu chứng của bệnh cần khám bác sĩ ngay để điều trị kịp thời.
 
 
- Việc cắt tóc hay cạo phần da đầu đó đi là không cần thiết.
 
 
- Luôn giữ tóc khô, sạch.
 
 
- Đôi khi có thể xuất hiện phát ban trong thời gian ngắn sau khi điều trị, bạn nên đến bác sĩ để kiểm tra lại. Đó có thể là dấu hiệu của sự dị ứng giữa da đầu và thuốc.
 
 
- Khi các vết loét đã lành, bạn vẫn phải tiếp tục điều trị đến hết đợt thuốc để “ức chế” sự hoạt động của các bào tử nấm.
 
 
Trên đây là những giới thiệu cơ bản của phòng khám đa khoa Năm Châu về điều trị nấm da đầu. Nếu bạn vẫn còn những băn khoăn hay gọi điện thoại cho chúng tôi theo số điện thoại 043.9630.666 hoăc nhấn chuột “chat now” để được tư vẫn miễn phí. Cảm ơn bạn  đã  truy cập  Website của chúng tôi.
- See more at: http://phongkhamnamchau.com/benh-nam-da-dau/dieu-tri-benh-nam-da-dau.html#sthash.kwwQPrnc.dpuf

Điều trị nấm da đầu
Nấm da đầu do nấm Trichophyton gây nên. Bệnh khởi phát bằng các nốt sần nhỏ, rải rác trên da đầu. Nền tổn thương có các mảng vẩy mỏng, tóc lành xen kẽ tóc bị cụt gần gốc (do tóc bị nhiễm nấm trở nên cứng và dễ gẫy). Mảng vảy da bong ra khỏi da đầu tạo thành một mảng hói tạm thời. Bệnh này gây ngứa, người bệnh có thể mắc nấm da ở các vị trí khác (bẹn, mông, móng).

 
 

 
 
Bệnh thường phát sinh do điều kiện vệ sinh cá nhân kém: mắc bệnh nấm da ở vị trí khác, mồ hôi làm ướt tóc tạo môi trường ẩm ướt thường xuyên. Do tính chất lao động với cường độ cao, sinh nhiều mồ hôi, điều kiện ăn ở tập trung, nhiều khi  ở những vùng điều kiện tập trung như đóng quân, sinh viên… vệ sinh cá nhân thắp nên chiến sĩ, sinh viên cần hiểu biết về bệnh nấm da nói chung cũng như nấm da đầu nói riêng để chủ động phòng chống bệnh có hiệu quả.
 
Dai dẳng ở vật dụng bị nhiễm. Bệnh lây trực tiếp từ da, qua da, nhưng cách thường gặp là gián tiếp qua việc dùng chung lược, mũ, gối…với người bệnh.
 
Để chuẩn đoán, ngoài việc dựa vào các triệu chứng lâm sàng, cần làm các xét nghiệm: soi tươi bệnh phẩm là mảng vẩy da đầu hoặc chất bám trên tóc. Nuôi cấy trong môi trường đạm thạch để chẩn đoán xác định loại nấm và có phác đồ điều trị thích hợp.
 
Điều trị nấm da đầu
 
Đối với các trường hợp nhẹ, gội đầu hàng ngày để loại bỏ tóc rụng, dùng nước gội đầu pha Sulfide selenium hoặc dầu gội Nizoral có tác dụng tốt. Nếu nặng hơn, sau khi gội nên phủ khăn trùm hết tóc (chú ý khi gội đầu không được gãi, cào mạnh gây xây xát da tại chỗ, tạo điều kiện cho bội nhiễm vi khuẩn)
 
Hoặc cắt hết tóc vùng da đầu bị nấm, bôi thuốc diệt nấm và bạt sừng bong vẩy tại chỗ hàng ngày. Nếu tổn thương bội nhiễm vi khuẩn thì bôi thuốc sát khuẩn tại chỗ, có thể dùng kháng sinh toàn thân kết hợp.
 
Uống kháng sinh chống nấm Griseofulvin (biệt dược Gricin) tối thiểu trong 4 tuần.
 
Phòng bệnh:
 
- Điều tra phát hiện người mắc bệnh, gửi điều trị chuyên khoa. Cũng cần chú ý phát hiện gia súc nuôi bị bệnh.
 
- Điều trị sớm, triệt để các bệnh nấm da khác trên cơ thể.
 
 - Không dùng chung lược, gối, mũ, chậu giặt….với người bị bệnh.
 
- Chú ý giữ tóc khô, sạch.
 
Trường hợp của bạn nên tái khám và khám định kỳ tại phòng khám Da liễu  Năm Châu để các bác sĩ giúp bạn có hướng điều trị tích cực, chữa dứt điểm tránh bệnh tái phát. bạn đăng ký qua mạng có thể được miễn phí đăng ký và được ưu tiên sắp xếp bác sĩ khám bệnh .Bạn cũng có thể gọi điện đến đường dây nóng: 043-630-666 hoặc nhận tư vấn online.
 
