Hiển thị các bài đăng có nhãn Bệnh hắc lào. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Bệnh hắc lào. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Sáu, 13 tháng 9, 2013

Bệnh hắc lào và cách chữa tận gốc

Hỏi: Bác sĩ ơi, tay cháu bi nổi mụn đỏ sau một thời gian đầu mụn chuyển sang màu trắng. Mụn tao thành hình tròn như đồng xu và rất ngứa. Bác sĩ cho cháu biết cháu mắc bệnh gì và chữa như thế nào? Cháu xin cảm ơn. (Luân)

Đây là một bệnh da phổ biến. Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi, tuy nhiên thường gặp ở tuổi thanh thiếu niên và trung niên, nam nhiều hơn nữ, ở những người làm việc trong môi trường ẩm ướt, ra mồ hôi nhiều, bơi lội, hay vệ sinh kém. Đường lây truyền chính thường từ người; ngoài ra có thể gặp từ gia súc (chó, mèo…), đất

Làm thế nào để nhận biết hắc lào?       
Hai dấu hiệu nổi bật là ngứa và nổi mẩn đỏ, mụn nước. Ngứa ở vùng có tổn thương da, cả ngày lẫn đêm, tăng nhiều khi ra mồ hôi, trời nóng nực hay về đêm. Nổi mẩn đỏ một vùng có giới hạn rõ, trên bề mặt thường có nổi nhiều mụn nước như phỏng tập trung ở rìa của tổn thương (diễn tiến ly tâm tương tự như đồng tiền (nên còn được gọi là lác đồng tiền). Bệnh thường khởi đầu ở một bên bẹn, sau đó có thể lan sang bên kia và ra sau mông. Ngoài ra, bệnh còn có thể gặp ở chi, bụng và mặt.

 
      
       Nếu không chữa trị kịp thời bệnh sẽ lan thêm ra những vị trí khác, tăng kích thước, chàm hóa hoặc lây sang người khác do tiếp xúc trực tiếp hay lây qua quần áo. Nếu bôi thuốc không đúng (thuốc quá mạnh, bôi dây sang da lành hay da non, thuốc không đúng bệnh…) có thể gây ra tình trạng phỏng, chảy nước nhiều, ngứa dữ dội… trong một số trường hợp có thể gây nhiễm trùng, đi lại khó khăn.
 
 
 


Điều trị như thế nào?
       
Điều trị hắc lào có rất nhiều loại thuốc. Trong dân gian thường dùng lá Muồng, Ô môi, Xương rồng bôi cũng có tác dụng nhưng có thể gây biến chứng nhiễm trùng, viêm tấy… nếu dây vào vùng da non, bìu. Nhiều loại thuốc bôi cổ điển đã được pha chế sẵn như Antimycose, BSA, ASA, BSI… có tác dụng tốt nhưng gây lột da nhiều, đau rát, để lại màu đen trên da như sạm da hoặc gây biến chứng tương tự thuốc dân gian.
Gần đây có nhiều loại thuốc kháng nấm mới có thể dùng tại chỗ hay uống. Thuốc bôi có dẫn xuất của Imidazole như Econazole, Miconazole, Clotrimazole… bôi 2 lần trong ngày. Đặc biệt ketoconazole chỉ cần bôi 1 lần trong ngày. Những thuốc này có ưu điểm là không có màu, mùi thơm, không gây lột da, viêm tấy, nhưng có thể gây dị ứng nhẹ. Tuy nhiên dị ứng này sẽ giảm và hết khi ngưng bôi thuốc hay dùng thuốc chống dị ứng. Trong trường hợp nấm tái phát nhiều lần hay nhiều vị trí, thường sử dụng thuốc uống như Griseofulvin, Ketoconazole (Nizoral), Itraconazole (Sporal), Fluconazole… tuy nhiên cần cẩn thận khi sử dụng thuốc chống nấm toàn thân do thuốc có tác dụng phụ. Thuốc được sử dụng hạn chế ở những người có bệnh nội khoa mãn tính như gan, thận.... Khi phối hợp với các thuốc khác cần phải thận trọng có sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa, do có thể có những biến chứng nặng nề.
Phòng ngừa tái phát        
Hắc lào thường hay tái phát do dùng thuốc không đúng cách hay do không diệt nguồn lây. Để hạn chế tái phát, bên cạnh dùng thuốc đúng chỉ định cần phải diệt nấm ở những vật dụng cá nhân như áo quần, mùng mền, chiếu gối… bằng cách luộc nước sôi 100oC trong vòng 15 phút, rắc bột chống nấm hay bôi Iod 2% hai ngày một lần. Đối với người lành chưa mắc bệnh, không nên mặc chung quần áo với người khác, không giao hợp với người lạ, tránh làm việc ở những nơi ẩm ướt, ra mồ hôi nhiều, nếu cần phải giữ khô nhất là nếp gấp. Khi đã bị bệnh, nếu nhẹ chỉ cần bối thuốc đúng chỉ định, lựa chọn thuốc thích hợp tùy điều kiện địa phương và bệnh nhân. Nếu có tái phát hay có biến chứng nên đến bác sĩ chuyên khoa. Điều quan trọng là không quên diệt nguồn lây. 

