Hiển thị các bài đăng có nhãn bệnh năm 2013. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn bệnh năm 2013. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Hai, 16 tháng 9, 2013

Viêm da tiếp xúc do côn trùng là một bệnh da thường gặp, cấp tính có thể gây thành dịch, đặc biệt vào mùa mà loài côn trùng đó phát triển mạnh. Hay gặp nhất vào mùa mưa, những cơn mưa lớn đổ xuống các ruộng lúa ở vùng nông thôn làm cho côn trùng, đặc biệt các loại bướm, kiến, sâu phát triển mạnh và bay ra môi trường. Khi da chúng ta tiếp xúc với các côn trùng này sẽ gây phản ứng dị ứng hoặc kích ứng làm da phồng rộp, nổi mụn nóng rát, đau nhức...




Thủ phạm gây bệnh

Nguyên nhân do phản ứng dị ứng của da với các thành phần của côn trùng như phấn, chất bài tiết, dịch, hóa chất... Các loại côn trùng thường gây bệnh là: côn trùng cánh cứng, một số loài kiến đặc biệt là kiến khoang, một số loài bướm (bướm bụi, bướm đuôi nâu, bướm đuôi vàng...). Một số loại sâu: sâu ban miêu, sâu róm...

Có loài côn trùng khi di chuyển còn tiết ra các chất trong thành phần có chứa phospho làm da bị bỏng như con giời.

Tổn thương zona - chùm bóng nước xuất hiện ở một bên cơ thể.


Nhận diện tổn thương viêm da tiếp xúc do côn trùng

Trên lâm sàng, tổn thương trên da khá giống nhau với đặc điểm thành dải đỏ, phù nề, có trường hợp nổi mụn nước, mụn mủ. Vị trí hay gặp ở vùng da hở là: mặt, cổ, cánh - cẳng tay, cẳng chân, đôi khi cũng thấy ở thân mình vùng kín do côn trùng bám vào quần áo, khi mặc, chúng tiếp xúc trực tiếp vào da. Tùy vào vị trí tiếp xúc mà có thể bị một hay nhiều tổn thương cùng lúc, bị đối xứng, bị nhiều nơi trên cơ thể. Đây là dấu hiệu quan trọng để phân biệt với bệnh zona. Bệnh được chẩn đoán nhầm là herpes, zona, giời leo. Bệnh xảy ra ngay sau khi tiếp xúc vài phút đến vài giờ tùy thuộc vào nguyên nhân. Ban đầu bệnh nhân cảm thấy ngứa, nóng rát, nổi ban đỏ, sau đó có thể xuất hiện các mụn nước, bọng nước và nóng, đau rát. Nếu nhiễm khuẩn sẽ có các mụn mủ nhỏ trên nền da đỏ, phù nề. Nếu không điều trị đúng có thể nhiễm khuẩn lan rộng, loét da... Tổn thương thường tạo thành đám tại chỗ tiếp xúc hoặc thành dải, thành vệt do bệnh nhân ngứa, gãi.


Xử trí khi bị viêm da tiếp xúc do côn trùng

Việc điều trị viêm da tiếp xúc do côn trùng không khó nhưng nếu không đúng có thể gây viêm nặng hơn, nhiễm khuẩn thứ phát, loét... Phương pháp điều trị tùy theo tổn thương và chủ yếu dùng thuốc bôi tại chỗ kèm thuốc kháng histamin đường uống.

Tại chỗ: Khi mới tiếp xúc, chỉ có đỏ da và ngứa, nên dùng nước muối sinh lý rửa nhẹ nhàng để làm sạch các chất bám lên da, sau đó dùng hồ nước bôi lên để làm mát da, dịu da. Hồ nước là một loại thuốc bôi dùng phổ biến trong da liễu với thành phần chủ yếu bao gồm: bột tal, oxyt kẽm, glycerin và hầu như không có tác dụng phụ đáng kể nào nên sử dụng rất an toàn.

Khi đã nổi mụn nước, phỏng nước có thể bôi hồ nước, đắp dung dịch yaris giúp mát da, dịu da và làm khô, sạch tổn thương.