Chúc bạn mau khỏi bệnh !
- See more at: http://phongkhamnamchau.com/benh-nam-da-dau/dieu-tri-nam-da-dau.html#sthash.9Snga1JJ.dpuf

Thứ Bảy, 12 tháng 10, 2013

Nấm da đầu dù gội đầu thường xuyên
Nhiều người phải thường xuyên đội mũ bảo hiểm như nhân viên giao hàng, công nhân xây dựng, xe ôm... đã đến gặp bác sĩ da liễu vì mắc các bệnh về da đầu mà nguyên nhân là do không vệ sinh mũ đúng cách.

 
Anh N.B.P. (ngụ quận Gò Vấp, TPHCM) là nhân viên giao hàng cho một siêu thị. Thỉnh thoảng anh thấy ngứa đầu nhưng không để ý vì nghĩ gội đầu sẽ hết.
 
 

 
Bỏ quên “bạn đường”
 
 
Gần đây da đầu anh P. bắt đầu ngứa nhiều, nổi mẩn đỏ, mưng mủ, tóc rụng từng mảng. Đi khám da liễu, bác sĩ kết luận anh P. bị nấm da đầu nặng. Anh P. rất ngạc nhiên vì ngày nào cũng tắm và gội đầu thường xuyên. Tuy nhiên khi được bác sĩ phân tích, anh P. mới vỡ lẽ dù vệ sinh cơ thể sạch sẽ nhưng anh chẳng bao giờ vệ sinh chiếc mũ bảo hiểm, vật dụng gắn với anh phần lớn thời gian trong ngày. Đó chính là nguyên nhân khiến anh P. bị bệnh nấm da đầu.
 
 
Còn anh P.T.S. (Biên Hòa, Đồng Nai) cũng cho biết hằng ngày anh phải chạy xe máy từ Biên Hòa lên TPHCM học. Một thói quen không tốt của anh S. là vừa gội đầu xong, không để tóc khô đã vội đội mũ bảo hiểm. Sau một thời gian anh S. bị viêm chân tóc, gây ngứa da đầu rất khó chịu.
 
 
Bác sĩ Huỳnh Văn Quang, khoa da liễu Bệnh viện 175, cho biết hiện nay có nhiều bệnh nhân bị nấm da đầu, nấm chân tóc như anh P. và anh S.. Chưa có nghiên cứu nào cụ thể khẳng định đội mũ bảo hiểm là nguyên nhân gây nên các bệnh về da đầu, nhưng khi đội những mũ bảo hiểm không được vệ sinh sạch sẽ sẽ tạo nên môi trường thuận lợi để các bệnh này phát triển. Là vật dụng sinh hoạt hằng ngày nhưng mũ bảo hiểm lại không được giặt giũ thường xuyên nên bụi bẩn, nấm mốc, vi khuẩn tích tụ rất nhiều. Da đầu thường xuyên tiếp xúc bị nấm, vi khuẩn tấn công và gây bệnh.
 
 
Theo bác sĩ Quang, không những là nơi tích tụ nhiều loại vi khuẩn, nấm mốc, một số mũ bảo hiểm không đúng quy cách còn khiến da đầu không thể “thở”. Da đầu bị bịt kín cộng với thời tiết nóng bức khiến tăng tiết bã nhờn, đổ mồ hôi nhiều. Hơi nóng do mũ gây ra cộng với hơi thở của chính chúng ta không thoát ra được, tất cả tạo nên một môi trường nóng và ẩm ở vùng đầu. Đây là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn và vi nấm phát triển, gây nên những loại bệnh da đầu thường hay mắc phải. Bên cạnh đó nhiều người có thói quen dùng chung mũ với người khác, sẽ gây ra tình trạng “loạn khuẩn” và có thể mắc bệnh.
 
 
Bác sĩ Nguyễn Trọng Hào, Trưởng phòng kế hoạch Bệnh viện Da liễu TPHCM, nói chưa có thống kê về con số bệnh nhân bị nấm da đầu, nhưng thời gian gần đây những bệnh nhân mắc các vấn đề liên quan đến da đầu như nấm da đầu, viêm chân tóc... có xu hướng gia tăng. Những người làm các công việc hay phải đội mũ bảo hiểm như công nhân xây dựng, giao hàng, xe ôm... có nguy cơ bị nấm da đầu nhiều hơn. Bên cạnh đó, một số người bị viêm da tiếp xúc đã bị dị ứng với vật liệu lót bên trong mũ.
 
 
Đừng quên vệ sinh mũ
 
 
Muốn phòng tránh các bệnh về da đầu, theo bác sĩ Hào, bên cạnh giữ vệ sinh da đầu sạch sẽ cần vệ sinh mũ bảo hiểm thường xuyên bằng các phương pháp như phơi nắng, xịt dung dịch sát khuẩn, lau sạch mũ... Nên lựa chọn những mũ bảo hiểm có miếng lót làm bằng các loại vải mềm mại, thấm hút mồ hôi, ít gây kích ứng da.
 