Chủ Nhật, 8 tháng 9, 2013

Bạn đang bị hắc lào? Tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh hắc lào giúp bạn có hướng điều trị kịp thời.


Bệnh hắc lào là bệnh ngoài da thường gặp
Cảm giác ngứa ngáy xuất hiện ngày một rõ rệt kèm theo những dấu hiệu khác lạ ở vùng da bị tổn thương khiến bạn lo lắng? Tại các mụn nước, có màu đỏ, tập trung thành một vùng có dạng như đồng tiền xu rất đau rát, khó chịu đặc biệt khi thời tiết nóng ẩm, vận động nhiều hay về đêm. Đây là dấu hiệu cho thấy bạn đã bị hắc lào. Bệnh có thể gặp ở nhiều vùng da như mặt, bẹn, chân tay. Vậy vì đâu mà bạn bị nhiễm bệnh này? Cùng Khamchuabenh.info tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh hắc lào để nắm bắt cơ chế gây bệnh từ đó có phương pháp điều trị, phòng tránh hiệu quả.
Vi nấm gây bệnh
Dân gian còn gọi bệnh hắc lào là lác. Bệnh do một loại vi nấm cạn gây nên. Tác nhân gây bệnh thuộc dermatophytes, thường gặp nhất là là hai loại trychophyton và epidermophyton.
Tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh hắc lào 1
Vi nấm gây bệnh hắc lào
Thói quen sinh hoạt
Những thói quen sinh hoạt không lành mạnh cũng là nguyên nhân gây bệnh hắc lào, có thể kể đến như:
- Mặc quần áo ẩm ướt, mặc đồ chung với người lạ: Môi trường ẩm ướt là điều kiện lí tưởng cho sự phát triển của nấm gây bệnh. Quần áo ẩm ướt còn khiến tăng nguy cơ mắc các bệnh ngoài da khác.
- Ít tắm giặt mà lại hay ra nhiều mồ hôi. Thói quen xấu này tạo điều kiện thuận lợi cho các loại nấm, vi khuẩn, kí sinh trùng dễ dàng thâm nhập vào cơ thể và phát bệnh.
- Bơi lội tại vùng nước bẩn: Đây cũng là một nhân tố khiến bạn bạn hắc lào.
Bị lây nhiễm
Hắc lào là bệnh ngoài da dễ lây nhiễm qua đường tiếp xúc da thịt thông thường hay mặc chung quần áo, dùng chung đồ dùng sinh hoạt. Bạn có thể bị lây nhiễm do:
- Quan hệ tình dục với người bị nhiễm bệnh hay với người lạ: Sự tiếp xúc thân mật khiến các vùng da không bị bệnh có thể cọ xát và bị nhiễm từ những vùng da đã bị hắc lào.
- Mặc quần áo chung với người đã bị nhiễm bệnh
- Có thể bị lây nhiễm từ động vật, đất đai
Các biện pháp phòng bệnh chủ yếu
Xuất phát từ việc nhận định nguyên nhân gây bệnh hắc lào, bạn có thể phòng bệnh bằng một số biện pháp chủ yếu sau:
- Vệ sinh sạch sẽ
- Không mặc chung đồ với người khác
- Không quan hệ tình dục “tùy tiện”
Tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh hắc lào 2
Vệ sinh sạch sẽ để phòng bệnh
Trên đây là những nguyên nhân gây bệnh hắc lào nắm bắt được điều này giúp bạn có thể tránh khỏi nguy cơ mắc bệnh và có phương hướng điều trị kịp thời.