Nếu có xuất hiện mụn mủ, dùng các dung dịch màu như xanh methylen, milian, castellani bôi lên tổn thương giúp sát khuẩn, khô sạch tổn thương. Chú ý không nên dùng castellani bôi cho trẻ em vì thuốc này có thể làm trẻ đau rát khi bôi. Khi tổn thương không còn chảy dịch, khô lại có thể sử dụng mỡ kháng sinh, diệt khuẩn kèm corticoid loại nhẹ và vừa (ví dụ fucidin-H, fucicort) để bôi, giúp tổn thương mau lành.

Thuốc uống: Có thể dùng các thuốc có tác dụng chống ngứa, chống dị ứng như: chlopheniramin, hydroxyzin, promethazin... hoặc cetirizin, astemizol, loratadin, desloratadin, fexofenadin. Tuy nhiên, cần thận trọng với những người có vấn đề về tim mạch hoặc tiền sử bệnh tim mạch, không được dùng một số thuốc trong nhóm astemizol vì nhóm này có thể làm loạn nhịp tim.

Trường hợp bệnh nặng, kèm thêm phản ứng dị ứng toàn thân, cần điều trị đặc biệt. Có thể phải dùng corticosteroid toàn thân. Nếu bội nhiễm nặng phải dùng kháng sinh toàn thân.

Chú ý: Bệnh viêm da tiếp xúc do côn trùng thường khỏi nhanh trong 3 - 7 ngày nếu điều trị đúng cách. Khi vừa tiếp xúc, cần rửa nhẹ nhàng bằng nước muối sinh lý (9‰) để trung hòa hoặc giảm bớt các yếu tố dị ứng, kích ứng da, sau đó đến cơ sở y tế để điều trị kịp thời, không nên tự điều trị để tránh các biến chứng nặng hơn.


Phòng tránh cách nào?

Để phòng tránh bệnh vào mùa mưa, nên đóng kín cửa, buông rèm, làm lưới ngăn côn trùng, buổi tối không nên ngồi gần các nguồn sáng như bóng đèn. Mặc quần áo dài, quan sát kỹ đồ vật trước khi sử dụng, giũ sạch khăn mặt, khăn lau, quan sát kỹ trước khi lau.

Trên đây là những giới thiệu cơ bản của các chuyên gia phòng khám đa khoa Năm Châu. Nếu bạn vẫn còn những thắc mắc có thể nhận tư vấn trực tiếp với các chuyên gia của chúng tôi. Ngoài ra, nếu bạn đang có nhu cầu trị căn bệnh này nhanh chóng, hiệu quả, bạn có thể đăng ký qua mạng để được miễn phí đăng ký và được ưu tiên sắp xếp bác sĩ khám bệnh. Bạn cũng có thể gọi điện đến đường dây nóng: 0439 630 666 hoặc nhận tư vấn online. Chúng tôi luôn sẵn sàng đồng lòng cùng bạn và người thân chăm sóc sức khỏe.
- See more at: http://phongkhamnamchau.com/viem-da-di-ung/viem-da-tiep-xuc-do-con-trung.html#sthash.TUZLRuiZ.dpuf

Thứ Hai, 9 tháng 9, 2013


Các nhà khoa học của Ðại học Utah đã khám phá ra hàng rào chất mới có thể ức chế sự xâm nhập của HIV. Ðây là một khám phá có tiềm năng mở ra một hướng mới cho việc nghiên cứu cũng như phương thức điều trị và phòng chống HIV/AIDS. Kết quả vừa được công bố trên tạp chí Dược học phân tử.


Theo các nhà khoa học này thì họ đã thử nghiệm các chất mới là những chất sát trùng nhưng chúng lại có khả năng chống HIV xâm nhập. Các chất này có cấu trúc là các lectin. Lectin là những chất tồn tại tự nhiên trong tế bào, chúng có thể tương tác và gắn kết với các phân tử đường đặc hiệu trên màng tế bào. Và đương nhiên chúng cũng gắn luôn vào các phân tử đường trên bề mặt HIV làm cho HIV không còn khả năng chạy trốn và cũng không còn khả năng xâm nhập vào tế bào nữa vì chúng bị các lectin bất hoạt.