 
Ngoài ra, bác sĩ Quang khuyến cáo mọi người không nên dùng chung mũ bảo hiểm với người khác và đội mũ khi đầu còn ướt. “Phải xem mũ bảo hiểm là một vật dụng cá nhân dùng riêng như bàn chải đánh răng, khăn mặt, không nên dùng chung và phải vệ sinh thường xuyên” - bác sĩ Quang nhấn mạnh. Khi lựa chọn mũ bảo hiểm phải chọn loại đạt chất lượng, đúng quy cách để bảo vệ đầu, có lỗ thoáng khí và miếng lót bên trong có thể gỡ ra để giặt được. Khi bị các bệnh về da đầu cần đến các chuyên khoa da liễu chữa trị kịp thời, tránh những hậu quả đáng tiếc về sức khỏe và thẩm mỹ.
- See more at: http://phongkhamnamchau.com/benh-nam-da-dau/nam-da-dau-du-goi-dau-thuong-xuyen.html#sthash.lSHcWmPp.dpuf

Thứ Hai, 7 tháng 10, 2013

Chẩn đoán bệnh ghẻ giản đơn. Có tổn thương đặc hiệu ở vị trí đặc biệt. Vị trí: kẽ ngón tay, ngấn cổ tay, cùi tay, bờ trước nách, quanh rốn, mông chân sinh dục ngoài ( gần 100% nam giới bị ghẻ có tổn thương ở quy đầu thân dương vật).





Chẩn đoán bệnh ghẻ giản đơn.


- Có tổn thương đặc hiệu ở vị trí đặc biệt.


Vị trí: kẽ ngón tay, ngấn cổ tay, cùi tay, bờ trước nách, quanh rốn, mông chân sinh dục ngoài ( gần 100% nam giới bị ghẻ có tổn thương ở quy đầu thân dương vật).


- Tổn thương cơ bản: mụn nước, đường hang.


Đường hang nằm ngoằn nghèo hình chữ chi màu trắng xám dài vài cm đầu đường hang là mụn nước 1-2mm, KST ghẻ thường cư trú ở đây.


- Tổn thương phụ ( thứ phát do ngứa gãi tạo thành vết gãi, vết xước da, vết trợt vẩy tiết, sẹo thẫm màu ,bạc màu.


- Ngứa nhiều về đêm.


- Dịch tễ có yếu tố lay lan trong tập thể gia đình.


- Nhể, khêu bắt được KST ghẻ hay trứng ghẻ.


Chẩn đoán ghẻ nhiễm khuẩn.


Ghẻ nhiễm khuẩn là ghẻ giản đơn bị bội nhiễm nên có thêm mụn mủ.


(Như vậy trườc hết cần chẩn đoán đó là một trường hợp ghẻ).


Chẩn đoán ghẻ viêm da hoá.


Trước hết cần khẳng định là một trường hợp ghẻ ( 5 yếu tố chẩn đoán ghẻ giản đơn) cộng thêm đám Cieem da hoá thường ở vùng da mỏng, (mặt trong hai đùi) do cào gãi chà xát bằng dao, que, móng tay, đám viêm da đỏ viêm 5 -10-15cm đường kính, trên nền đỏ rải rác có mụn nước , vết trợt kho hoặc vẩn dịch, ngứa.


Đam viêm da không được xử trí tốt lâu ngày dẫn đến eczema hoá trên nền đỏ viêm có chi chít mụn nước đùi từ dưới lên, đám tổn thương chảy dịch trong nhiều ngày.

Chẩn đoán phân biệt


- Sẩn ngứa do côn trùng


- Viêm da dị ứng cỏ cây, nươc suối, hoá chất.


- Viêm da mủ.

Trên đây là những giới thiệu cơ bản của các chuyên gia phòng khám đa khoa Năm Châu. Nếu bạn vẫn còn những thắc mắc có thể nhận tư vấn trực tiếp với các chuyên gia của chúng tôi. Ngoài ra, nếu bạn đang có nhu cầu trị căn bệnh này nhanh chóng, hiệu quả, bạn có thể đăng ký qua mạng để được miễn phí đăng ký và được ưu tiên sắp xếp bác sĩ khám bệnh. Bạn cũng có thể gọi điện đến đường dây nóng: 0439 630 666  hoặc nhận tư vấn online. Chúng tôi luôn sẵn sàng đồng lòng cùng bạn và người thân chăm sóc sức khỏe.
- See more at: http://phongkhamnamchau.com/benh-ghe/the-nao-la-bi-mac-benh-ghe.html#sthash.VUA2aIkh.dpuf

Thứ Sáu, 4 tháng 10, 2013

Bệnh ghẻ là một bệnh da khá phổ biến vì vậy mà hầu như teen nào cũng từng nghe danh. Bệnh cũng rất dễ lây lan, lây từ người này sang người khác hoặc qua tiếp xúc trực tiếp với quần áo, chăn màn…có dính trứng ghẻ hoặc cái ghẻ. Nhất là trong thời tiết mùa đông se se lạnh, các boy thường không muốn giặt giũ tắm rửa nhiều. Đó cũng là yếu tố góp phần giúp ghẻ phát triển. Và cũng là nguyên nhân này mà ghẻ thường ở XY nhiều hơn ở XX dù lây ghẻ chẳng hề liên quan đến giới tính.




