Hiển thị các bài đăng có nhãn bệnh trẻ em. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn bệnh trẻ em. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Hai, 30 tháng 9, 2013

Bệnh ghẻ là bệnh do ký sinh trùng Sarcoptes scabiei, Hominis, (tiếng Việt gọi là cái ghẻ) chúng đào hang rãnh trên da làm ngứa ngáy khó chịu và nhiễm trùng. Bất kỳ ai cũng có thể mắc bệnh ghẻ, trong đó có cả trẻ em. Ghẻ là một bệnh ngoài da phổ biến, dễ lây, nhất là ở những nơi chật chội, thiếu vệ sinh,... 

Nguyên nhân
Nguyên nhân gây bệnh là một loại ký sinh trùng có tên là Sarcoptes Scabiei, có nơi còn gọi là con mạt ngứa (itch mite). Con cái có kích thước từ 0,3-0,5mm. Cái ghẻ xâm nhập vào đường biểu bì da đào hầm và đẻ trứng. Chúng đẻ từ 2-3 trứng/ngày và đẻ liên tục trong 4-6 tuần liền. Ghẻ đực chết ngay sau khi hoàn thành nghĩa vụ phối giống và ghẻ cái cũng chết sau khi đã đẻ hết số trứng của mình. Trứng nở thành ấu trùng và phát triển thành con trưởng thành chỉ trong vòng 3-4 ngày.

Quá trình lây ghẻ
Con cái ghẻ thường bò lên da về ban đêm cho nên hay lây lan cho những người dùng chung chăn chiếu, nằm chung giường, mặc chung quần áo, chung khăn tắm. Ghẻ cũng có thể lây lan gián tiếp qua đồ dùng, đồ chơi trẻ em, quần áo hay trực tiếp qua bắt tay... Chính vì vậy, mà bệnh ghẻ được xếp vào nhóm bệnh lây truyền qua đường tình dục. Cái ghẻ có thể sống ngoài cơ thể được 2-4 ngày. Cái ghẻ sẽ chết sau khi rời vật chủ 4 ngày.
Thời kỳ ủ bệnh thay đổi từ 2 - 40 ngày, trung bình từ 10-15 ngày. Lúc đầu trẻ sẽ thấy ngứa ở các kẽ, như kẽ ngón tay, rãnh quy đầu, kẽ mông,... Ngứa lan dần nhanh chóng ra toàn thân và ngứa nhiều về ban đêm.
Trẻ em hay cả người lớn bị nhiễm ký sinh trùng ghẻ lần đầu tiên trong vòng 2 tuần đầu hoàn toàn chưa có biểu hiện ngứa mặc dù ngứa ghẻ được so sánh với đau đẻ và đòn ghen. Nhưng do có thể mới bị ghẻ xâm nhập nên chưa có sự phản ứng lại (hay là sự nhạy cảm) nên chưa thấy ngứa, điều đó lý giải tại sao một số bệnh nhân có tổn thương ghẻ thực sự mà hoàn toàn chưa thấy ngứa. Những người bị tái nhiễm ghẻ thì xuất hiện ngứa dữ dội ngay từ khi cái ghẻ xâm nhập vào da.