Các lectin đã được tìm ra từ lâu trong tự nhiên từ thực vật cũng như động vật. Nhưng nay các nhà khoa học có thể tổng hợp thành công các chất này và đã thử nghiệm thấy HIV khó có thể xâm nhập vào tế bào. Ðây là những lectin có cấu trúc chứa nhân benzoboroxole. Dự định trong tương lai các nhà khoa học sẽ chế biến các chất này dưới dạng gel bôi đường sinh dục để tránh lây nhiễm HIV cho phụ nữ.

Chủ Nhật, 8 tháng 9, 2013

Giang mai rất nguy hiểm đối với sức khỏe và khả năng sinh sản, cần phát giác triệu chứng bệnh giang mai ở nam giới sớm để có hướng điều trị thích hợp.


Mối lo ngại lớn khi quan hệ tình dục không an toàn
Hiện nay, chưa có một số liệu thống kê chính xác nào về số lượng người mắc bệnh giang mai bởi tâm lý lo sợ, e ngại của người bệnh khi đến bệnh viện khám và điều trị. Đa phần, những người mắc phải bệnh này thường tìm mọi cách chữa trị “kín đáo”, bởi vậy khả năng lây nhiễm ngày càng cao, đe dọa cuộc sống của người bệnh, gia đình cũng như toàn xã hội. Thực trạng trên cần được chấm dứt nhanh chóng. Mặt khác, tỉ lệ nam giới mắc bệnh này cao hơn nhiều so với nữ giới song các đấng “anh hào” lo sợ mất khí chất nam nhi nên không sớm điều trị, chỉ khi “không thể trì hoãn” được nữa mới tìm cách giải quyết muộn màng.Vì vậy, việc phát hiện triệu chứng bệnh giang mai ở nam giới là bước đầu tiên trong quá trình điều trị và đẩy lùi bệnh này ra khỏi cuộc sống của con người.
Bệnh giang mai phát triển theo 4 giai đoạn, triệu chứng của mỗi gian đoạn rất khác nhau, cụ thể như sau:
Giai đoạn 1
Giai đoạn đầu tiên có vai trò quan trọng trong toàn bộ quá trình phát triển của bệnh, chính vì vậy cần phát hiện sớm để điều trị hiệu quả nhất, nếu không khả năng chữa bệnh sẽ ngày càng thấp đi.
- Sau khi tiếp xúc với nguồn bệnh (quan hệ tình dục không an toàn, dùng chung đồ đạc với người bị giang mai) từ 3-90 ngày (thông thường là 3 tuần) sẽ xuất hiện các vết tổn thương da tại những điểm tiếp xúc.
- Các xoắn khuẩn giang mai thâm nhập vào trong và tạo ra các săng giang mai, đây là biểu hiện nặng nhất của giai đoạn 1. Ở nam giới, săng giang mai thường xuất hiện ở quy đầu, rãnh quy đầu, bao quy đầu, trên đầu dương vật, ngoài ra có thể xuất hiện ở hậu môn và miệng,…
- Các tổn thương đầu tiên là các nốt ban lan dần ra ngày một rộng ra nhanh chóng sau đó hình thành vết loét có đường kính 1 – 2 cm, xung quanh nổi lên những hình tròn màu đỏ, không có cảm giác ngứa hay đau, trên bề mặt bị loét hoặc loét nhẹ hoặc không có triệu chứng loét. Cũng có lúc chảy một ít dịch, có độ cứng như sụn, không có cảm giác đau.
- Các triệu chứng trên có thể mất đi trong khoảng 3-6 tuần lễ kể cả không điều trị, vì vậy nhiều người nhầm tưởng là đã khỏi bệnh và mặc định không cần theo dõi hay đi khám lại nữa, trên thực tế, lúc này vi khuẩn đã vào máu, gây những tổn thương tiếp theo cho giai đoạn sau.
Phát giác triệu chứng bệnh giang mai ở nam giới 1
Các vết loát trên da giai đoạn 1
Giai đoạn 2
Sau khi phát giác triệu chứng bệnh giang mai ở nam giới giai đoạn 1 nhưng do tâm lý chủ quan khi các nốt ban tự nhiên mất đi nên không điều trị thì bệnh chuyển sang giai đoạn 2 với các biểu hiện, triệu chứng cơ bản sau:
