Hiển thị các bài đăng có nhãn bệnh hiện nay. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn bệnh hiện nay. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Hai, 16 tháng 9, 2013

Các chuyên gia phòng khám đa khoa Năm Châu cho biết viêm da cơ địa là một tình trạng viêm da mạn tính, tái phát. Đặc điểm cơ bản của tổn thương da là các mụn nước tập trung thành đám trên nền da đỏ, có thể rỉ dịch, chảy nước, sau đóng vảy tiết, dày da và liken hóa.




Người bệnh thường rất ngứa, tiến triển dai dẳng, nhiều đợt tái phát. Bệnh ảnh hưởng đến sức khỏe và tâm lý bệnh nhân. Vì vậy, cần kết hợp điều trị đúng cách kèm theo các biện pháp phòng bệnh, tránh các đợt tái phát và vượng bệnh là điều rất quan trọng. Tùy thuộc giai đoạn bệnh, thể bệnh, mức độ bệnh, các yếu tố kích hoạt... để áp dụng phương pháp điều trị phù hợp.

Sử dụng các loại thuốc giữ ẩm, mềm da, dịu da như mỡ vaselin, cream urea... giúp khôi phục hàng rào bảo vệ da, chống ngứa, có tác dụng giữ ẩm giúp cho da không bị mất nước, khô, nứt nẻ, giúp phục hồi da. Bôi ngày 3-4 lần hoặc bôi bất cứ lúc nào da bị khô.

Thuốc kháng histamin có tác dụng chống ngứa, cắt đứt vòng xoắn gãi - ngứa - gãi. Nhóm thuốc này thường dùng đường uống, có cả dạng siro cho trẻ em, dạng viên cho người lớn, với hai thế hệ: kháng histamin thế hệ 1 như chlopheniramin, hydroxyzin, promethazin dùng vào buổi tối. Thuốc này có tác dụng phụ gây buồn ngủ vì vậy không được dùng cho người lái tàu xe, vận hành máy móc, không nên uống ban ngày. Thế hệ 2 như các thuốc: loratadin, certirizin, fexofenadin... có thể uống ban ngày, tuy nhiên tác dụng chống ngứa và chống dị ứng kém hơn thế hệ 1.

Các trường hợp viêm da cơ địa có nhiễm khuẩn cần sử dụng thêm kháng sinh bôi như: fucidin, neomycin, mupirocin... hoặc uống như oxacillin, cloxacillin, cephalexin...

Corticosteroid có tác dụng giảm viêm nhanh, mạnh, giảm bệnh nhanh chóng. Tuy nhiên, cần lưu ý các tác dụng phụ toàn thân và tại chỗ. Nếu dùng kéo dài hoặc không đúng cách đường toàn thân có thể gây suy thượng thận, tăng huyết áp, đái tháo đường, loét dạ dày, loãng xương... Tại chỗ có thể gây: teo da, mỏng da, rạn da...

Để đề phòng bệnh bùng phát, vượng lên cần giữ ẩm cho da thật tốt bằng các chất dưỡng da, giữ nước, nhất là vào mùa đông. Nên mặc đồ bằng cotton. Tránh thức ăn gây dị ứng. Không cào gãi làm trầy xước da, không tắm rửa nhiều lần trong ngày, tránh tiếp xúc với xà phòng, chất tẩy rửa...

Trên đây là những giới thiệu cơ bản của các chuyên gia phòng khám đa khoa Năm Châu. Nếu bạn vẫn còn những thắc mắc có thể nhận tư vấn trực tiếp với các chuyên gia của chúng tôi. Ngoài ra, nếu bạn đang có nhu cầu trị căn bệnh này nhanh chóng, hiệu quả, bạn có thể đăng ký qua mạng để được miễn phí đăng ký và được ưu tiên sắp xếp bác sĩ khám bệnh. Bạn cũng có thể gọi điện đến đường dây nóng: 0439 630 666 hoặc nhận tư vấn online. Chúng tôi luôn sẵn sàng đồng lòng cùng bạn và người thân chăm sóc sức khỏe.
- See more at: http://phongkhamnamchau.com/viem-da-di-ung/viem-da-co-dia-co-dieu-tri-khoi.html#sthash.3Z6nVF4f.dpuf