Chẩn đoán ghẻ
Việc chẩn đoán ghẻ rất dễ, ai đó từng bị ghẻ đều có thể nhận ra được, nhưng đôi khi cũng bị nhầm lẫn tại các phòng khám chuyên khoa vì ghẻ lâu ngày tạo thành eczema hóa hoặc bội nhiễm hoặc ghẻ vảy. Chẩn đoán dựa vào triệu chứng bệnh ngứa nhiều về ban đêm, ngứa tăng khi trời nóng, lao động, thể thao. Mụn nước ở vị trí đặc hiệu, kẽ ngón tay, lằn chỉ cổ tay, nếp gấp bàn tay, vùng thắt lưng, cạp quần, bẹn, đùi, sinh dục, nách, núm vú ở phụ nữ. Điều đặc biệt là ghẻ không thấy ở mặt, đầu và 1/3 trên lưng. Đối với trẻ em dưới 2 tuổi có thể bị ghẻ toàn thân. Có thể dùng kính lúp soi bắt được cái ghẻ nằm ở cuối đường hầm trong da.
Ghẻ vảy còn gọi là ghẻ Nauy (Norwegian scabies). Khác với ghẻ thông thường, thương tổn ghẻ không phải là mụn nước mà là đám vảy tiết lẫn vảy da dày giống như bệnh vảy nến. Tổn thương cả ở dưới móng, mặt và đầu. Điều đặc biệt là triệu chứng ngứa rất nhẹ nhưng lại rất nhiều cái ghẻ nằm trong đám vảy tiết. Ghẻ vảy rất hiếm gặp, chỉ thấy ở những người có miễn dịch kém như: bệnh nhân AIDS, hội chứng Down, người bệnh tâm thần phân liệt, phạm nhân…
Điều trị ghẻ bằng cách nào?
Điều trị bệnh ghẻ tương đối dễ dàng, chỉ cần diệt hết cái ghẻ và phòng tránh không bị tái nhiễm. Hầu hết những phương pháp điều trị đều cho đáp ứng tốt, bệnh có thể khỏi hoàn toàn nhưng đôi khi cũng cần điều trị đợt hai cách một thời gian sau đó khoảng từ 2 - 7 ngày.
Nguyên tắc
- Phát hiện sớm, điều trị sớm khi chư­a có biến chứng
- Điều trị tất cả những ng­ười bị ghẻ sống chung cùng một lúc
- Điều trị kết hợp với phòng bệnh chống lây lan. Cách ly ngư­ời bệnh, giặt luộc, là, phơi nắng quần áo, chăn màn, đồ dùng. Không dùng chung quần áo, ngủ chung.
Dùng thuốc
Đông y thường dùng lá cây ba gạc, lá đào đun nước tắm, nhựa cây máu chó bôi tại chỗ, tắm nước muối, tắm biển...
Tây y có thể dùng một trong những loại thuốc sau:
- D.E.P (dietyl phtalat) là thuốc chống muỗi, vắt đốt nhưng có tác dụng diệt cái ghẻ nhanh và rẻ tiền, ít độc tính. Bôi ngày 2-3 lần. Thuốc không nên dùng cho trẻ nhũ nhi và không bôi vào bộ phận sinh dục.
- Benzyl benzoat (ascabiol, scabitox, zylate) là thuốc rất tốt, độ an toàn cao. Bôi, xịt ngày 2 lần cách nhau 15 phút. 24 giờ sau tắm gội và giặt quần áo.
- Eurax (crotamintan) 10%, thuốc bôi có tác dụng chống ngứa và diệt cái ghẻ. Cứ 6-10 giờ bôi 1 lần thuốc, an toàn, có thể bôi được ở bộ phận sinh dục và dùng được cho trẻ nhũ nhi.
- Permethrin cream 5% (elimite) là thuốc chữa ghẻ ít độc tính nhất, có thể dùng cho trẻ em và phụ nữ có thai.
- Lindane (gamma-benzen hexachlorid, kwell) xịt thuốc vào toàn bộ da từ cổ xuống chân. Sau 8-12 giờ tắm rửa thay quần áo, xịt thuốc 2 lần/tuần, thuốc chữa ghẻ nhanh nhưng độc với thần kinh nên không dùng cho trẻ nhỏ và phụ nữ có thai.
Đối với ghẻ vảy, ngoài thuốc bôi tại chỗ còn phải uống thuốc ivermactin, là thuốc được dùng để điều trị giun chỉ nhưng lại rất hiệu quả và an toàn trong điều trị ghẻ, đặc biệt là ghẻ vảy. Liều lượng 20mg/kgcân nặng/1 lần, nhắc lại sau 1-2 tuần. Uống thuốc vào lúc đói.
Lưu ý
Khi điều trị ghẻ phải điều trị cho cả những người sống chung trong gia đình và các nguồn lây khác bên ngoài (ví dụ như các bạn học cùng lớp), tẩy uế quần áo, ga gối.
Hơn nữa, trước khi dùng thuốc bôi hay thuốc uống cho trẻ, cần đưa trẻ đi khám để bác sĩ chẩn đoán tránh nhầm lẫn bệnh ghẻ với các bệnh khác và xin lời khuyên hợp lý trong việc lựa chọn thuốc.
Phòng bệnh ghẻ cho con
- Giữ vệ sinh da cho bé, sử dụng các loại xà bông diệt khuẩn thông dụng để phòng ngừa bệnh ghẻ.
- Cắt ngắn móng tay, chân cho bé thường xuyên để loại bỏ ổ chứa vi khuẩn.
- Trong các trường mẫu giáo, nhà trẻ, trường tiểu học, khi phát hiện có trẻ bị ghẻ, các thầy cô có các biện pháp cách ly và không cho trẻ dùng chung chăn chiếu, đồ chơi để tránh ghẻ lây lan sang các trẻ khỏe mạnh khác.
- See more at: http://phongkhamnamchau.com/benh-ghe/ghe-ngua-o-be.html#sthash.lA9VeSGq.dpuf