- Thời gian “phát bệnh” sau giai đoạn đầu từ 4-10 tuần
- Đào ban (những nốt ban đối xứng, có màu hồng) xuất hiên trên toàn thân, không hề ngứa hay đau đớn gì. Không nổi cao trên bề mặt da, khi ấn vào thì mất, không bị bong vảy và sẽ tự mất đi.
- Các đào ban thường cư trú ở vùng bụng, chi trên hay hai bên mạng sườn trong khoảng 1 đến 3 tuần rồi nhạt dần màu và biến mất.
- Nghiêm trọng hơn, bệnh có thể làm xuất hiện các mảng sần hay các vết loét ở da và niêm mạc với nhiều kích thước khác nhau. Trong các vết này chứa nhiều vi khuẩn nên khi tiếp xúc với người bệnh thường dễ bị lây nhiễm.
- Đối với những người hay uống rượu khi bệnh phát triển đến giai đoạn này sẽ xuất hiện các sẩn mủ giống như bị viêm da.
- Tại những vùng kín đáo như âm hộ, bìu, các thương tổn giống như mụn cóc (bằng phẳng và có màu trắng)
- Bệnh nhân có thể bị sốt, đau đầu, sụt cân và nổi hạch
Các triệu chứng của giai đoạn này sẽ tự mất đi sau 3-6 tuần
Phát giác triệu chứng bệnh giang mai ở nam giới 2
Các đào ban ở giai đoạn 2
Giai đoạn tiềm ẩn
Giang mai tiềm ẩn được chia làm hai loại là tiềm ẩn sớm (xảy ra trước 1 năm sau giai đoạn 2) và tiềm ẩn muộn (kéo dài hơn 1 năm khi kết thúc giai đoạn 2), chỉ được xác định khi có bằng chứng huyết thanh của bệnh chứ  không có dấu hiệu cụ thể hoặc triệu chứng dễ nhìn thấy bằng mắt thường được. Theo nghiên cứu, giang mai tiềm ẩn sớm có khả năng lây nhiễm cao hơn giang mai tiềm ẩn muộn rất nhiều.
Phát giác triệu chứng bệnh giang mai ở nam giới 3
Giai đoạn tiềm ẩn không dễ nhận biết
Giai đoạn 3
Người mắc giang mai ở giai đoạn này không còn khả năng lây bệnh nữa. Có thể xảy ra sau các giai đoạn 1 và 2 một khoảng thời gian rất dài, từ 3-15 năm và chia làm 3 hình thức khác nhau:giang mai tim mạch, củ giang mai và giang mai thần kinh.
- Giang mai thần kinh: chiếm khoảng 6,5% số người mắc giang mai. Xuất hiện trong khoảng từ 4-25 năm sau khi nhiễm bệnh. Ban đầu khi còn sớm thường không có biểu hiện nào rõ rệt. Sau đó, vào giai đoạn muộn nó gây ra những tổn thương tới hệ thần kinh trung ương như viêm màng não, chảy máu não,… khiến người bệnh suy nhược thần kinh, bị ảo giác, động kinh hay mắc chứng trầm cảm.
- Giang mai tim mạch: Con số những người bị giang mai tim mạch là 10%, bệnh có thể xuất hiện trong khoảng 10-30 năm sau khi nhiễm bệnh, triệu chứng thường gặp nhất là hiện tượng phình mạch.
- Củ giang mai: Có khoảng 15%  trong tổng số người bị bệnh giang mai phải đối mặt với hình thức bệnh này. Củ giang mai thường có hình cầu hoặc mặt phẳng không đối xứng, nếu tiến triển không lành tính thì gây hoại tử, vết loét khó lành và để lại sẹo. Nếu củ giang mai xuất hiện ở các vùng quan trọng có thể đe dọa tính mạng người bệnh.
Phát giác triệu chứng bệnh giang mai ở nam giới 4
Các củ giang mai đang hủy hoại người bệnh
Trên đây là những triệu chứng bệnh giang mai ở nam giới qua từng giai đoạn cụ thể. Khamchuabenh.info hi vọng bạn không bao giờ phải đối mặt với căn bệnh nguy hiểm này. Để bảo vệ sức khỏe cá nhân, gia đình và cộng đồng hãy có ý thức quan hệ tình dục an toàn các bạn nhé !

Cùng chúng tôi tìm hiểu về bệnh sủi mào gà để tìm ra nguyên nhân, phòng và điều trị bệnh hiệu quả!



