Hiển thị các bài đăng có nhãn cách trị viêm da. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn cách trị viêm da. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Hai, 16 tháng 9, 2013

Viêm da tiếp xúc do côn trùng là một bệnh da thường gặp, cấp tính có thể gây thành dịch, đặc biệt vào mùa mà loài côn trùng đó phát triển mạnh. Hay gặp nhất vào mùa mưa, những cơn mưa lớn đổ xuống các ruộng lúa ở vùng nông thôn làm cho côn trùng, đặc biệt các loại bướm, kiến, sâu phát triển mạnh và bay ra môi trường. Khi da chúng ta tiếp xúc với các côn trùng này sẽ gây phản ứng dị ứng hoặc kích ứng làm da phồng rộp, nổi mụn nóng rát, đau nhức...




Thủ phạm gây bệnh

Nguyên nhân do phản ứng dị ứng của da với các thành phần của côn trùng như phấn, chất bài tiết, dịch, hóa chất... Các loại côn trùng thường gây bệnh là: côn trùng cánh cứng, một số loài kiến đặc biệt là kiến khoang, một số loài bướm (bướm bụi, bướm đuôi nâu, bướm đuôi vàng...). Một số loại sâu: sâu ban miêu, sâu róm...

Có loài côn trùng khi di chuyển còn tiết ra các chất trong thành phần có chứa phospho làm da bị bỏng như con giời.

Tổn thương zona - chùm bóng nước xuất hiện ở một bên cơ thể.


Nhận diện tổn thương viêm da tiếp xúc do côn trùng

Trên lâm sàng, tổn thương trên da khá giống nhau với đặc điểm thành dải đỏ, phù nề, có trường hợp nổi mụn nước, mụn mủ. Vị trí hay gặp ở vùng da hở là: mặt, cổ, cánh - cẳng tay, cẳng chân, đôi khi cũng thấy ở thân mình vùng kín do côn trùng bám vào quần áo, khi mặc, chúng tiếp xúc trực tiếp vào da. Tùy vào vị trí tiếp xúc mà có thể bị một hay nhiều tổn thương cùng lúc, bị đối xứng, bị nhiều nơi trên cơ thể. Đây là dấu hiệu quan trọng để phân biệt với bệnh zona. Bệnh được chẩn đoán nhầm là herpes, zona, giời leo. Bệnh xảy ra ngay sau khi tiếp xúc vài phút đến vài giờ tùy thuộc vào nguyên nhân. Ban đầu bệnh nhân cảm thấy ngứa, nóng rát, nổi ban đỏ, sau đó có thể xuất hiện các mụn nước, bọng nước và nóng, đau rát. Nếu nhiễm khuẩn sẽ có các mụn mủ nhỏ trên nền da đỏ, phù nề. Nếu không điều trị đúng có thể nhiễm khuẩn lan rộng, loét da... Tổn thương thường tạo thành đám tại chỗ tiếp xúc hoặc thành dải, thành vệt do bệnh nhân ngứa, gãi.


Xử trí khi bị viêm da tiếp xúc do côn trùng

Việc điều trị viêm da tiếp xúc do côn trùng không khó nhưng nếu không đúng có thể gây viêm nặng hơn, nhiễm khuẩn thứ phát, loét... Phương pháp điều trị tùy theo tổn thương và chủ yếu dùng thuốc bôi tại chỗ kèm thuốc kháng histamin đường uống.

Tại chỗ: Khi mới tiếp xúc, chỉ có đỏ da và ngứa, nên dùng nước muối sinh lý rửa nhẹ nhàng để làm sạch các chất bám lên da, sau đó dùng hồ nước bôi lên để làm mát da, dịu da. Hồ nước là một loại thuốc bôi dùng phổ biến trong da liễu với thành phần chủ yếu bao gồm: bột tal, oxyt kẽm, glycerin và hầu như không có tác dụng phụ đáng kể nào nên sử dụng rất an toàn.

Khi đã nổi mụn nước, phỏng nước có thể bôi hồ nước, đắp dung dịch yaris giúp mát da, dịu da và làm khô, sạch tổn thương.