Thứ Bảy, 28 tháng 9, 2013

Hỏi: Con tôi năm nay 3 tuổi, xuất hiện nhiều mụn nước ở rốn, kẻ ngón tay và bộ phận sinh dục, kèm theo rất ngứa vì thấy cháu gãi nhiều, nhất là về đêm, đi khám bác sĩ chẩn đoán là ghẻ ngứa, nhưng điều trị vẫn chưa khỏi, nghe nói bệnh rất lây. Vậy tôi xin hỏi điều trị và phòng lây nhiễm bệnh ghẻ ngứa như thế nào? Rất mong được bác sĩ giúp đỡ

 
Trịnh Tuyết Lan  (Lâm Đồng)
 
 

 
Trả lời: Ngày nay, ghẻ ngứa vẫn còn là bệnh lây lan trong gia đình và cộng đồng, bệnh do con cái ghẻ gây nên, có tên khoa học là Sarcoptes scabiei, bệnh lây truyền chủ yếu do tiếp xúc trực tiếp da - da, qua vật dụng dùng chung như: quần áo, chăn mền... Bệnh khởi đầu bằng triệu chứng chính là ngứa, ban ngày ngứa ít và ngứa rất dữ dội về đêm, khiến cho bệnh nhân mất ngũ. Sau ngứa thì xuất hiện các mụn nước nằm rải rác, có màu trắng đục, ở vùng da non, con cái ghẻ đào hầm dưới da, là một đường rất nhuyễn, cong khúc khuỷu, màu xám hay đen do màu của phân con cái ghẻ tạo nên, kích thước khoảng vài mm, hơi nổi cộm dưới da, nhìn kỹ cũng thấy bằng mắt thường. Vị trí thường ở nếp kẻ tay, mặt bên các ngón, mặt trước cẳng tay, cùi chỏ, nách, quầng vú, quanh rốn, bộ phận sinh dục, mông, đùi, háng. Ở trẻ em thường ở lòng bàn tay, kẻ các ngón tay, lòng bàn chân, bộ phận sinh dục, mông, da đầu. Ngoài các triệu chứng trên còn một số triệu chứng không đặc hiệu như: dấu gãi trầy xước da do các móng tay, vết chàm hóa tạo những mụn nước tụ lại thành mảng. Nếu không điều trị kịp thời bệnh sẽ tồn tại lâu dài, bệnh có thể tái phát sau 25 ngày sau khi lành bệnh.
 
Về điều trị, bệnh được điều trị cho cả bệnh nhân và người tiếp xúc, thuốc thường chọn là benzoate de benzyl 10%. Cách điều trị thường không giống nhau, một số tác giả khuyên thoa khắp người trừ mặt, đầu một lần duy nhất, để trong 24 giờ sau tắm và thay quần áo, trường phái khác thì thoa 2 lần cách nhau 24 giờ, thuốc hiệu quả 90 - 95%. Hoặc dùng elenotol scabecid với tên thương mại là lindane, thuốc được thoa một lần duy nhất để 12 giờ rồi tắm. Đối với trẻ em nếu dùng benzoate de benzyl thì không để quá 12 giờ hoặc sử dụng lindane thì không để quá 6 giờ. Ở trẻ sơ sinh đề phòng ngộ độc thần kinh bởi benzoate, thoa 1 lần duy nhất để không quá 6 giờ rồi tắm, đối với lindane thì để không quá 4 giờ và chỉ thoa 1 lần duy nhất. Ngoài các thuốc trên, đối trẻ sơ sinh có thể dùng spregal (pyrethrine) phun lên thân mình để 12 giờ, không gây dị ứng, không độc nhưng kém hiệu quả hơn benzoate, dùng tốt cho trẻ sơ sinh. Ngoài thuốc đặc trị, cũng cần điều trị ngứa do ghẻ, dùng eurax crème thoa và uống antihistamine.
 
Về phòng bệnh tốt nhất là tránh tiếp xúc với nguồn bệnh, như với người đang mắc bệnh, không ngủ chung, không dùng chung quần, áo, chăn màng. Vệ sinh cá nhân hàng ngày với xà phòng, đặc biệt là ở các nếp như: kẻ các ngón tay, bẹn, rốn… Nếu trong gia đình hay tập thể có người bệnh cần điều trị dứt điểm để tránh lây lan, hấp quần áo ở nhiệt độ 600C ít nhất từ 5 - 10 phút.
 
