Hiển thị các bài đăng có nhãn cách phòng bệnh. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn cách phòng bệnh. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Năm, 24 tháng 10, 2013

Nấm da đầu không chỉ gây cảm giác ngứa ngáy khó chịu, mà còn làm mất đi vẻ tự tin do từng "nắm” tóc rụng. “Tiêu diệt” loại nấm này không đơn giản, đòi hỏi phải kiên trì và điều trị đúng cách.Hãy tuân thủ theo các nguyên tắc dưới đây để loại trừ tận gốc nấm da đầu.

 

 
 
Thế nào là nấm da đầu?
 
 
Nấm da đầu (bệnh ecpet mảng tròn), là một dạng viêm nhiễm dưới chân tóc, do nấm là “ thủ phạm” chính. Nấm da đầu biểu hiện ra bên ngoài dưới dạng các vết loét, thành các mảng tròn rộng. Hay xuất hiện với những mảng màu trắng, đóng thành vảy trên da đầu.
 
 
Nhìn chung bằng các loại dầu gội, bạn có thể hy vọng loại trừ được các vảy bám trên da đầu, nhưng không thể “trị” được các tế bào nấm.
 
 
Nấm da đầu lan rộng bằng cách lây lan trực tiếp qua các tế bào trên da đầu, hay gián tiếp do việc dùng chung mũ, lược, dây buộc tóc với người mắc bệnh. Nấm da đầu hiếm có trường hợp lây từ chó mèo sang người.
 
 
Nấm da đầu là nguyên nhân dẫn tới hói đầu, rụng nhiều tóc, bong vảy, loét và chảy mủ. Kèm theo đó là cảm giác ngứa ngáy, khó chịu và có mùi lạ trên da đầu.
Nếu không điều trị sớm, nấm sẽ lan rộng trên da đầu và tồn tại trong vòng nhiều tháng.
 
 
Cách điều trị nấm da đầu 
 
 
Nấm da đầu không giống với các loại nấm trên da khác. Tuy nhiên, nếu kiên trì dùng thuốc đều có thể chữa khỏi bệnh. Việc điều trị bước đầu sẽ gặp phải khó khăn, là do sự viêm nhiễm xảy ra dưới chân tóc, nên khi dùng các loại thuốc bôi khó có thể “tiếp cận” với khu vực này.
 
 
Lưu ý
 
 
- Nấm da đầu rất dễ lây lan, nên cần lưu ý để phòng tránh cho các thành viên trong gia đình. Khi đã bị mắc nấm da đầu, hãy chia tóc thành từng phần riêng biệt để tránh sự lây lan.
 
 
- Có thể dùng kết hợp các loại dầu gội như Selsun, Exsel để hạn chế sự lây lan. Nên dùng loại dầu gội này tối thiểu 2 lần/ tuần.
 
 
- Nếu 1 trong số các thành viên trong gia đình có triệu chứng của bệnh cần khám bác sĩ ngay để điều trị kịp thời.
 
 
- Việc cắt tóc hay cạo phần da đầu đó đi là không cần thiết.
 
 
- Luôn giữ tóc khô, sạch.
 
 
- Đôi khi có thể xuất hiện phát ban trong thời gian ngắn sau khi điều trị, bạn nên đến bác sĩ để kiểm tra lại. Đó có thể là dấu hiệu của sự dị ứng giữa nấm da đầu và thuốc.
 
 
- Khi các vết loét đã lành, bạn vẫn phải tiếp tục điều trị đến hết đợt dùng thuốc để “ức chế” sự hoạt động cuả các bào tử nấm.
 
 
Nếu bạn vẫn còn những thắc mắc có thể nhận tư vấn trực tiếp với các chuyên gia phòng khám đa khoa Năm Châu của chúng tôi. Ngoài ra, đăng ký qua mạng có thể được miễn phí đăng ký và được ưu tiên sắp xếp bác sĩ khám bệnh.Bạn cũng có thể gọi điện đến đường dây nóng: 043-9630666 hoặc nhận tư vấn online.