Nỗi lo về sủi mào gà của nam giới
Là một bệnh lây qua đường quan hệ tình dục, bệnh sủi mào gà có nguy cơ lây lan rất lớn. Cả nam và nữ đều có thể mắc phải nếu có quan hệ tình dục không an toàn và vệ sinh “vùng kín” không đúng cách. Thông thường, bệnh sẽ diễn tiến lành tính nhưng vẫn có nhiều trường hợp bệnh phát triển ác tính, gây ung thư dương vật hoặc ung thư cổ tử cung, ảnh hưởng lớn tới sức khỏe và tâm lý người bệnh. Bài viết này của chúng tôi cung cấp kiến thức mang tính bước đầu tìm hiểu bệnh sủi mào gà giúp bạn có sự am hiểu nhất định về loại bệnh này để phòng tránh cũng như chữa bệnh.
Nguyên nhân gây bệnh
Bệnh do một loại virut mang tên HPV (Human papilloma virus ) gây nên. HPV là một loại virus DNA gây u nhú ở người, chọn lọc ở da và niêm mạc dẫn tới sự xuất hiện các mào gà ở cơ quan sinh dục nam và nữ. Nguyên nhân chủ yếu do quan hệ tình dục không an toàn khiến lây nhiễm từ vợ sang chồng hay ngược lại. Ngoài ra, vệ sinh cá nhân không sạch sẽ cũng tạo điều kiện cho virut gây bệnh tấn công, thâm nhập vào cơ quan sinh dục. Khi virut tấn công vào cơ thể dẫn tới:
- Chức năng miễn dịch tế bào suy giảm, từ đó chức năng miễn dịch cơ thể bị hạn chế.
- Hạn chế cơ thể sản sinh các phản ứng miễn dịch
- Nếu điều trị bệnh không triệt để sẽ bị tái phát do hiện tượng nhiễm khuẩn.
Bước đầu tìm hiểu về bệnh sủi mào gà 2
Sủi mào gà rất dễ lây nhiễm
Triệu chứng bệnh
Thời gian ủ bệnh khá dài, từ khoảng 2-9 tháng, trong suốt khoảng thời gian này người bệnh không có biểu hiện hay triệu chứng gì. Các virrut gây bệnh âm thầm làm tổn hại cơ thể từ bên trong, cho đến khi có nhũng dấu hiệu phát bệnh thì mới có nhũng triệu chứng cụ thể sau:
- Xuất hiện các đốm nhỏ liti thành từng chùm ở cơ quan sinh dục. Theo tiến triển của bệnh những sùi nhỏ mềm, cao lên như những nhú gai, có đường kính từ 1-2mm. Cũng có thể các sủi là những đĩa bẹt tròn, bề mặt ráp, màu hồng. Nếu không phát hiện sớm chúng sẽ phát triển thành các gai lá, có thể cao vài cm trông giống như mào gà hay súp lơ màu trắng hồng. Tại các sủi này thường có mủ, mềm và ẩm ướt.
+ Nam giới: các sủi mào gà xuất hiện ở rãnh quy đầu, bao quy đầu, phần đầu của niệu đạo, da bìu hay miệng sáo.
+ Phụ nữ: Các sủi mào ga thường xuất hiện ở âm vật, môi lớn, môi bé hay cổ tử cung. Có nhiều trường hợp tổn thương lan rộng ra toàn bộ bộ phận sinh dục, các nếp gấp ở bẹn hay hậu môn.
- Có thể bị đau ở các vết sủi mào gà. Thông thường các sủi này không gây đau đớn nhưng khi sủi phát triển quá to, nhiều mủ sẽ tạo cảm giác đau đớn khi vận động, đi lại.
- Có thể bị sốt và đau đớn.
Như vậy nếu không tìm hiểu về bệnh sủi mào gà, người có nguy cơ nhiễm bệnh không thể sớm có cách xử lý và phương pháp điều trị phù hợp vì các triệu chứng này chỉ xuất hiện sau thời gian ủ bệnh rất dài.
Phương pháp điều trị
Một vài cách điều trị đã và đang được áp dụng tại các trung tâm y tế có trang thiết bị và đội ngũ y bác sĩ có chuyên môn để trị bệnh sủi mào gà sau:
- Đốt điện
- Chấm dung dịch podophyllin 25%, hoặc chấm acidtrichloracetic 80%
- Một vài phương pháp khác như: nito lỏng, lasre hay phẫu thuật
Phòng bệnh sủi mào gà
- Vệ sinh cá nhân sạch sẽ
- Quan hệ tình dục an toàn: Rửa sạch cơ quan sinh dục bằng dung dịch vệ sinh trước và sau khi quan hệ; Sử dụng bao cao su,…
Bước đầu tìm hiểu về bệnh sùi mào gà 6
Trên đây là những thông tin cơ bản giúp bạn tìm hiểu về bệnh sủi mào gà hiệu quả. Chúc bạn luôn mạnh khỏe và an toàn!