Nếu bạn không yên tâm tự chữa ở nhà, để nhanh chóng điều trị khỏi bệnh nhất bạn có thể đưa cháu đến phòng khám đa khoa Năm Châu để điều trị, hoặc liên lạc với chúng tôi theo số điện thoại: 0439 630 666
- See more at: http://phongkhamnamchau.com/benh-ghe/dieu-tri-ghe-ngua-o-tre-em.html#sthash.BYgMwQek.dpuf

Thứ Bảy, 14 tháng 9, 2013

Thời gian qua, bệnh quai bị đã xảy ra tại nhiều vùng - miền trong cả nước, có thời gian bùng phát thành dịch. Đà Nẵng cũng là một trong những tỉnh thành có tỷ lệ mắc bệnh quai bị khá cao. 

Choáng với tình hình quai bị hiện nay

Thứ Ba, 10 tháng 9, 2013

GĐ&XH – Bệnh thuỷ đậu đã và đang xảy ra ở miền Bắc, gặp nhiều ở trẻ em và thiếu niên. Nguyên nhân, triệu chứng, cách phòng ngừa và hướng điều trị căn bệnh này như sau:
Nguyên nhân
- Virus Varicellae zoter (VZV) có trong nước bọt của những trẻ bị bệnh lây truyền qua đường hô hấp, ho hoặc  bệnh Zona… là nguồn lây  bệnh thuỷ đậu cho các trẻ chưa bị bệnh thuỷ đậu.
- Những người mắc các bệnh bạch cầu, ung thư,  không có gama globulin hay dùng thuốc corticoid, bệnh nhiễm khuẩn mãn tính, cơ thể suy kiệt, người dùng thuốc ức chế miễn dịch, người bị chấn thương các dây thần kinh… cũng dễ lây bệnh.

Triệu chứng
Thời gian ủ bệnh từ  7 – 20 ngày.
Trên da từ mặt, trán, cổ, thân, lưng và tứ chi nổi các mụn nước tròn hay bầu dục, to bằng hạt đậu xanh. Bên trong bọng nước là dịch màu trắng trong, nếu đục là do bội nhiễm. Mụn nước, bọng nước mọc không theo thứ tự, có thể mọc trong các niêm mạc hậu môn, cơ quan sinh dục ngoài.
Những mụn nước, bọng nước tự vỡ, dịch chảy ra trong, dẻo và đóng vảy khô. Vảy  bong không để lại sẹo trên da. Sau đó trẻ lại sức, hết mệt, đòi ăn và muốn ăn nhiều.
Trẻ có thể sốt là do bội nhiễm, cần đưa trẻ đến bệnh viện thăm khám và điều trị theo nguyên nhân nhiễm trùng huyết.
Phòng ngừa
- Tiêm phòng thuỷ đậu cho trẻ, không bỏ sót
- Phát hiện và cách ly 21 ngày, không cho trẻ đến trường học
- Không tiếp xúc với trẻ bị thuỷ đậu.
Điều trị
- Bôi Xanh metylen trên các mụn nước chưa vỡ hay đã vỡ bằng dung dịch sát khuẩn, hồ Tetracyclin.
- Uống  thuốc kháng sinh histamin tổng hợp như vitamin C, sirô phenergan 3% 10ml chia làm 2 lần, ngày và tối. Dùng thêm Vitamin B1, các thuốc an thần siro bromur canxi.
- Vệ sinh da sạch sẽ chống bội nhiễm và nâng cao thể trạng cho trẻ bằng ăn nhiều sữa, nhiều chất đạm và các loại quả như cam, chanh, na, nhãn, xoài…
Theo số liệu thống kê của Ngành Y tế TP.HCM, mỗi năm có hàng ngàn ca bệnh sốt xuất huyết (SXH) nặng phải nhập viện điều trị. Trong năm 2008, riêng BV. Nhi Đồng 1 đã tiếp nhận và điều trị khoảng 700 ca SXH độ III, IV. Thời điểm hiện tại, nơi đây cũng thường xuyên có khoảng 6-10 ca bệnh nặng. BV. Nhi Đồng 2 và BV. Bệnh Nhiệt Đới cũng phát hiện hàng chục ca có dấu hiệu trở nặng mỗi ngày.