Thứ Hai, 9 tháng 9, 2013

Bệnh quai bị đã được Hippocrates mô tả vào thế kỷ thứ V trước công nguyên. Quai bị là một bệnh nhiễm cấp tính do Paramyxovirus gây nên, làm viêm các tuyến nước bọt mang tai. Bệnh có trên toàn thế giới và chỉ xuất hiện ở người. Bệnh thường phát vào mùa xuân, nhất là trong khoảng thời gian tháng 4 và tháng 5, trong các môi trường tập thể như trường học, nhà trẻ, trại lính. Lứa tuổi và giới dễ bị bệnh quai bị Tuổi nào cũng có thể bị bệnh quai bị, khả năng mắc bệnh ở nam cao hơn nữ. Tuy nhiên ít gặp quai bị ở trẻ dưới 2 tuổi mặc dù trẻ chỉ được bảo vệ trong 6 tháng đầu nếu mẹ đã từng mắc bệnh quai bị. Sau 2 tuổi, tần suất bệnh tăng dần, đạt đỉnh cao ở lứa tuổi 10-19. Quai bị gây miễn dịch bền vững dù sưng 1 hay 2 bên tuyến mang tai nên ít khi bị quai bị lần 2. Sự lây truyền bệnh quai bị Quai bị lây theo đường hô hấp qua những giọt nước bọt khi bệnh nhân nói, ho, hắt hơi. Thời gian lây là tư? 6 ngày trước cơn toàn phát sưng tuyến mang tai cho đến 2 tuần sau khi có triệu chứng bệnh lý. Vấn đề lây qua đường phân và nước tiểu hiện vẫn chưa được xác nhận dù virus quai bị có khả năng tồn tại trong nước tiểu khoảng 2-3 tuần. Biểu hiện của bệnh quai bị Sau khi tiếp xúc với virus quai bị khoảng 14-24 ngày, người bệnh có cảm giác khó chịu, ăn kém, sốt, đôi khi rét, đau họng và đau góc hàm. Sau đó, tuyến mang tai sưng to dần trong khoảng 3 ngày rồi giảm sưng dần trong khoảng 1 tuần. Tuyến mang tai có thể sưng 1 bên hay 2 bên. Nếu sưng cả 2 bên thì 2 tuyến có thể không sưng cùng lúc, tuyến 2 bắt đầu sưng khi tuyến 1 đã giảm sưng. Vùng sưng thường lan đến má, dưới hàm, đẩy tai lên trên và ra ngoài; có khi lan đến ngực gây phù trước xương ức. Bệnh nhân có cảm giác đau ở vùng tuyến bị sưng nhưng da trên vùng sưng không nóng và không sung huyết, ngược với những trường hợp viêm tuyến mang tai do vi trùng. Lỗ ống Stenon ở niêm mạc má 2 bên sưng đỏ, có khi có giả mạc. Bệnh nhân có cảm giác khó nói, khó nuốt, đôi khi phù thanh môn gây khó thở phải mở khí quản. Thời gian biểu hiện bệnh lý khoảng 10 ngày. Tuy nhiên có khoảng 25% người bị nhiễm virus quai bị mà không có triệu chứng bệnh lý, đây là những đối tượng có khả năng truyền bệnh mà người xung quanh không nhận biết. Bệnh quai bị ở người lớn thường nặng và có nhiều biến chứng hơn ở trẻ em. Có thể có các biến chứng sau: 1. Viêm tinh hoàn và mào tinh hoàn: Có tỷ lệ 20-35% ở người sau tuổi dậy thì. Biến chứng này thường xảy ra sau đợt viêm tuyến mang tai khoảng 7-10 ngày nhưng cũng có thể xuất hiện trước hoặc đồng thời. Tinh hoàn sưng to, đau, mào tinh căng phù như một sợi dây thừng. Tình trạng viêm và sốt kéo dài 3-7 ngày, sau đó khoảng 1/2 trường hợp tinh hoàn teo dần và có thể dẫn đến tình trạng giảm số lượng tinh trùng và vô sinh. 2. Nhồi máu phổi: Là tình trạng có vùng phổi bị thiếu máu nuôi dưỡng, có thể tiến đến hoại tử mô phổi. Nhồi máu phổi là biến chứng có thể xảy ra sau viêm tinh hoàn do quai bị vì hậu quả của huyết khối từ tĩnh mạch tiền liệt tuyến. 