Thứ Hai, 26 tháng 8, 2013

Bệnh hắc lào là bệnh do nấm nên rất dễ dàng điều trị bằng các loại kem kháng nấm. Ngoài ra, cách điều trị bệnh hắc lào bằng i-ốt cũng rất hiệu quả.

Bệnh hắc lào rất dễ lây lan và có thể xuất hiện tại các vùng da ẩm ướt và ấm áp của cơ thể như da đầu, háng và chân. Hắc lào tuy không gây ảnh hưởng lớn tới sức khoẻ, nhưng người bệnh cảm thấy ngứa và mất thẩm mỹ. Bên cạnh thuốc kháng sinh, cồn i-ốt cũng có tác dụng sát khuẩn, tiêu diệt nấm. Dưới đây là các bước trong cách điều trị bệnh hắc làobằng i-ốt:
Bước 1: Chọn cồn i-ốt: I-ốt là loại thuốc sát trùng phổ biến được bán tại các quầy thuốc. Sử dụng loại cồn i-ốt 2% vì nếu cao hơn sẽ gây tổn thương làn da của người bệnh.
Bước 2: Rửa sạch và lau khô vùng da hắc lào. Sử dụng xà phòng diệt khuẩn và nước ấm để làm sạch vùng da, sau đó lau khô nhẹ nhàng bằng khăn tay hoặc khăn giấy. Vứt bỏ khăn giấy và khăn tay sau khi lau khô để tránh lây lan nấm.

Rửa và lau khô vùng da bị hắc lào
Bước 3: Lấy cồn i-ốt bằng cách dùng tăm bông nhúng vào trong chai. Sau đó nhẹ nhàng bôi khắp vùng da bị hắc lào.
Cách điều trị bệnh hắc lào bằng iot 2
Nhúng tăm bông vào cồn iot
Bước 4: Bôi đều các khu vực da bị hắc lào 3 lần mỗi ngày. Nếu nhiều hơn sẽ tăng nguy cơ ngộ độc i-ốt với các triệu chứng nôn mửa, khát nước và đi tiểu khó khăn. Việc điều trị có thể kéo dài đến 4 tuần mới có cải thiện rõ rệt.
Cách điều trị bệnh hắc lào bằng iot 4
Bôi lên vùng da bị hắc lào
Bước 5: Giặt sạch khăn bông dùng lau khô vùng da hắc lào và các vật dụng cá nhân như khăn tắm, quần áo bằng nước nóng mỗi ngày. Không dùng chung các vật dụng các nhân để tránh lây lan cho các thành viên khác trong gia đình.
Cách điều trị bệnh hắc lào bằng iot 4
Giặt khăn, quần áo bằng nước nóng hàng ngày
Lời khuyên: Trong cách điều trị bệnh hắc lào bằng i-ốt cần chú ý:
- Cần thận khi bôi cồn i-ốt vì chúng có thể vấy bẩn quần áo và các vật liệu khác.
- Không dùng tay bôi trực tiếp dung dịch i-ốt lên vùng da tổn thương.
- Bệnh hắc lào có thể lây lan thông qua tiếp xúc với các vật phẩm bị nhiễm nấm như lược, bàn chải, khăn tắm.
- Sủ dụng gạc băng các vết hắc lào nếu ở nơi công cộng để tránh lây lan bệnh.
Lưu ý với bạncách điều trị bệnh hắc lào nếu không khỏi sau 4 tuần, hoặc khu vực hắc lào bị sưng lên, mưng mủ hay đổi màu cần đi khám bác sĩ ngay lập tức. Nếu người bệnh bị sốt thì cũng cần chăm sóc y tế.
Design by Hao Tran | Blogger Theme by Sức khỏe sinh sản -