Dấu hiệu nhận biết bạn đã… nhiễm ghẻ

Nếu bạn thấy ở dương vật của mình xuất hiện những nốt mụn nước nhỏ rất ngứa. Ngoài ra bạn còn thấy xuất hiện các mụn nước rải rác ở thắt lưng hoặc kẽ lòng bàn tay và một vài vị trí khác nữa mà không kèm theo bất kỳ rối loạn chức năng sinh dục nào.

Điểm nổi bật nhất của “ghẻ” là các “đường hầm ghẻ” hay còn gọi là “luống ghẻ”. Đó là những đường dài 3 đến 5cm do cái ghẻ tạo thành. Trên mặt da teen sẽ thấy mụn nước nhỏ mà lấy kim chích sẽ có dịch chảy ra. Dùng kim khêu sẽ bắt được cái ghẻ bám vào đầu kim, di động khi đặt lên mặt kính. Đường hầm này thường tìm thấy ở kẽ ngón tay, đường chỉ tay…

Nhiễm ghẻ sẽ rất ngứa ngáy, khó chịu, nhất là vào ban đêm (vì cái ghẻ khoái đào hầm vào ban đêm) Bệnh càng nặng càng ngứa nhiều dẫn đến mất ngủ và nhiều những rắc rối kèm theo.

Điều trị ghẻ không khó!

Bạn nên phát hiện bệnh càng sớm càng tốt, việc điều trị sẽ dễ dàng hơn và để tránh lây lan cho những người xung quanh.

Nên đến thẳng Viện da liễu hoặc các bác sỹ da liễu để được điều trị một cách nhanh nhất. Bạn có thể yên tâm là thuốc chữa ghẻ sẽ không làm ảnh hưởng đến sức khỏe của “cậu nhỏ” của XY đâu. Sau vài tuần, bạn sẽ hết khổ tâm vì ghẻ ngay í mà!

Ngoài ra, bạn đừng nên thử áp dụng những lời kinh nghiệm chữa ghẻ của một số người với việc nên tắm với lá xoan, lá đào, xà cừ để chữa ghẻ. Vì tắm những loại lá này chỉ khiến bạn dễ bị dị ứng, dễ nhiễm trùng mà thôi.

Phòng bệnh như nào?

 - Vệ sinh cá nhân sạch sẽ. Tránh tiếp xúc với những nguồn nước ô nhiễm này.

- Khi phát hiện ra những người trong gia đình hoặc bạn bè bị nhiễm ghẻ, bạn nên khuyên người thân điều trị càng sớm càng tốt. Và nhớ là phải tránh tiếp xúc trực tiếp và dùng chung các đồ dùng của người bị bệnh.

Trên đây là những giới thiệu cơ bản của các chuyên gia phòng khám đa khoa Năm Châu. Nếu bạn vẫn còn những thắc mắc có thể nhận tư vấn trực tiếp với các chuyên gia của chúng tôi. Ngoài ra, nếu bạn đang có nhu cầu trị căn bệnh này nhanh chóng, hiệu quả, bạn có thể đăng ký qua mạng để được miễn phí đăng ký và được ưu tiên sắp xếp bác sĩ khám bệnh. Bạn cũng có thể gọi điện đến đường dây nóng: 0439 630 666  hoặc nhận tư vấn online. Chúng tôi luôn sẵn sàng đồng lòng cùng bạn và người thân chăm sóc sức khỏe.
- See more at: http://phongkhamnamchau.com/benh-ghe/nhan-biet-ve-benh-ghe.html#sthash.LSjxHxLI.dpuf

Bệnh ghẻ là bệnh do ký sinh trùng Sarcoptes scabiei Hominis, (tiếng Việt gọi là cái ghẻ) chúng đào hang rãnh trên da làm ngứa ngáy khó chịu và nhiễm trùng. Người ta biết bệnh ghẻ từ thế kỷ thứ 16 nhưng mãi đến năm 1934 mới tìm được ký sinh trùng gây bệnh ghẻ ở người.
 


Bệnh ghẻ dễ gây biễn chứng nhiễm khuẩn.




Lây chuyền: Bệnh ghẻ mang tính chất lây truyền và thường xuất hiện ở những vùng dân cư đông đúc, nhà ở chật hẹp, thiếu vệ sinh, hay thành dịch khi có chiến tranh, đợt di dân, sau hội hè, các trại giam, tắm sông, không vệ sinh da thường xuyên...