3. Viêm buồng trứng: Có tỷ lệ 7% ở nữ sau tuổi dậy thì, ít khi dẫn đến vô sinh. 4. Viêm tụy: Có tỷ lệ 3%-7%, là một biểu hiện nặng của quai bị. Bệnh nhân bị đau bụng nhiều, ói, có khi tụt huyết áp. 5. Các tổn thương thần kinh: - Viêm não: Có tỷ lệ 0,5%. Bệnh nhân có các hiện tượng như: thay đổi tính tình, bứt rứt, khó chịu, nhức đầu, co giật, rối loạn tri giác, rối loạn thị giác, đầu to do não úng thủy. - Tổn thương thần kinh sọ não: Dẫn đến điếc, mù. - Viêm tủy sống cắt ngang. - Viêm đa rễ thần kinh. 6. Bệnh quai bị ở phụ nữ có thai: - Những phụ nữ bị quai bị trong 3 tháng đầu của thai kỳ có thể gây sẩy thai hoặc sinh con dị dạng. - Bị quai bị trong 3 tháng cuối của thai kỳ có thể sinh non hoặc thai chết lưu. 7. Một số biến chứng khác: Viêm cơ tim, viêm tuyến giáp, viêm tuyến lệ, viêm thần kinh thị giác (gây giảm thị lực tạm thời trong 10-20 ngày), viêm thanh khí phế quản, viêm phổi, rối loạn chức năng gan, xuất huyết do giảm tiểu cầu. Vì viêm tuyến mang tai còn có thể gây ra do các virus khác (Coxackie, Influenza), do vi trùng (Staphylococcus aureus), do tắc ống dẫn tuyến vì sỏi; và viêm tinh hoàn còn có thể do lao, Leptospirose, lậu nên trong một số trường hợp khó chẩn đoán, bệnh nhân cần thực hiện một số xét nghiệm như: - Phân lập virus từ máu dịch họng, dịch tiết từ ống Stenon, nước tiểu hay dịch não tủy. - Các phản ứng huyết thanh học: Test ELISA, miễn dịch huỳnh quang, trung hòa bổ thể. Ðiều trị - Cho mọi bệnh nhân: Cách ly bệnh nhân 2 tuần kể từ lúc phát hiện bệnh, vệ sinh răng miệng, ăn những thực phẩm dễ nuốt, giảm đau tại chỗ bằng cách đắp ấm vùng sưng, giảm đau toàn thân và hạ sốt bằng Paracetamol. - Trường hợp viêm tinh hoàn: a. Mặc quần lót nâng tinh hoàn để giảm đau. b. Dùng corticoid đúng liều, quan trọng nhất là dùng liều lớn khi khởi đầu (60mg Prednisolon), sau đó giảm dần trong 7-10 ngày. c. Phẫu thuật giải áp khi tinh hoàn bị chèn ép nhiều. Phòng bệnh Phòng bệnh quai bị chủ động với vaccin, thường kết hợp với phòng sởi và rubella (Trimovax, MMR). Không nên tiêm vaccin cho trẻ dưới 1 tuổi (tuy nhiên nếu trẻ sống trong môi trường tập thể, có thể tiêm ngừa từ 9 tháng tuổi), phụ nữ có thai, người bị dị ứng với thuốc chủng, người đang dùng thuốc gây giảm miễn dịch (corticoid, thuốc điều trị ung thư), người đang điều trị với tia phóng xạ. Số lần tiêm: - Nếu bắt đầu tiêm từ 12 tháng tuổi: tiêm 2 lần, lần 1 lúc 12 tháng tuổi, lần 2 từ 4-12 tuổi. - Nếu bắt đầu tiêm từ 9 tháng tuổi: tiêm 3 lần, lần 1 lúc 9 tháng tuổi, lần 2 sau lần 1 sáu tháng, lần 3 từ 4-12 tuổi. Phòng bệnh quai bị thụ động với globulin miễn dịch, dùng cho người tiếp xúc với virus quai bị mà chưa được tiêm vaccin trước đó.