Nếu có xuất hiện mụn mủ, dùng các dung dịch màu như xanh methylen, milian, castellani bôi lên tổn thương giúp sát khuẩn, khô sạch tổn thương. Chú ý không nên dùng castellani bôi cho trẻ em vì thuốc này có thể làm trẻ đau rát khi bôi. Khi tổn thương không còn chảy dịch, khô lại có thể sử dụng mỡ kháng sinh, diệt khuẩn kèm corticoid loại nhẹ và vừa (ví dụ fucidin-H, fucicort) để bôi, giúp tổn thương mau lành.

Thuốc uống: Có thể dùng các thuốc có tác dụng chống ngứa, chống dị ứng như: chlopheniramin, hydroxyzin, promethazin... hoặc cetirizin, astemizol, loratadin, desloratadin, fexofenadin. Tuy nhiên, cần thận trọng với những người có vấn đề về tim mạch hoặc tiền sử bệnh tim mạch, không được dùng một số thuốc trong nhóm astemizol vì nhóm này có thể làm loạn nhịp tim.

Trường hợp bệnh nặng, kèm thêm phản ứng dị ứng toàn thân, cần điều trị đặc biệt. Có thể phải dùng corticosteroid toàn thân. Nếu bội nhiễm nặng phải dùng kháng sinh toàn thân.

Chú ý: Bệnh viêm da tiếp xúc do côn trùng thường khỏi nhanh trong 3 - 7 ngày nếu điều trị đúng cách. Khi vừa tiếp xúc, cần rửa nhẹ nhàng bằng nước muối sinh lý (9‰) để trung hòa hoặc giảm bớt các yếu tố dị ứng, kích ứng da, sau đó đến cơ sở y tế để điều trị kịp thời, không nên tự điều trị để tránh các biến chứng nặng hơn.


Phòng tránh cách nào?

Để phòng tránh bệnh vào mùa mưa, nên đóng kín cửa, buông rèm, làm lưới ngăn côn trùng, buổi tối không nên ngồi gần các nguồn sáng như bóng đèn. Mặc quần áo dài, quan sát kỹ đồ vật trước khi sử dụng, giũ sạch khăn mặt, khăn lau, quan sát kỹ trước khi lau.

Trên đây là những giới thiệu cơ bản của các chuyên gia phòng khám đa khoa Năm Châu. Nếu bạn vẫn còn những thắc mắc có thể nhận tư vấn trực tiếp với các chuyên gia của chúng tôi. Ngoài ra, nếu bạn đang có nhu cầu trị căn bệnh này nhanh chóng, hiệu quả, bạn có thể đăng ký qua mạng để được miễn phí đăng ký và được ưu tiên sắp xếp bác sĩ khám bệnh. Bạn cũng có thể gọi điện đến đường dây nóng: 0439 630 666 hoặc nhận tư vấn online. Chúng tôi luôn sẵn sàng đồng lòng cùng bạn và người thân chăm sóc sức khỏe.
- See more at: http://phongkhamnamchau.com/viem-da-di-ung/viem-da-tiep-xuc-do-con-trung.html#sthash.TUZLRuiZ.dpuf

Xin hỏi các bác sĩ của phòng khám đa khoa Năm Châu: Cháu 23 tuổi, thường xuyên bị ngứa ở mặt, lòng bàn tay, nhất là khi thời tiết chuyển mùa. Có phải cháu bị viêm da dị ứng không? Làm thế nào để phòng tránh?




Viêm da dị ứng là biểu hiện tổn thương da của một dạng dị ứng với đặc điểm ngứa, nổi nốt sần, giống ban đỏ và mụn nước, mụn nước có thể kết tụ lại tạo thành mảng, nhiều tổn thương bị nhiễm khuẩn, trầy da, biểu hiện ra bên ngoài bằng rỉ nước và đóng vảy.

Vị trí bệnh thường xuất hiện là trên mặt, da đầu, chi... Nguyên nhân gây bệnh có thể do di truyền, do có bất thường về điều hòa miễn dịch như tăng tổng hợp IgE, tăng IgE đặc hiệu với thức ăn, vi khuẩn, dị ứng nguyên không khí... hoặc gặp trong các bệnh tổ đỉa, chàm, viêm da tiết bã nhờn, liken đơn mạn tính... Đặc biệt, bệnh hay gặp ở những người mà gia đình có bệnh sử liên quan đến dị ứng như hen, dị ứng thức ăn, viêm mũi dị ứng. Bệnh tạo ra một vòng luẩn quẩn là ngứa - gãi - nổi ban - ngứa.