Bệnh ghẻ lây qua tiếp xúc trực tiếp với người bị ghẻ, nằm chung giường, mặc chung quần áo, dùng chung khăn tắm, tổn thương ghẻ thường ở vùng da mỏng có nhiều nếp nhăn. Chính vì vậy mà bệnh ghẻ được xếp vào nhóm bệnh lây truyền qua đường tình dục. Cái ghẻ có thể sống ngoài cơ thể được 2 - 3 ngày.



Ký sinh trùng ghẻ: Ký sinh trùng ghẻ có nhiều loại, loại gây bệnh ghẻ ở người là Sarcoptes scabiei hominis. Các loại ghẻ ở súc vật cũng có thể lây bệnh cho người nhưng do một loại ký sinh trùng khác loại của người, thường không có đường hầm nhưng có vẩy phấn, riêng loại ghẻ ở lạc đà thì ký sinh trùng giống như ở người.



Hình dạng ký sinh trùng ghẻ: Ký sinh trùng gây bệnh ở người có hình bầu dục, kích thước 1/3 - 1/4 mm, con trưởng thành có màu xám nhạt, có 4 đôi chân, đầu có vòi hút thức ăn.


+ Con cái thường to hơn con đực, nó có kích thước từ 0.3 - 0.5 mm, con cái xâm nhập vào đường biểu bì da, đào hầm và đẻ trứng, mỗi ngày để 3 - 5 trứng, cả đời đẻ từ 40 - 50 trứng, sau 3 - 7 ngày trứng nở thành ấu trùng, ấu trùng lột xác nhiều lần thành cái ghẻ trưởng thành, thời gian phát triển từ trứng đến giai đoạn trưởng thành từ 9 - 21 ngày.


+ Ghẻ đực chết ngay sau khi hoàn thành nghĩa vụ phối giống và ghẻ cái cũng chết sau khi đã đẻ hết số trứng của mình.


Sinh sản: Cái ghẻ bò ra khỏi đường hầm giao phối trên mặt da, 2 ngày sau con đực chết, con cái tiếp tực đào đường hầm khác đẻ trứng, mỗi chu kỳ sinh sản kéo dài 2 - 7 tuần. Cái ghẻ không sống quá 4 ngày khi ra khỏi cơ thể con người, bệnh lây do cái ghẻ mang trứng bò từ người này sang người khác, tuy nhiên quần áo chăn màn dính trứng ghẻ có thể là nguồn lây bệnh

 
Bệnh ghẻ ở trẻ em


Triệu chứng bệnh ghẻ


+ Thời gian ủ bệnh từ 6 tới 9 tuần


+ Tổn thương cơ bản là : - thấy ngứa ở da - Mụn nước rải rác, khu trú ở các kẽ ngón tay, mắt trước cổ tay, khuỷ tay, phía trước nách, núm vú, quanh thắt lưng, rốn. ..
Luống ghẻ là những đường hầm do con cái đục vào da để đẻ trứng, hình chỉ nhỏ ngoằn ngoèo dài 3– 15 mm chứa bụi phân của cái ghẻ, cuối luống ghẻ là một điểm phình to hơn, lấy kim khêu sẽ bắt được cái ghẻ bám trên đầu kim.


Khi bị ghẻ, người bệnh có các triệu chứng: ngứa nhiều về đêm, ngứa tăng khi trời nóng, lao động, thể thao. Mụn nước ở vị trí đặc hiệu, kẽ ngón tay, lằn chỉ cổ tay, nếp gấp bàn tay, vùng thắt lưng, cạp quần, bẹn đùi, sinh dục, nách, núm vú ở phụ nữ. Điều đặc biệt là ghẻ không thấy ở mặt, đầu và 1/3 trên lưng. Đối với trẻ em dưới 2 tuổi, ghẻ có thể bị toàn thân. Có thể dùng kính lúp soi bắt được cái ghẻ nằm ở cuối đường hầm trong da.



Điều trị.


Nguyên tắc điều trị là cùng điều trị cho tất cả những người trong gia đình, tập thể. Giặt phơi luộc quần áo chăn màn. Thời gian điều trị kéo dài 3 - 4 tuần.


Thuốc điều trị đặc hiệu là DEP ( Diethyl phtalat ) là thuốc bôi thông dụng nhất có kết quả rất tốt, ngoài ra còn có mỡ lưu huỳnh, tinh dầu, lá cây ba trạc...


Benzyl benzoat (Ascabiol, scabitox, zylate) là thuốc rất tốt, độ an toàn cao. Bôi, xịt ngày 2 lần cách nhau 15 phút. 24 giờ sau, tắm gội giặt quần áo.


 Eurax (crotamintan) 10%, thuốc bôi có tác dụng chống ngứa và diệt cái ghẻ. Cứ 6 - 10 giờ bôi 1 lần thuốc an toàn có thể bôi vào sinh dục và trẻ nhũ nhi.


Permethrin cream 5% (Elimite) là thuốc chữa ghẻ ít độc tính nhất có thể dùng cho trẻ em và phụ nữ có thai.


