Thứ Ba, 27 tháng 8, 2013

HIV là căn bệnh nguy hiểm của toàn cầu. Mỗi năm, ở Việt Nam có khoảng hơn 200000 người nhiễm bệnh HIV. Hôm nay, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thời gian ủ bệnh HIV.

Mỗi người cần nắm được các kiến thức về thời gian ủ bệnh HIV  phải  trải qua thời kỳ này mà không lây bệnh cho người khác. Ngay cả khi không có các triệu chứng, người bệnh cũng cần kiểm tra thường xuyên.

Vi khuẩn gây bệnh giang mai ở phụ nữ có thể tồn tại trong máu đi qua nhau thai và lây nhiễm sang thai nhi. Bệnh cũng có thể lây sang trẻ sơ sinh trong quá trình đẻ con.

50% bệnh giang mai ở phụ nữ mang thai không được điều trị sẽ lây nhiễm sang thai nhi. Hậu quả có thể dẫn tới tình trạng sảy thai, thai chết lưu, chết sau khi sinh hoặc em bé sẽ bị tổn thương thần kinh nghiêm trọng. Bệnh giang mai cũng làm tăng nguy cơ sinh non và hạn chế thai nhi tăng trưởng trong tử cung.

Thứ Hai, 26 tháng 8, 2013

Bệnh giời leo là một bệnh nhiễm trùng cấp tính do virus herper zoster gây nên, tương tự virus gây bệnh thuỷ đâu. Bệnh giời leo phổ biến ở những người trên 50 và nguy cơ tăng lên cùng với tuổi. Bênh giời leo xảy ra khi tiếp xúc với virus herper zoster.

Bệnh giời leo là bệnh cực kỳ đau đớn do liên quan tới viêm dây thần kinh cảm giác. Bệnh gây tê, ngứa và đau trên diện tích lớn của cơ thể.

Bệnh hắc lào là bệnh do nấm nên rất dễ dàng điều trị bằng các loại kem kháng nấm. Ngoài ra, cách điều trị bệnh hắc lào bằng i-ốt cũng rất hiệu quả.

Bệnh hắc lào rất dễ lây lan và có thể xuất hiện tại các vùng da ẩm ướt và ấm áp của cơ thể như da đầu, háng và chân. Hắc lào tuy không gây ảnh hưởng lớn tới sức khoẻ, nhưng người bệnh cảm thấy ngứa và mất thẩm mỹ. Bên cạnh thuốc kháng sinh, cồn i-ốt cũng có tác dụng sát khuẩn, tiêu diệt nấm. Dưới đây là các bước trong cách điều trị bệnh hắc làobằng i-ốt:
Bước 1: Chọn cồn i-ốt: I-ốt là loại thuốc sát trùng phổ biến được bán tại các quầy thuốc. Sử dụng loại cồn i-ốt 2% vì nếu cao hơn sẽ gây tổn thương làn da của người bệnh.
Bước 2: Rửa sạch và lau khô vùng da hắc lào. Sử dụng xà phòng diệt khuẩn và nước ấm để làm sạch vùng da, sau đó lau khô nhẹ nhàng bằng khăn tay hoặc khăn giấy. Vứt bỏ khăn giấy và khăn tay sau khi lau khô để tránh lây lan nấm.