Điều trị viêm da dị ứng theo nguyên tắc tránh các kích thích da, điều trị nhanh chóng tổn thương da nhiễm khuẩn, sử dụng hợp lý, đúng chỉ định các chất glucocorticoid. Để chữa chứng ngứa, bạn có thể được dùng thuốc kháng histamin và uống kháng sinh nếu có bội nhiễm. Ngoài ra, bạn cần tắm bằng nước ấm, tránh dùng xà phòng, tránh tiếp xúc với khói, bụi, phấn hoa, thức ăn lạ hoặc các đồ dùng làm bằng nhựa, cao su... vì chúng có thể làm bệnh nặng thêm. Tốt nhất bạn nên đến chuyên khoa da liễu để được khám và tư vấn cụ thể.

Trên đây là những giới thiệu cơ bản của các chuyên gia phòng khám đa khoa Năm Châu. Nếu bạn vẫn còn những thắc mắc có thể nhận tư vấn trực tiếp với các chuyên gia của chúng tôi. Ngoài ra, nếu bạn đang có nhu cầu trị căn bệnh này nhanh chóng, hiệu quả, bạn có thể đăng ký qua mạng để được miễn phí đăng ký và được ưu tiên sắp xếp bác sĩ khám bệnh. Bạn cũng có thể gọi điện đến đường dây nóng: 0439 630 666  hoặc nhận tư vấn online. Chúng tôi luôn sẵn sàng đồng lòng cùng bạn và người thân chăm sóc sức khỏe.
- See more at: http://phongkhamnamchau.com/viem-da-di-ung/cach-ngua-viem-da-di-ung.html#sthash.P2bVe9MS.dpuf

Viêm da cơ địa là một tình trạng viêm da mạn tính, tái phát do nhiều cơ chế sinh bệnh kết hợp bao gồm sự tương tác giữa các tình trạng đáp ứng miễn dịch trên nền tảng cơ địa và các yếu tố gây tổn thương hàng rào bảo vệ của da cùng với các yếu tố kích thích từ môi trường bên ngoài cơ thể.


Đặc điểm cơ bản của tổn thương da là các mụn nước tập trung thành đám trên nền da đỏ, có thể rỉ dịch, chảy nước, sau đóng vảy tiết, dày da và liken hóa. Người bệnh thường rất ngứa. Điều trị bệnh giảm nhưng không khỏi hoàn toàn, tiến triển dai dẳng, nhiều đợt tái phát nên chi phí điều trị cao, ảnh hưởng đến sức khỏe và tâm lý bệnh nhân. Vì vậy, cần kết hợp điều trị đúng cách kèm theo các biện pháp phòng bệnh, tránh các đợt tái phát và vượng bệnh, đặc biệt trong mùa đông, là điều rất quan trọng. Tùy thuộc giai đoạn bệnh, thể bệnh, mức độ bệnh, các yếu tố kích hoạt… để áp dụng phương pháp điều trị phù hợp.



Sử dụng các loại thuốc giữ ẩm, mềm da, dịu da giúp khôi phục hàng rào bảo vệ da, chống ngứa. Đây là yếu tố điều trị và duy trì rất quan trọng và luôn cần thiết trong điều trị viêm da cơ địa. Các loại cream, mỡ giữ ẩm giúp cho da không bị mất nước, không bị khô, nứt nẻ, giúp phục hồi da. Nhóm thuốc này rất quan trọng trong mùa đông lạnh. Có thể dùng các loại như: mỡ vaselin, cream urea… bôi ngày 3-4 lần hoặc bôi bất cứ lúc nào da bị khô.
 

Thuốc kháng histamin có tác dụng chống ngứa, cắt đứt vòng xoắn gãi – ngứa – gãi. Nhóm thuốc này thường dùng đường uống, có cả dạng siro cho trẻ em, dạng viên cho người lớn, với 2 thế hệ: kháng histamin thế hệ 1 như chlopheniramin, hydroxyzin, promethazin dùng vào buổi tối. Thuốc này có tác dụng phụ gây buồn ngủ vì vậy không được dùng cho người lái tàu xe, vận hành máy móc, không nên uống ban ngày. Thế hệ 2 như các thuốc: loratadin, certirizin, fexofenadin… có thể uống ban ngày, tuy nhiên tác dụng chống ngứa và chống dị ứng kém hơn thế hệ 1.