Chủ Nhật, 8 tháng 9, 2013

Giang mai rất nguy hiểm đối với sức khỏe và khả năng sinh sản, cần phát giác triệu chứng bệnh giang mai ở nam giới sớm để có hướng điều trị thích hợp.


Mối lo ngại lớn khi quan hệ tình dục không an toàn
Hiện nay, chưa có một số liệu thống kê chính xác nào về số lượng người mắc bệnh giang mai bởi tâm lý lo sợ, e ngại của người bệnh khi đến bệnh viện khám và điều trị. Đa phần, những người mắc phải bệnh này thường tìm mọi cách chữa trị “kín đáo”, bởi vậy khả năng lây nhiễm ngày càng cao, đe dọa cuộc sống của người bệnh, gia đình cũng như toàn xã hội. Thực trạng trên cần được chấm dứt nhanh chóng. Mặt khác, tỉ lệ nam giới mắc bệnh này cao hơn nhiều so với nữ giới song các đấng “anh hào” lo sợ mất khí chất nam nhi nên không sớm điều trị, chỉ khi “không thể trì hoãn” được nữa mới tìm cách giải quyết muộn màng.Vì vậy, việc phát hiện triệu chứng bệnh giang mai ở nam giới là bước đầu tiên trong quá trình điều trị và đẩy lùi bệnh này ra khỏi cuộc sống của con người.
Bệnh giang mai phát triển theo 4 giai đoạn, triệu chứng của mỗi gian đoạn rất khác nhau, cụ thể như sau:
Giai đoạn 1
Giai đoạn đầu tiên có vai trò quan trọng trong toàn bộ quá trình phát triển của bệnh, chính vì vậy cần phát hiện sớm để điều trị hiệu quả nhất, nếu không khả năng chữa bệnh sẽ ngày càng thấp đi.
- Sau khi tiếp xúc với nguồn bệnh (quan hệ tình dục không an toàn, dùng chung đồ đạc với người bị giang mai) từ 3-90 ngày (thông thường là 3 tuần) sẽ xuất hiện các vết tổn thương da tại những điểm tiếp xúc.
- Các xoắn khuẩn giang mai thâm nhập vào trong và tạo ra các săng giang mai, đây là biểu hiện nặng nhất của giai đoạn 1. Ở nam giới, săng giang mai thường xuất hiện ở quy đầu, rãnh quy đầu, bao quy đầu, trên đầu dương vật, ngoài ra có thể xuất hiện ở hậu môn và miệng,…
- Các tổn thương đầu tiên là các nốt ban lan dần ra ngày một rộng ra nhanh chóng sau đó hình thành vết loét có đường kính 1 – 2 cm, xung quanh nổi lên những hình tròn màu đỏ, không có cảm giác ngứa hay đau, trên bề mặt bị loét hoặc loét nhẹ hoặc không có triệu chứng loét. Cũng có lúc chảy một ít dịch, có độ cứng như sụn, không có cảm giác đau.
- Các triệu chứng trên có thể mất đi trong khoảng 3-6 tuần lễ kể cả không điều trị, vì vậy nhiều người nhầm tưởng là đã khỏi bệnh và mặc định không cần theo dõi hay đi khám lại nữa, trên thực tế, lúc này vi khuẩn đã vào máu, gây những tổn thương tiếp theo cho giai đoạn sau.
Phát giác triệu chứng bệnh giang mai ở nam giới 1
Các vết loát trên da giai đoạn 1
Giai đoạn 2
Sau khi phát giác triệu chứng bệnh giang mai ở nam giới giai đoạn 1 nhưng do tâm lý chủ quan khi các nốt ban tự nhiên mất đi nên không điều trị thì bệnh chuyển sang giai đoạn 2 với các biểu hiện, triệu chứng cơ bản sau:
- Thời gian “phát bệnh” sau giai đoạn đầu từ 4-10 tuần
- Đào ban (những nốt ban đối xứng, có màu hồng) xuất hiên trên toàn thân, không hề ngứa hay đau đớn gì. Không nổi cao trên bề mặt da, khi ấn vào thì mất, không bị bong vảy và sẽ tự mất đi.