Lindane (gamma – benzen hexachlorid, kwell) xịt thuốc vào toàn bộ da từ cổ xuống chân. Sau 8 - 12 giờ, tắm rửa thay quần áo, xịt thuốc 2 lần/1 tuần thuốc chứa ghẻ nhanh nhưng độc với thần kinh nên không dùng cho trẻ nhỏ và phụ nữ có thai.


Đối với ghẻ vảy, ngoài thuốc bôi tại chỗ còn phải dùng thêm thuốc uống như ivermactin (đây là thuốc được dùng để điều trị giun chỉ từ năm 1987 nhưng lại rất hiệu quả và an toàn trong điều trị ghẻ, đặc biệt là ghẻ vảy). 


Lưu ý khi điều trị ghẻ, phải điều trị cho cả những người sống chung trong gia đình hoặc trong cùng đơn vị, ký túc xá sinh viên, tẩy uế quần áo, ga gối. Trong mùa hè phơi quần áo, ga, gối 3 - 4 nắng. Quần áo giặt để 1 tuần sau mặc lại.    

    
Phòng bệnh.


Để phòng bệnh ghẻ cần giữ gìn vệ sinh cá nhân, nhà ở, đặc biệt là quần áo. Nhà ở phải thoáng mát, sạch sẽ, quần áo phải thay giặt thường xuyên. Ngoài ra những người thân hoặc bạn bè cần phải có biện pháp cách li với người bênh để không bị lây bệnh.


Trên đây là những giới thiệu cơ bản của các chuyên gia phòng khám đa khoa Năm Châu. Nếu bạn vẫn còn những thắc mắc có thể nhận tư vấn trực tiếp với các chuyên gia của chúng tôi. Ngoài ra, nếu bạn đang có nhu cầu trị căn bệnh này nhanh chóng, hiệu quả, bạn có thể đăng ký qua mạng để được miễn phí đăng ký và được ưu tiên sắp xếp bác sĩ khám bệnh. Bạn cũng có thể gọi điện đến đường dây nóng: 0439 630 666  hoặc nhận tư vấn online. Chúng tôi luôn sẵn sàng đồng lòng cùng bạn và người thân chăm sóc sức khỏe.
Địa chỉ phòng khám: 707 Đường Giải Phóng, Quận Hoàng Mai, Tp Hà Nội

Thứ Năm, 3 tháng 10, 2013

Ghẻ là bệnh do ký sinh trùng gây ra, nhất là ở những bộ phận nhạy cảm mà vệ sinh chưa đạt “tiêu chuẩn”. Ghẻ ở cơ quan sinh dục có thể xuất hiện ở cả nam và nữ nhưng ở “cánh mày râu”, tỷ lệ bị ghẻ ngay tại “vùng kín” thường nhiều hơn so với nữ giới. 







1. Dấu hiệu cho biết cơ quan sinh dục của bạn đã bị ghẻ


Tại sao chúng ta phải nhìn vào các dấu hiệu cụ thể để nhận diện mình mắc căn bệnh này? Đơn giản bởi một số triệu chứng của bệnh ghẻ rất giống với nhiều bệnh nhiễm trùng khác ở bộ phận sinh dục như ngứa, nấm, dị ứng chẳng hạn. Nếu bạn không phân biệt được loại bệnh mình mắc phải mà sử dụng thuốc lung tung sẽ gây nên những hậu quả nghiêm trọng.


Do đó, chỉ khi cơ quan sinh dục của bạn biểu hiện những triệu chứng sau, cơ sở của bệnh ghẻ mới được xác lập:


- Cơ quan sinh dục (âm đạo hay dương vật) xuất hiện những nốt mụn nước nhỏ rất ngứa, ngứa ít về ban ngày, ngứa nhiều về đêm. Khi lấy kim chích, dịch sẽ chảy ra từ những nốt này, nếu khêu lên, cái ghẻ có thể bám vào đầu kim, di động khi đặt lên mặt kính.


- Hình thành các “đường hầm ghẻ” ngoằn ngoèo, màu trắng xám hay còn gọi là “luống ghẻ”. Đó là những đường dài 3 - 5cm do cái ghẻ tạo thành.


Bệnh càng nặng càng ngứa nhiều dẫn đến mất ngủ và nhiều rắc rối kèm theo.


2. Nguyên nhân mắc bệnh


- Do lây từ người này qua người khác bằng các con đường như tiếp xúc trực tiếp với người bị ghẻ (qua cử chỉ động chạm, ôm ấp hay qua giao hợp), nằm chung giường, mặc chung quần áo, dùng chung khăn tắm, chăn màn...


- Do vệ sinh bộ phận sinh dục kém, không thường xuyên lau rửa.


- Do sống, làm việc trong môi trường ô nhiễm, bẩn thỉu.