Trường hợp viêm da cơ địa có nhiễm khuẩn cần sử dụng thêm kháng sinh. Người ta thấy tại tổn thương viêm da cơ địa có rất nhiều tụ cầu, vì vậy có thể dùng các thuốc kháng sinh bôi như: fucidin, neomycin, mupirocin… hoặc uống như oxacillin, cloxacillin, cephalexin…


Các biện pháp giảm stress, an thần cũng góp phần giảm bệnh. Các thuốc kháng histamin thế hệ 1 gây buồn ngủ thường được dùng để vừa làm giảm ngứa, lại vừa ngủ được.


Corticosteroid có tác dụng giảm viêm nhanh, mạnh, giảm bệnh nhanh chóng. Tuy nhiên, cần lưu ý tác dụng phụ toàn thân và tại chỗ. Nếu dùng kéo dài hoặc không đúng cách đường toàn thân có thể gây suy thượng thận, tăng huyết áp, đái tháo đường, loét dạ dày, loãng xương… Tại chỗ có thể gây: teo da, mỏng da, rạn da. Khi dùng corticoid bệnh giảm nhanh nhưng tái phát cũng nhanh và có thể gây phụ thuộc thuốc khi sử dụng lâu dài.


Methotrexate có thể dùng trong trường hợp nặng, không đáp ứng với các thuốc khác. Tuy nhiên, thuốc nhiều tác dụng phụ và độc tế bào nên phải cân nhắc kỹ giữa lợi ích và tác dụng phụ khi điều trị. Thuốc có thể gây nôn, kích ứng dạ dày, loét tiêu hóa, độc với gan, thận, Thiếu máu, rối loạn đông máu, xơ phổi kẽ, nguy cơ nhiễm trùng thứ phát.


Cyclosporin A là thuốc ức chế calcineurin cũng có chỉ định trong trường hợp viêm da cơ địa dai dẳng hoặc thất bại khi điều trị bằng thuốc khác. Thuốc chỉ dùng toàn thân, đường uống. Tại chỗ không tác dụng vì hầu như không thấm qua da. Tác dụng phụ có thể gặp: với thận: suy thận; với tim mạch: tăng huyết áp; với tiêu hóa: nôn, buồn nôn; với thần kinh: đau đầu, chóng mặt; ngoài ra còn có nguy cơ ung thư: nội tạng, lympho, da.


Điều trị bệnh viêm da cơ địa có nhiều lựa chọn, tuy nhiên phải rất thận trọng khi dùng nhóm thuốc ức chế miễn dịch vì có nhiều tác dụng phụ. Để đề phòng bệnh bùng phát, vượng bệnh thì cần giữ ẩm cho da thật tốt bằng các chất dưỡng da, giữ nước, nhất là vào mùa đông. Không nên mặc đồ len dạ, nilon mà nên mặc đồ bằng coton. Tránh thức ăn gây dị ứng. Không cào gãi làm trầy xước da, không tắm rửa nhiều lần trong ngày, tránh tiếp xúc với xà phòng, chất tẩy rửa. Dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Trên đây là những giới thiệu cơ bản của các chuyên gia phòng khám đa khoa Năm Châu. Nếu bạn vẫn còn những thắc mắc có thể nhận tư vấn trực tiếp với các chuyên gia của chúng tôi. Ngoài ra, nếu bạn đang có nhu cầu trị căn bệnh này nhanh chóng, hiệu quả, bạn có thể đăng ký qua mạng để được miễn phí đăng ký và được ưu tiên sắp xếp bác sĩ khám bệnh. Bạn cũng có thể gọi điện đến đường dây nóng: 0439 630 666  hoặc nhận tư vấn online. Chúng tôi luôn sẵn sàng đồng lòng cùng bạn và người thân chăm sóc sức khỏe.
- See more at: http://phongkhamnamchau.com/viem-da-di-ung/thuoc-tri-viem-da-co-dia.html#sthash.7EfoHeWc.dpuf

Các chuyên gia phòng khám đa khoa Năm Châu cho biết viêm da cơ địa là một tình trạng viêm da mạn tính, tái phát. Đặc điểm cơ bản của tổn thương da là các mụn nước tập trung thành đám trên nền da đỏ, có thể rỉ dịch, chảy nước, sau đóng vảy tiết, dày da và liken hóa.