- Các đào ban thường cư trú ở vùng bụng, chi trên hay hai bên mạng sườn trong khoảng 1 đến 3 tuần rồi nhạt dần màu và biến mất.
- Nghiêm trọng hơn, bệnh có thể làm xuất hiện các mảng sần hay các vết loét ở da và niêm mạc với nhiều kích thước khác nhau. Trong các vết này chứa nhiều vi khuẩn nên khi tiếp xúc với người bệnh thường dễ bị lây nhiễm.
- Đối với những người hay uống rượu khi bệnh phát triển đến giai đoạn này sẽ xuất hiện các sẩn mủ giống như bị viêm da.
- Tại những vùng kín đáo như âm hộ, bìu, các thương tổn giống như mụn cóc (bằng phẳng và có màu trắng)
- Bệnh nhân có thể bị sốt, đau đầu, sụt cân và nổi hạch
Các triệu chứng của giai đoạn này sẽ tự mất đi sau 3-6 tuần
Phát giác triệu chứng bệnh giang mai ở nam giới 2
Các đào ban ở giai đoạn 2
Giai đoạn tiềm ẩn
Giang mai tiềm ẩn được chia làm hai loại là tiềm ẩn sớm (xảy ra trước 1 năm sau giai đoạn 2) và tiềm ẩn muộn (kéo dài hơn 1 năm khi kết thúc giai đoạn 2), chỉ được xác định khi có bằng chứng huyết thanh của bệnh chứ  không có dấu hiệu cụ thể hoặc triệu chứng dễ nhìn thấy bằng mắt thường được. Theo nghiên cứu, giang mai tiềm ẩn sớm có khả năng lây nhiễm cao hơn giang mai tiềm ẩn muộn rất nhiều.
Phát giác triệu chứng bệnh giang mai ở nam giới 3
Giai đoạn tiềm ẩn không dễ nhận biết
Giai đoạn 3
Người mắc giang mai ở giai đoạn này không còn khả năng lây bệnh nữa. Có thể xảy ra sau các giai đoạn 1 và 2 một khoảng thời gian rất dài, từ 3-15 năm và chia làm 3 hình thức khác nhau:giang mai tim mạch, củ giang mai và giang mai thần kinh.
- Giang mai thần kinh: chiếm khoảng 6,5% số người mắc giang mai. Xuất hiện trong khoảng từ 4-25 năm sau khi nhiễm bệnh. Ban đầu khi còn sớm thường không có biểu hiện nào rõ rệt. Sau đó, vào giai đoạn muộn nó gây ra những tổn thương tới hệ thần kinh trung ương như viêm màng não, chảy máu não,… khiến người bệnh suy nhược thần kinh, bị ảo giác, động kinh hay mắc chứng trầm cảm.
- Giang mai tim mạch: Con số những người bị giang mai tim mạch là 10%, bệnh có thể xuất hiện trong khoảng 10-30 năm sau khi nhiễm bệnh, triệu chứng thường gặp nhất là hiện tượng phình mạch.
- Củ giang mai: Có khoảng 15%  trong tổng số người bị bệnh giang mai phải đối mặt với hình thức bệnh này. Củ giang mai thường có hình cầu hoặc mặt phẳng không đối xứng, nếu tiến triển không lành tính thì gây hoại tử, vết loét khó lành và để lại sẹo. Nếu củ giang mai xuất hiện ở các vùng quan trọng có thể đe dọa tính mạng người bệnh.
Phát giác triệu chứng bệnh giang mai ở nam giới 4
Các củ giang mai đang hủy hoại người bệnh
Trên đây là những triệu chứng bệnh giang mai ở nam giới qua từng giai đoạn cụ thể. Khamchuabenh.info hi vọng bạn không bao giờ phải đối mặt với căn bệnh nguy hiểm này. Để bảo vệ sức khỏe cá nhân, gia đình và cộng đồng hãy có ý thức quan hệ tình dục an toàn các bạn nhé !