Nhập viện khi bệnh trở nặng

Với những biểu hiện ho kèm sốt nhẹ, em N.T.T, 7 tuổi, tại TP.HCM đã được chẩn đoán bị viêm họng. Theo người nhà của bệnh nhân, trước khi chuyển tới BV. Nhi Đồng 1, bé T. có biểu hiện ho, sốt và đã được chẩn đoán là viêm họng khi gia đình đưa em đi khám bác sĩ. Tuy nhiên, theo đơn thuốc viêm họng được cho, em uống 3 ngày vẫn không đỡ bệnh. Bước sang ngày thứ 4, do T. sốt cao nên người nhà vội vã đưa em nhập viện BV. Nhi Đồng 1. Tại đây, T. được thử máu và kết luận bị mắc SXH ngày thứ 4. BS. Lê Bích Liên, Trưởng khoa SXH BV. Nhi Đồng 1 cho biết, rất may cho bệnh nhi này vì nhập viện kịp thời khi em chuẩn bị “vào sốc”. Ngay lập tức, T. đã được điều trị tích cực tại phòng cấp cứu, bệnh nhân hồi phục nhưng thời gian khá dài. Hiện T. đã ra khỏi phòng cấp cứu và chờ được xuất viện.


Tuân thủ việc tái khám khi được chẩn đoán SXH. Ảnh minh họa.
Tuần qua, BV. Nhi Đồng 2 cũng vừa cấp cứu thành công một trường hợp bé trai 5 tuổi tên N.V.A (ở Bình Dương) bị SXH độ IV. Bé A. nhập viện trong tình trạng rất nặng, mạch không bắt được, huyết áp không đo được. Tại Khoa cấp cứu nhiễm, bé được làm thủ thuật chống sốc, bù dịch và hỗ trợ dinh dưỡng, hô hấp. Sau gần một tuần điều trị bé A. mới đỡ bệnh và được cho xuất viện để theo dõi và chăm sóc tại nhà.
BS. Vũ Quang Vinh, Phó Phòng tổng hợp BV. Nhi Đồng 2 cho biết, hiện có 4 ca bệnh nặng đang được điều trị tại BV. Bệnh nhân nhập viện ở ngày thứ 4, thứ 5 gây khó khăn cho công tác điều trị. Báo cáo của Trung tâm Y tế Dự phòng TP.HCM cũng cho thấy, trong 5 ca tử vong do biến chứng SXH từ đầu năm đến nay có 2 ca là trẻ em có độ tuổi 8 tháng và 3 năm tuổi.

Cần cảnh giác và sớm nhận biết dấu hiệu bệnh

Theo BS. Lê Bích Liên, bệnh SXH có nhiều trường hợp bị sốt cao, trở nặng tại nhà mới được đưa tới BV. Tuy nhiên, một số nhập viện sớm cũng vẫn có thể trở nặng theo diễn tiến của bệnh. Vấn đề quan trọng là làm sao phát hiện sớm bệnh và nhận biết được dấu hiệu bệnh trở nặng để đưa trẻ nhập viện kịp thời.

SXH rất dễ bị chẩn đoán nhầm với nhiều bệnh lý siêu vi khác và rất khó phát hiện ngay từ những ngày đầu, vì không có những dấu hiệu đặc hiệu. 90% trẻ dưới 15 tuổi mắc và tỉ lệ nhập viện trong tổng số bệnh nhân SXH chiếm khoảng 20%. Điều khó khăn là không thể biết những trường hợp nào trong số đó sẽ trở nặng nên các BS thường nhấn mạnh việc người nhà phải theo dõi trẻ tại nhà theo hướng dẫn và tuân thủ việc tái khám. Nếu trẻ sốt từ 2 ngày trở lên, uống thuốc không bớt thì phải nghĩ ngay đến nguy cơ đã mắc SXH. Ở ngày thứ 4, thứ 5, gần như 85% dấu hiệu cho thấy bệnh nặng. BS. Liên cho biết, một triệu chứng mà phụ huynh rất dễ chủ quan là việc trẻ ngưng sốt. Thời điểm bệnh trở nặng, trẻ sẽ ngưng sốt nhưng lại lừ đừ, quấy khóc, than đau bụng, nôn ói, tay chân lạnh, tiểu ít… Đặc biệt, khi trẻ xuất huyết chân răng, ói ra máu và đi tiêu phân đen thì phải đưa đến bệnh viện ngay lập tức.