3. Chữa ghẻ ở cơ quan sinh dục


Theo ý kiến của các bác sỹ, bệnh ghẻ ở cơ quan sinh dục nếu không sớm được chữa trị mà để bệnh dây dưa, kéo dài sẽ rất dễ dẫn tới những biến chứng nguy hiểm như ghẻ nhiễm khuẩn (viêm da mủ, viêm nang lông, chốc nhọt), ghẻ viêm da hóa (bên cạnh các biểu hiện của bệnh ghẻ còn có các tổn thương khác: đám viêm da đỏ, 15 – 20cm đường kính, trên nền đỏ rải rác có mụn nước, vết trợt, khô hoặc chảy dịch, ngứa gây ra bệnh eczema) và ghẻ nhiễm khuẩn có biến chứng viêm cầu thận cấp là biến chứng nguy hiểm nhất. Đặc biệt, ghẻ ở bộ phận sinh dục dễ viêm mủ hay hình thành vết loét dạng săng, giống như săng giang mai.


Vì thế, tốt nhất là bạn nên phòng bệnh bằng cách giữ vệ sinh thân thể, đặc biệt là “vùng kín” (tắm rửa, thay quần áo hàng ngày), tránh tiếp xúc cơ thể với người bị ghẻ (không nằm chung giường, mặc chung quần áo, dùng chung khăn tắm, chăn màn hay quan hệ tình dục với người bị ghẻ), cải thiện môi trường sống và làm việc để có một sức khỏe tốt nhất, tránh được những bệnh viêm nhiễm giống như ghẻ cơ quan sinh dục.


Cũng giống như chứng ghẻ ở các bộ phận khác, ghẻ cơ quan sinh dục có thể được điều trị bằng thuốc DEP bôi lên vết ghẻ 2 lần/ngày vào buổi sáng và buổi tối hoặc thuốc Eurax bôi 1 lần vào buổi tối. Trường hợp nhiễm khuẩn, dùng dung dịch milian hay eosin phối hợp các thuốc bôi ngoài da và kháng sinh uống nhằm trị bệnh dứt điểm. Điều trị bằng đông y có thể cho bệnh nhân tắm lá đắng, lá ba gạc, lá đào, lá xoan…, bôi dầu hạt máu chó.


Lưu ý, nguyên nhân chính gây ra bệnh ghẻ là do lây lan nên cần điều trị cùng một lúc cả người bệnh lẫn người liên quan; tránh cào gãi, chà xát bởi gãi ghẻ nhiều, thường xuyên và triền miên sẽ gây ra sự bội nhiễm hay nhiễm trùng thứ phát như nhọt đầu đinh, nhọt mủ, eczema…


Ngoài ra, quần áo, chăn màn của người bệnh phải được giặt sạch phơi thật khô. Khi có một đợt dịch lây lan nhiều cần tẩy uế quần áo, chăn màn bằng cách dùng DDT rắc vào quần áo, đậy kín trong 48 giờ, sau đó đem giặt kỹ rồi mới dùng lại.


Hãy cố gắng điều trị bệnh tận gốc, đừng để nó gây ra những biến chứng nguy hiểm đối với bản thân bạn và lây lan sang những người thân của bạn nhé!


Trên đây là những giới thiệu cơ bản của các chuyên gia phòng khám đa khoa Năm Châu. Nếu bạn vẫn còn những thắc mắc có thể nhận tư vấn trực tiếp với các chuyên gia của chúng tôi. Ngoài ra, nếu bạn đang có nhu cầu trị căn bệnh này nhanh chóng, hiệu quả, bạn có thể đăng ký qua mạng để được miễn phí đăng ký và được ưu tiên sắp xếp bác sĩ khám bệnh. Bạn cũng có thể gọi điện đến đường dây nóng: 0439 630 666  hoặc nhận tư vấn online. Chúng tôi luôn sẵn sàng đồng lòng cùng bạn và người thân chăm sóc sức khỏe.
- See more at: http://phongkhamnamchau.com/benh-ghe/benh-ghe-o-co-quan-sinh-duc.html#sthash.GKHpDPDO.dpuf

Sau bão lũ, nước ngập úng lâu ngày rút đi để lại môi trường thuận lợi cho sự phát triển của bệnh tật, nhất là bệnh ngoài da, trong đó ghẻ ngứa là phổ biến. Để chữa chứng bệnh khó chịu này, ta có thể tận dụng nguồn cây cỏ sẵn có trong thiên nhiên để bào chế những dạng thuốc đơn giản nhằm sử dụng kịp thời, tại chỗ mà vẫn đạt kết quả khả quan.

 

 
 
Cây ba chạc. 
 
Nước sắc lá ba chạc: Hái một nắm lá to cả cành non cây ba chạc, khoảng 50-100g, để tươi, rửa sạch, đun sôi với 4-5 lít nước trong 30 phút đến 1 giờ. Đợi khi nước ấm, đem tắm, lấy bã xát mạnh vào các nốt ngứa ghẻ. Ngày làm một lần.
 
Lá cỏ lào, lá cúc tần, rễ bạch hoa xà cũng nấu và sử dụng như trên.
 