Rửa và lau khô vùng da bị hắc lào
Bước 3: Lấy cồn i-ốt bằng cách dùng tăm bông nhúng vào trong chai. Sau đó nhẹ nhàng bôi khắp vùng da bị hắc lào.
Cách điều trị bệnh hắc lào bằng iot 2
Nhúng tăm bông vào cồn iot
Bước 4: Bôi đều các khu vực da bị hắc lào 3 lần mỗi ngày. Nếu nhiều hơn sẽ tăng nguy cơ ngộ độc i-ốt với các triệu chứng nôn mửa, khát nước và đi tiểu khó khăn. Việc điều trị có thể kéo dài đến 4 tuần mới có cải thiện rõ rệt.
Cách điều trị bệnh hắc lào bằng iot 4
Bôi lên vùng da bị hắc lào
Bước 5: Giặt sạch khăn bông dùng lau khô vùng da hắc lào và các vật dụng cá nhân như khăn tắm, quần áo bằng nước nóng mỗi ngày. Không dùng chung các vật dụng các nhân để tránh lây lan cho các thành viên khác trong gia đình.
Cách điều trị bệnh hắc lào bằng iot 4
Giặt khăn, quần áo bằng nước nóng hàng ngày
Lời khuyên: Trong cách điều trị bệnh hắc lào bằng i-ốt cần chú ý:
- Cần thận khi bôi cồn i-ốt vì chúng có thể vấy bẩn quần áo và các vật liệu khác.
- Không dùng tay bôi trực tiếp dung dịch i-ốt lên vùng da tổn thương.
- Bệnh hắc lào có thể lây lan thông qua tiếp xúc với các vật phẩm bị nhiễm nấm như lược, bàn chải, khăn tắm.
- Sủ dụng gạc băng các vết hắc lào nếu ở nơi công cộng để tránh lây lan bệnh.
Lưu ý với bạncách điều trị bệnh hắc lào nếu không khỏi sau 4 tuần, hoặc khu vực hắc lào bị sưng lên, mưng mủ hay đổi màu cần đi khám bác sĩ ngay lập tức. Nếu người bệnh bị sốt thì cũng cần chăm sóc y tế.

Thứ Tư, 21 tháng 8, 2013

Bệnh zona thần kinh là biến chứng của bệnh zona khi virus gây tổn thương các rễ thần kinh. 20% -30% người bệnh có các triệu chứng đau thần kinh kéo dài nhiều tháng, nhiều năm thậm chí là cả phần đời còn lại.

Bệnh zona và zona thần kinh
Bệnh zona là bệnh do virus gây bệnh thuộc chủng virus thuỷ đậu gây nên. Sau khi mắc bệnh thuỷ đậu và được điều trị, virus thuỷ đậu vẫn tồn tại trong các rễ dây thần kinh của cơ thể. Khi hệ miễn dịch của cơ thể bị suy yếu, virus này hoạt động trở lại sau vài năm hoặc nhiều thập kỷ từ khi mắc bệnh thuỷ đậu.


Hình ảnh phát ban do zona
Khi hoạt động trở lại, các virus gây bệnh zona với các triệu chứng như phát ban trên da một bên cơ thể kèm theo đau đầu, nhạy cảm với ánh sáng, các triệu chứng giống cúm nhưng không sốt, ngứa, đau đớn.
Bệnh zona có thể dẫn tới biến chứng zona thần kinh khi các rễ thần kinh dưới da bị tổn thương, gây ra các cơn đau kéo dài và dữ dội.
Những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh zona thần kinh
Các nhà nghiên cứu cho biết những người lớn tuổi rất dễ mắc biến chứng zona thần kinh. Ngoài ra còn một số yếu tố khác bao gồm:
- Giới tính: nữ giới có nguy cơ cao hơn
- Các triệu chứng trước khi phát ban xuất hiện như tê, ngứa ra, đau
- Đau dữ dội trong giai đoạn đầu
- Phát ban nặng
Nguy cơ mắc bệnh zona thần kinh
Tuổi tác làm tăng nguy cơ zona thần kinh
Những thay đổi tâm lý sau khi mắc zona thần kinh
Các nhà khoa học đã tập chung nghiên cứu những thay đổi tâm sinh lý của người bệnh sau khi mắc bệnh zona thần kinh và cho thấy: Nhiều người mắc bệnh zona có biến chứng zona thần kinh có thể mắc các triệu chứng rối loạn nhân cách, bệnh thần kinh, lo lắng, trầm cảm và các căng thẳng khác. Nguy cơ bị cô lập xã hội cũng tăng lên ở bệnh nhân zona thần kinh.
Phòng biến chứng zona thần kinh
Một số loại thuốc kháng virus có thể giúp điều trị bệnh zona trong giai đoạn đầu như Famvir, Valtrex, và Zovirax. Các loại thuốc này cần dùng trong vòng 2 – 3 ngày sau khi khởi phát bệnh.
Những người già trên 50 tuổi hoặc có các triệu chứng nặng cần uống thêm liều dự phòng. Những loại thuốc kháng virus này khá an toàn và có ít tác dụng phụ.
Thuốc trị bệnh zona thần kinh
Thuốc kháng virus an toàn cho người bệnh zona
Căng thẳng tâm lý cũng có thể khiến bệnh trở nên trầm trọng hơn. Do đó người bệnh cần được kết nối với gia định và xã hội để giải toả những căng thẳng về tâm lý để việc điều trị bệnh zona đạt kết quả và phòng tránh biến chứng.
D.P