Phòng bệnh thuỷ đậu ở trẻ em là cần thiết để tránh những biến chứng sau này khi lớn lên. Tiêm chủng là cách hiệu quả nhất giúp phòng ngừa sự xâm nhập của virus thuỷ đậu.


Thuỷ đậu chỉ là một bệnh lành tính dễ mắc trong thời thơ ấu, nhưng nó có thể trở nên nghiêm trọng nếu mắc bệnh ở tuổi thanh thiếu niên và tuổi trưởng thành. Bệnh cũng rất nguy hiểm đối với phụ nữ mang thai. Vì những ảnh hưởng nghiêm trọng đối với sức khoẻ, thậm chí là đe doạ tính mạng nên việc phòng bệnh thuỷ đậu là rất quan trọng.

Virus thuỷ đậu rất dễ lây lan
Cách phòng thuỷ đậu ở trẻ em
1. Không cho trẻ tiếp xúc với người mắc bệnh
Virus thuỷ đậu rất dễ lây lan. Những người mắc bệnh cần được cách ly điều trị để tránh lây nhiễm cho người khác. Không cho trẻ chơi gần những trẻ mắc bệnh khác, đặc biệt khi các phát ban trên da chưa đóng vảy.
Virus thuỷ đậu có thể lây lan trong vòng 24 – 48 giờ trước khi phát ban xuất hiện. Do đó, việc chủng ngừa vắc xin là cần thiết để bảo vệ trẻ trước nguy cơ nhiễm bệnh.
Phòng bệnh thuỷ đậu ở trẻ em 1
Cách ly trẻ mắc bệnh để tránh lây lan cho người khác
2. Dự phòng lây nhiễm.
Nếu trẻ em hoặc người lớn tiếp xúc với bệnh nhân mắc bệnh thuỷ đậu thì có nguy cơ nhiễm trùng cao. Rất hiếm khi những người đã mắc bệnh một lần trong quá khứ tiếp tục bị lây nhiễm lần 2. Tuy nhiên, đối với trường hợp hệ miễn dịch yếu thì vẫn có nguy cơ mắc bệnh nhẹ.  Đối với những người chưa từng nhiễm virus, và cũng chưa tiêm phòng vắc xin có thể lựa chọn 1 trong các phương pháp phòng bệnh thuỷ đậu sau đây:
- Vắc xin thuỷ đậu: Trong vòng 3 ngày kể từ khi tiếp xúc với bệnh nhân mắc thuỷ đậu, bạn cần đến các cơ sở y tế  tiêm văc xin giúp phòng ngừa sự lây lan của virus. Không phải 100% các trường hợp đều được bảo vệ nhưng có thể giảm nguy cơ đáng kể.
- Globulin miễn dịch thuỷ đậu (VZIG): Đây là một phương pháp phòng ngừa tự nhiên, glububin được lấy trực tiếp từ người mắc bệnh thuỷ đậu và tiêm vào người khoẻ mạnh có tác dụng bảo vệ ngay lập tức. Tuy nhiên, việc phòng ngừa này chỉ kéo dài trong một vài tuần.
Phòng bệnh thuỷ đậu ở trẻ em 2
Tiêm phòng là cách ngăn ngừa tốt nhất
- Acyclovir: Đây là một loại thuốc kháng virus và có thể phòng ngừa bệnh thuỷ đầu nếu được sử dụng trong vòng vài ngày sau khi tiếp xúc với người bệnh. Thuốc cũng phát huy tác dụng trong một vài ngày.
Vắc xin chủng ngừa  có vẻ như là lựa chọn phòng bệnh thuỷ đậu tốt nhất vì nó giúp bảo vệ lâu dài và an toàn. Tuy nhiên, văcxin không sử dụng trong thời kỳ mang thai và em bé dưới 1 tuổi. Đối với những người bị dị ứng vắc xin thì VZIG hay acyclovir là lựa chọn thay thế khả thi.
Design by Hao Tran | Blogger Theme by Sức khỏe sinh sản -