Người bệnh thường rất ngứa, tiến triển dai dẳng, nhiều đợt tái phát. Bệnh ảnh hưởng đến sức khỏe và tâm lý bệnh nhân. Vì vậy, cần kết hợp điều trị đúng cách kèm theo các biện pháp phòng bệnh, tránh các đợt tái phát và vượng bệnh là điều rất quan trọng. Tùy thuộc giai đoạn bệnh, thể bệnh, mức độ bệnh, các yếu tố kích hoạt... để áp dụng phương pháp điều trị phù hợp.

Sử dụng các loại thuốc giữ ẩm, mềm da, dịu da như mỡ vaselin, cream urea... giúp khôi phục hàng rào bảo vệ da, chống ngứa, có tác dụng giữ ẩm giúp cho da không bị mất nước, khô, nứt nẻ, giúp phục hồi da. Bôi ngày 3-4 lần hoặc bôi bất cứ lúc nào da bị khô.

Thuốc kháng histamin có tác dụng chống ngứa, cắt đứt vòng xoắn gãi - ngứa - gãi. Nhóm thuốc này thường dùng đường uống, có cả dạng siro cho trẻ em, dạng viên cho người lớn, với hai thế hệ: kháng histamin thế hệ 1 như chlopheniramin, hydroxyzin, promethazin dùng vào buổi tối. Thuốc này có tác dụng phụ gây buồn ngủ vì vậy không được dùng cho người lái tàu xe, vận hành máy móc, không nên uống ban ngày. Thế hệ 2 như các thuốc: loratadin, certirizin, fexofenadin... có thể uống ban ngày, tuy nhiên tác dụng chống ngứa và chống dị ứng kém hơn thế hệ 1.

Các trường hợp viêm da cơ địa có nhiễm khuẩn cần sử dụng thêm kháng sinh bôi như: fucidin, neomycin, mupirocin... hoặc uống như oxacillin, cloxacillin, cephalexin...

Corticosteroid có tác dụng giảm viêm nhanh, mạnh, giảm bệnh nhanh chóng. Tuy nhiên, cần lưu ý các tác dụng phụ toàn thân và tại chỗ. Nếu dùng kéo dài hoặc không đúng cách đường toàn thân có thể gây suy thượng thận, tăng huyết áp, đái tháo đường, loét dạ dày, loãng xương... Tại chỗ có thể gây: teo da, mỏng da, rạn da...

Để đề phòng bệnh bùng phát, vượng lên cần giữ ẩm cho da thật tốt bằng các chất dưỡng da, giữ nước, nhất là vào mùa đông. Nên mặc đồ bằng cotton. Tránh thức ăn gây dị ứng. Không cào gãi làm trầy xước da, không tắm rửa nhiều lần trong ngày, tránh tiếp xúc với xà phòng, chất tẩy rửa...

Trên đây là những giới thiệu cơ bản của các chuyên gia phòng khám đa khoa Năm Châu. Nếu bạn vẫn còn những thắc mắc có thể nhận tư vấn trực tiếp với các chuyên gia của chúng tôi. Ngoài ra, nếu bạn đang có nhu cầu trị căn bệnh này nhanh chóng, hiệu quả, bạn có thể đăng ký qua mạng để được miễn phí đăng ký và được ưu tiên sắp xếp bác sĩ khám bệnh. Bạn cũng có thể gọi điện đến đường dây nóng: 0439 630 666 hoặc nhận tư vấn online. Chúng tôi luôn sẵn sàng đồng lòng cùng bạn và người thân chăm sóc sức khỏe.
- See more at: http://phongkhamnamchau.com/viem-da-di-ung/viem-da-co-dia-co-dieu-tri-khoi.html#sthash.3Z6nVF4f.dpuf

Nguyên nhân viêm da tiếp xúc
Theo các bác sĩ của phòng khám đa khoa Năm Châu nguyên nhân gây bệnh viêm da tiếp xúc có thể là do nghề nghiệp vì bạn phải tiếp xúc thường xuyên, nhưng cũng có khi chỉ là vô tình tiếp xúc phải trong sinh hoạt hay lao động. Viêm da tiếp xúc được chia làm hai nhóm là viêm da tiếp xúc kích ứng và viêm da tiếp xúc dị ứng.