Cao lá cơi: Lấy 1kg lá cơi cả cành non, băm nát, nấu với 5-6 lít nước. Đun sôi liên tục trong 24 giờ. Vớt bỏ cành và lá, nước còn lại tiếp tục đun cho đến khi sánh đặc như cao.Khi dùng, lấy tăm bông sạch nhúng vào thuốc bôi lên tổn thương. Ngày làm hai lần.
 
Hạt, thân giã nhỏ, nấu thành cao đặc, rồi chế thuốc mỡ 10%, bôi cũng rất tốt.
 
Cồn thuốc chẽ ba: Chọn những đoạn thân cây chẽ ba có đường kính 1,5-2cm và mọc cách mặt đất 1-2cm. Chặt từng khúc 20-25cm, đặt lên bếp lửa cho cháy sém lớp bần bên ngoài. Cạo sạch lớp cháy sém, dùng dao róc lấy vỏ thân rồi tước thành sợi. Lấy 80-100g sợi thuốc cho vào chảo đã đốt nóng già, đảo đều trong 5-10 phút. Đổ cồn 70o vào cho xâm xấp, đảo tiếp trong 5-10 giây. Lấy thuốc ra, vò nát rồi xát vào nốt ghẻ ngứa. Ngày làm 2-3 lần trong 5 ngày liền. Thuốc không làm bẩn da, không gây kích ứng, lại có mùi thơm đặc biệt.
 
Cồn chiết từ 100g bột rễ cây cúc trừ trùng ngâm với 500ml cồn 80o hoặc cồn ngâm rễ bạch hoa xà với cồn 70o, bôi cũng có tác dụng tốt.
 
 
Quả máu chó.
 
 
Dầu hạt máu chó: Hạt máu chó được thu hái ở quả chín, phơi khô. Khi dùng, đập vỡ vỏ hạt, lấy nhân. Đem nhân giã thật nhuyễn, thêm muối đã rang khô với tỷ lệ 10%, trộn đều. Đồ như đồ xôi, rồi ép nóng lấy dầu. Dầu hạt máu chó có màu đỏ sẫm, mùi hắc, rất sánh. Hoặc lấy 50g nhân hạt giã nhỏ, cho vào 200ml rượu 35-40o. Đun sôi nhỏ lửa cho bốc hơi rượu đến khi được một cắn sền sệt. Có thể chế đơn giản như sau: Lấy 10 hạt máu chó, đập vỡ vỏ ngoài lấy nhân, giã nhuyễn, trộn với 10-20ml dầu lạc, dầu vừng, dầu quả dọc hoặc mỡ lợn, đun sôi trong 10-15 phút, lọc, để nguội
 
 
Nếu dùng phối hợp thì lấy hạt máu chó với hạt củ đậu, củ nghệ (lượng mỗi thứ bằng nhau) và diêm sinh (bằng nửa lượng của mỗi vị trên), tán nhỏ mịn, hòa với dầu vừng hoặc mỡ lợn. Cách khác: Hạt máu chó với hạt củ đậu và quả bồ hòn hoặc nấu cao hạt máu chó với dầu thầu dầu, bột hoàng nàn và bột long não.
 
 
Khi dùng các dạng dầu nêu trên, cần bôi thật mỏng để tránh mưng loét. Nếu dùng dầu nguyên ép từ hạt, cũng phải pha loãng để không bị kích ứng mạnh.
 
 
Nhựa và tinh dầu thông: Tinh dầu được dùng nhiều hơn. Có thể cất tinh dầu từ lá, quả hoặc nhựa cây. Khi dùng, lấy tinh dầu hoặc nhựa bôi một lớp thật mỏng lên nốt ghẻ ngứa sau khi đã xát rửa sạch sẽ. Ngày bôi hai lần. Không bôi dày quá, vết thương dễ bị mưng to vì tính kích ứng gây phồng da của tinh dầu và nhựa thông, nhất là ở những chỗ da mỏng. Tính chất kích ứng của nhựa thông kém hơn 4 lần so với tinh dầu. Các nhà khoa học đã nghiên cứu thấy những người khai thác nhựa thông thường ít bị bệnh ngoài da do ảnh hưởng của hơi tinh dầu bốc lên từ nhựa.
 
 
Trên đây là những giới thiệu cơ bản của các chuyên gia phòng khám đa khoa Năm Châu. Nếu bạn vẫn còn những thắc mắc có thể nhận tư vấn trực tiếp với các chuyên gia của chúng tôi. Ngoài ra, đăng ký qua mạng có thể được miễn phí đăng ký và được ưu tiên sắp xếp bác sĩ khám bệnh. Bạn cũng có thể gọi điện đến đường dây nóng: 0439 630 666  hoặc nhận tư vấn online. Chúng tôi luôn sẵn sàng đồng lòng cùng bạn và người thân chăm sóc sức khỏe.
- See more at: http://phongkhamnamchau.com/benh-ghe/chua-ghe-ngua-tu-cay-la.html#sthash.7P2dPV1I.dpuf
Design by Hao Tran | Blogger Theme by Sức khỏe sinh sản -