Bạn đang bị hắc lào? Tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh hắc lào giúp bạn có hướng điều trị kịp thời.


Bệnh hắc lào là bệnh ngoài da thường gặp
Cảm giác ngứa ngáy xuất hiện ngày một rõ rệt kèm theo những dấu hiệu khác lạ ở vùng da bị tổn thương khiến bạn lo lắng? Tại các mụn nước, có màu đỏ, tập trung thành một vùng có dạng như đồng tiền xu rất đau rát, khó chịu đặc biệt khi thời tiết nóng ẩm, vận động nhiều hay về đêm. Đây là dấu hiệu cho thấy bạn đã bị hắc lào. Bệnh có thể gặp ở nhiều vùng da như mặt, bẹn, chân tay. Vậy vì đâu mà bạn bị nhiễm bệnh này? Cùng Khamchuabenh.info tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh hắc lào để nắm bắt cơ chế gây bệnh từ đó có phương pháp điều trị, phòng tránh hiệu quả.
Vi nấm gây bệnh
Dân gian còn gọi bệnh hắc lào là lác. Bệnh do một loại vi nấm cạn gây nên. Tác nhân gây bệnh thuộc dermatophytes, thường gặp nhất là là hai loại trychophyton và epidermophyton.
Tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh hắc lào 1
Vi nấm gây bệnh hắc lào
Thói quen sinh hoạt
Những thói quen sinh hoạt không lành mạnh cũng là nguyên nhân gây bệnh hắc lào, có thể kể đến như:
- Mặc quần áo ẩm ướt, mặc đồ chung với người lạ: Môi trường ẩm ướt là điều kiện lí tưởng cho sự phát triển của nấm gây bệnh. Quần áo ẩm ướt còn khiến tăng nguy cơ mắc các bệnh ngoài da khác.
- Ít tắm giặt mà lại hay ra nhiều mồ hôi. Thói quen xấu này tạo điều kiện thuận lợi cho các loại nấm, vi khuẩn, kí sinh trùng dễ dàng thâm nhập vào cơ thể và phát bệnh.
- Bơi lội tại vùng nước bẩn: Đây cũng là một nhân tố khiến bạn bạn hắc lào.
Bị lây nhiễm
Hắc lào là bệnh ngoài da dễ lây nhiễm qua đường tiếp xúc da thịt thông thường hay mặc chung quần áo, dùng chung đồ dùng sinh hoạt. Bạn có thể bị lây nhiễm do:
- Quan hệ tình dục với người bị nhiễm bệnh hay với người lạ: Sự tiếp xúc thân mật khiến các vùng da không bị bệnh có thể cọ xát và bị nhiễm từ những vùng da đã bị hắc lào.
- Mặc quần áo chung với người đã bị nhiễm bệnh
- Có thể bị lây nhiễm từ động vật, đất đai
Các biện pháp phòng bệnh chủ yếu
Xuất phát từ việc nhận định nguyên nhân gây bệnh hắc lào, bạn có thể phòng bệnh bằng một số biện pháp chủ yếu sau:
- Vệ sinh sạch sẽ
- Không mặc chung đồ với người khác
- Không quan hệ tình dục “tùy tiện”
Tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh hắc lào 2
Vệ sinh sạch sẽ để phòng bệnh
Trên đây là những nguyên nhân gây bệnh hắc lào nắm bắt được điều này giúp bạn có thể tránh khỏi nguy cơ mắc bệnh và có phương hướng điều trị kịp thời.
Design by Hao Tran | Blogger Theme by Sức khỏe sinh sản -