Viêm da tiếp xúc kích ứng là tình trạng viêm do tiếp xúc với chất có tính acide, bazơ mạnh, sơn và các loại dung môi như acetone, nhựa thông, dung môi tẩy rửa và chất nhũ hóa, vôi tôi, xi măng, xà phòng có độ kiềm cao hoặc có chứa chất tẩy mạnh, thuốc tẩy, tia cực tím... Phản ứng gây ra thường giống như bị bỏng.


Viêm da tiếp xúc dị ứng là một trình trạng viêm da dị ứng có sự tham gia phản ứng của hệ miễn dịch. Tác nhân gây viêm da tiếp xúc dị ứng không phải xảy ra ở bất kỳ cá thể nào mà nó chỉ ảnh hưởng đến một số người nào đó có cơ địa dị ứng với chúng mà thôi. Thương tổn lâm sàng khác với viêm da tiếp xúc kích ứng ở chỗ thương tổn không những khu trú tại nơi tiếp xúc mà còn lan ra vùng da không tiếp xúc, đôi khi phản ứng dị ứng phát ban toàn thân.


Các biện pháp phòng ngừa viêm da tiếp xúc


Biện pháp tốt nhất vẫn là tránh tiếp xúc với chất mà bạn nghi ngờ là tác nhân gây viêm da cho bạn. Nếu chẳng may mắc phải thì bạn ghi nhớ vào sổ tay và đến khám bác sĩ chuyên khoa da liễu là cần thiết để được tư vấn và điều trị ngay.

Trường hợp không thể tránh né được do tính chất công việc hay nghề nghiệp thì bạn nên áp dụng một số biện pháp như mặc quần áo bảo hộ lao động, mang găng tay dài, mang mặt nạ, khẩu trang lọc không khí... để ngăn ngừa không cho tác nhân gây bệnh có cơ hội tiếp xúc với da của bạn.


Bạn có thể dùng kem bảo vệ cũng là một biện pháp phòng hữu hiệu như wonder glove, dermaffin, dermashild có khả năng bảo vệ da bạn 4 giờ sau khi thoa lên da một lớp mỏng. Mặt khác, chính các loại kem bảo vệ này còn có tác dụng làm mềm da, ẩm da tránh cho da không bị khô và nứt nẻ cũng phòng được nguy cơ gây kích ứng da. Tuy nhiên, để an toàn hơn bạn nên kết hợp cả hai phương pháp để hiệu quả phòng bệnh được cao hơn.


Một số biện pháp khác nhằm làm giảm kích thích tại chỗ khi bạn rửa bát, nấu ăn hay giặt quần áo (còn gọi là bệnh chàm của các bà nội trợ) bao gồm: không cho tay vào nước nóng, nước xà bông, nước rửa bát, cũng cần chú ý với các loại rau cải, cà chua, nhất là hành tây và mủ đu đủ sống khi bạn làm nội trợ vì chúng là những tác nhân thường gây viêm da cho các bà nội trợ.


Một vấn đề cần lưu ý nữa là bạn đừng bao giờ dùng bàn chải hay loại vải nylon để chà, cọ rửa da khi tắm rửa bởi vì các loại này cọ xát lên bề mặt da rất mạnh làm cho làn da trở nên dễ nhạy cảm và dễ bị kích ứng hơn.

Trên đây là những giới thiệu cơ bản của các chuyên gia phòng khám đa khoa Năm Châu. Nếu bạn vẫn còn những thắc mắc có thể nhận tư vấn trực tiếp với các chuyên gia của chúng tôi. Ngoài ra, nếu bạn đang có nhu cầu trị căn bệnh này nhanh chóng, hiệu quả, bạn có thể đăng ký qua mạng để được miễn phí đăng ký và được ưu tiên sắp xếp bác sĩ khám bệnh. Bạn cũng có thể gọi điện đến đường dây nóng: 0439 630 666 hoặc nhận tư vấn online. Chúng tôi luôn sẵn sàng đồng lòng cùng bạn và người thân chăm sóc sức khỏe.
- See more at: http://phongkhamnamchau.com/viem-da-di-ung/nguyen-nhan-va-phong-ngua-viem-da-tiep-xuc.html#sthash.mAeNYdgq.dpuf
Design by Hao Tran | Blogger Theme by Sức khỏe sinh sản -