Nếu được chuẩn đoán và điều trị trong giai đoạn đầu, bệnh giang mai dễ dàng chữa khỏi bằng thuốc kháng sinh penicillin. Cùng khamchuabenh.info tìm hiểu cách chữa bệnh giang mai hiệu quả.

Một liều tiêm duy nhất penicillin có thể tiêu diệt hết các vi khuẩn gây bệnh giang mai. Tuy nhiên, liều dùng chỉ có tác dụng ngăn chặn tiến triển của bệnh nếu điều trị trước 1 năm sau khi nhiễm bệnh. Nếu lâu hơn sẽ cần liều bổ sụng.


Penicillin được dùng phổ biến trong điều trị bệnh giang mai
Penicillin được chỉ định an toàn để cách chữa bệnh giang mai ở phụ nữ mang thai. Nếu dị ứng với penicillin, người phụ nữ có thể trải qua quá trình giải mẫn cảm và cho phép sử dụng penicillin. Thai nhi cũng được đề nghị điều trị bằng kháng sinh nếu cần thiết.
Trong ngày đầu tiêm penicillin điều trị, người bệnh có thể xảy ra phản ứng Jarisch-Herxheimer. Các dấu hiệu và triệu chứng bao gồm sốt, ớn lạnh, buồn nôn, đau nhức toàn thân và đau đầu. Phản ứng này thường không kéo dài quá 1 ngày.
Cách chữa bệnh giang mai cho phụ nữ mang thai
Phụ nữ mang thai có thể sử dụng thuốc kháng sinh an toàn trong điều trị bệnh giang mai
Theo dõi sau điều trị bệnh giang mai
Sau khi điều trị, bác sĩ có thể yêu cầu bệnh nhân:
- Xét nghiệm máu và kiểm tra định kỳ để đảm bảo cơ thể người bệnh đáp ứng với việc điều  trị bằng penicillin.
- Tránh qua hệ tình dục cho tới khi điều trị xong và các xét nghiệm máu cho thấy các nhiễm trùng đã được chữa khỏi hoàn toàn.
- Thông báo cho bạn tình để họ cũng được kiểm tra và điều trị nếu cần thiết.
- Xét nghiệm phát hiện nhiễm HIV.
Cách chữa bệnh giang mai phòng tránh sự lây lan
Điều trị bệnh giang mai bao gồm việc phòng tránh lây lan
Để ngăn ngừa sự lây lan của bệnh giang mai, những lời khuyên sau sẽ giúp ích
- Quan hệ tình dục an toàn bằng cách: sử dụng bao cao su khi quan hệ và thực hiện quan hệ một vợ một chồng.
- Không sử dụng các thuốc kích thích quá nhiều rượu hoặc các loại thuốc kích thích khác có thể dẫn tới hành vi quan hệ tình dục không an toàn.
- Phụ nữ có kế hoạch mang thai nên được kiểm tra sàng lọc bệnh. Bệnh giang mai có thể dẫn tới thai chết lưu.
Trên đây là những cách chữa bệnh giang mai bằng thuốc kháng sinh hiệu quả. Khamchuabenh.info chúc các bạn luôn mạnh khỏe!
D.P

Bệnh sốt xuất huyết là bệnh gây tử vong hàng đầu ở trẻ em các tính phía nam Việt Nam.  Căn bệnh này nhiều người biết nhưng để hiểu rõ và nhưng số người trả lời được câu hỏi bệnh sốt xuất huyết là gì thì không nhiều.