Việc nhập viện đôi khi không căn cứ vào độ III, hay độ IV. BS. Nguyễn Ngô Thị Bạch Tuyết, Khoa Nhiễm, BV. Nhi Đồng 2 cho biết, chỉ định nhập viện là cần thiết với trẻ nhũ nhi mắc SXH ở độ 2 và có những dấu hiệu sốt ly bì, da nổi bông, ói máu hay đau bụng vùng hông phải. Nhất là khi nhà bệnh nhân ở xa đơn vị y tế, sợ tiến triển bệnh không tốt thì chỉ định nhập viện điều trị sớm. Đối với trẻ mắc SXH, những biến chứng do sốt kéo dài, bệnh nhân nhập viện muộn dễ dẫn tới tình trạng sốc kéo dài, gây co giật, suy hô hấp. Khi xuất huyết tiêu hóa nhiều kèm xuất huyết não và tổn thương đa cơ quan (do sốc) rất dễ dẫn đến việc bệnh nhân tử vong.

Ngay cả trên đường vận chuyển, với những bệnh nhân nhà ở xa BV., việc bị sốc cũng là nguy cơ hoàn toàn có thể xảy ra khi mà các nhân viên y tế tại tuyến dưới chưa được tập huấn tốt về kỹ thuật chuyển viện an toàn, BS. Vũ Quang Vinh nhấn mạnh.
Bệnh quai bị do virus gây ra, thường xuất hiện ở trẻ nhỏ, và lây qua đường nước bọt. Tuy nhiên cả người lớn cũng vẫn có khả năng nhiễm bệnh. Dưới dây là các dấu hiệu cảnh báo sớm về bệnh này:

- Tuyến nước bọt ở mang tai sưng lên. Vùng nằm giữa hàm và tai sưng đau.
- Sốt tới 39,4 độ C.
- Đau đầu.
- Mất cảm giác thèm ăn.
- Đau khi nói, nuốt, nhai hoặc uống những đồ uống có tính chất axit như nước cam hoặc nước soda.

Nếu không được điều trị, bệnh có thể gây ra các biến chứng như viêm não và viêm màng não. Quai bị là virus rất dễ lây truyền, nhưng lại có thể được điều trị bằng kháng sinh.

Nếu nghi ngờ một thành viên trong gia đình bị quai bị, hãy đưa họ đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt.

Thứ Hai, 9 tháng 9, 2013

Khi trẻ bị thủy đậu, nên nấu nước đậu xanh (1 lạng đậu nấu với nửa lít nước) cho uống thay nước cho đến khi khỏi bệnh. Có thể thêm ít đường phèn hoặc đường đỏ, hoặc nấu cháo đậu xanh loãng. Các loại đậu đen, đỏ, trắng cũng dùng được.
Các món ăn sau cũng tốt cho bệnh nhân thủy đậu, bạn có thể lựa chọn cho thích hợp khẩu vị của trẻ:

Nước thân cây rạ: Thân cây rạ bỏ lá rơm ngoài 15 g. Nấu lấy nước cho trẻ uống thay nước hằng ngày.

Nước mã thầy, bồ công anh mỗi thứ 15 g, nấu nước uống. Có thể thêm đường.

Cháo rễ lau: Rễ lau tươi 10-20 g, gạo 50 g, hai thứ nấu cùng.


Cháo lá sen: Lá sen tươi 100 g, gạo 100 g, nấu lá sen lấy nước nấu cháo. Thêm ít đường phèn hoặc đường đỏ.

Cháo lá tre: Lá tre tươi 30 g, gạo 100 g. Nấu lá tre khoảng 20 phút lấy nước nấu cháo.

Cháo ý dĩ (hạt bo bo): Hạt bo bo 30 g, nấu cháo với 60 g gạo. Ngày ăn hai lần trong vài ngày.

Cháo rễ lau, sinh địa: Rễ lau 20 g, sinh địa 10 g, thạch cao 10 g, gạo 100 g. Nấu thuốc trước, lấy nước nấu cháo nhừ.

Cháo phục linh: Phục linh 15 g, hoa mai vàng 15 g, gạo tẻ 50 g. Nấu kỹ phục linh với hoa mai vàng lấy nước để nấu cháo. Ăn nóng.

Cháo bách hợp: Bách hợp 10 g, đậu đỏ 20 g, hạnh nhân 6 g (bóc vỏ bỏ mầm), gạo 30 g, nấu cùng cho nhừ. Dùng vào thời kỳ khỏi bệnh.
Design by Hao Tran | Blogger Theme by Sức khỏe sinh sản -