Bệnh sốt xuất huyết do virus Dengue gây ra. Nguyên nhân lây truyền bệnh chính là do muỗi đốt. Tất cả mọi người đều có nguy cơ bị muỗi đốt và nhiễm bệnh nếu không có biện pháp tự bảo vệ bản thân tốt. Đặc biệt là khi hiện nay chưa có vắc xin phòng ngừa sốt xuất huyết thì việc bảo vệ cơ thể lại càng quan trọng hơn bao giờ hết.
benh-sot-xuat-huyet-la-gi
Muỗi thường sinh sống ở những nơi ao tù nước đọng và sinh sản rất nhanh. Do đó trước hết để phòng bệnh, bạn cần vệ sinh khu vực nhà ở và xung quanh nhà ở thật sạch sẽ để đảm bảo muỗi không có môi trường sinh sôi và lây bệnh.
benh-sot-xuat-huyet-la-gi
Bệnh sốt xuất huyết được phát hiện thông qua các triệu chứng như sau: sốt cao đột ngột và liên tục trong 2-7 ngày, xuất huyết dưới dạng chấm trên da, chảy máu cam, ói ra máu, gan to, huyết áp giảm, đau bụng, chán ăn, đau cơ…
Khi bị bệnh, phải đưa ngay bệnh nhân tới bệnh viện để được chuẩn đoán và điều trị kịp thời.

Sùi mào gà được nhiều người biết đến là bệnh lây truyền qua đường tình dục, tuy nhiên để hiểu rõ hơn về nguyên nhân cũng như các dấu hiệu bệnh, chúng ta hãy cùng tìm hiểu cụ thể bệnh sùi mào gà ở phụ nữ nhé.


Bệnh sùi mào gà lây truyền chủ yếu qua đường tình dục, thông qua vết trầy xước niêm mạc. Bệnh này được gây ra bởi virus thuộc nhóm papova. Đó là HPV. Nhiều người cho rằng bệnh sùi mào gà là một bệnh lành tính, tuy nhiên hiện nay rất nhiều trường hợp bệnh đã phát triển thành ác tính gây ra những biến chứng nguy hiểm như bệnh ung thư cổ tử cung đối với nữ giới.
benh-sui-mao-ga-o-phu-nu
Bệnh sùi mào gà ở phụ nữ có dạng u nhú màu đỏ hoặc nâu dễ phát triển trong môi trường kín đáo và ẩm ướt như âm đạo, âm hộ, hậu môn, cổ tử cung. Khi bị bệnh, chị em sẽ thấy đau rát và ngứa ở một số khu vực trên cơ thể. Các nốt đỏ có thể biến thành nốt ban sùi lên như cục thịt.
Biết được nguyên nhân gây bệnh rồi, chị em phụ nữ cần biết cách phòng tránh bệnh sùi mào gà ra sao. Các bác sĩ và chuyên gia y tế đều khuyên chúng ta luôn luôn giữ vệ sinh cơ thể như tắm rửa thường xuyên, khi đi vệ sinh xong phải lau chùi sạch khu vực vừa ngồi, giảm khả năng lây bệnh. Tuy nhiên cũng không nên thụt rửa nước vào sâu trong khu vực âm đạo, như vậy sẽ không tốt. Quần áo mặc cần sạch sẽ, thơm tho, quần áo phải giặt sạch xà phòng, tránh lưu cặn xà phòng trên quần áo.
benh-sui-mao-ga-o-phu-nu
Khi phát hiện triệu chứng của bệnh sùi mào gà, chị em cần đến bệnh viện để khám và điều trị kịp thời. Phương pháp điều trị phổ biến hiện nay là laser CO2. Ngoài ra, bệnh nhân có thể dùng thêm thuốc tùy thuộc khu vực bị bệnh.
Design by Hao Tran | Blogger Theme by Sức khỏe sinh sản -