Chữa trị nấm da đầu

Bệnh thường phát sinh do điều kiện vệ sinh cá nhân kém: mắc bệnh nấm da ở vị trí khác, mồ hôi làm ướt tóc tạo môi trường ẩm ướt thường xuyên. Do tính chất lao động với cường độ cao, sinh nhiều mồ hôi, điều kiện ăn ở tập trung, nhiều khi những vùng điều kiện tập trung như đóng quân, sinh viên... vệ sinh cá nhân không đảm bảo nên chiến sĩ, sinh viên cần hiểu biết về bệnh nấm da nói chung cũng như nấm da đầu nói riêng để chủ động phòng chống bệnh có hiệu quả.

 
 
Dai dẳng ở vật dụng bị nhiễm. Bệnh lây trực tiếp từ da, qua da, nhưng cách thường gặp là gián tiếp qua việc dùng chung lược, mũ, gối...với người bệnh.
 
 

 
 
Để chuẩn đoán, ngoài việc dựa vào các triệu chứng lâm sàng, cần làm các xét nghiệm: soi tươi bệnh phẩm là mảng vẩy da đầu hoặc chất bám trên tóc. Nuôi cấy trong môi trường đạm thạch để chẩn đoán xác định loại nấm và có phác đồ điều trị thích hợp.
 
 
 Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, gần như mỗi người chúng ta đều bị chứng đau đầu hành hạ khi phải thường xuyên tiếp xúc với tiếng ồn, với những thay đổi độtngột của thời tiết. Bệnh cũng có thể xuất hiện do stress hoặc do các yếu tố khác như: do nóng, lạnh thất thường hoặc mất ngủ …
 
 
Đau đầu có thể là triệu chứng của các bệnh mạch máu não, u não, viêm nhiễm vùng đầu, mặt, cổ, rối loạn thần kinh chức năng... Để phòng ngừa chứng đau đầu, nên hạn chế dùng rượu, chocolate, đồ ăn nhiều mỡ, mì chính (bột ngọt), dùng ít các gia vị cay nóng... và cố gắng ngủ đủ giấc, hạn chế stress hay hút thuốc lá.
 
 
Việc sinh hoạt, ăn ngủ điều độ và tập thể dục hằng ngày cũng có tác dụng rõ rệt trong việc điều hòa các căng thẳng thần kinh và giúp cho giấc ngủ thuận lợi hơn.
 
 
Ngoài ra, trước khi đi ngủ và sáng sớm lúc thức dậy, nên dùng bàn tay xoa bóp vùng trán, hai bên thái dương và quanh hai hố mắt, đỉnh đầu... để hạn chế sự phát sinh của các cơn đau đầu.
 
 
Để làm giảm các cơn đau một cách hiệu quả, nhằm giúp người bệnh nhanh chóng khôi phục lại các chức năng bị tổn thương sau cơn đau. Ơ từng người bệnh, bác sĩ sẽ có những đơn thuốc khác nhau dựa trên cơ sở khám lâm sàng và cận lâm sàng. Tuy nhiên, trong trường hợp cần giảm đau nhanh, bạn có thể dùng sản phẩmcó thành phần hoạt chất chính là Paracetamol, là thuốc giảm đau hạ sốt hữu hiệu, dùng trong các trường hợp: cảm cúm, nhức đầu, đau khớp, nhức răng, đau mình…
 
Hiệu quả điều trị nhanh chóng mà không gây tác dụng phụ như: kích ứng và loét dạ dày, không tác động lên tim, thận và hệ hô hấp… Nếu cơn đau đầu kéo dài, người bệnh cần đến bệnh viện để được bác sĩ chuyên khoa xác định nguyên nhân gây ra những cơn đau và tìm phương pháp điều trị cho phù hợp.
 
 
Xã hội ngày càng phát triển, thể trạng của người Việt Nam đã được cải thiện, trọng lượng, chiều cao cơ thể vì thế sẽ tăng lên, do đó hàm lượng Paracetamol 500mg thông dụng không đủ để đáp ứng được sự thay đổi này. Theo Dược Thư Quốc Gia, Paracetamol được phân liều sử dụng theo trọng lượng cơ thể: 10-15 mg/kg thể trọng / lần (ví dụ: một người 45 kg hàm lượng cho 1 lần uống trong khoảng 450 – 675 mg), mỗi lần uống cách nhau ít nhất 4 giờ, không quá 4 g/ngày. Có nghĩa là 1 ngày có thể uống tối đa 6 viên chứa Paracetamol 650mg, tương đương 3,9g Paracetamol vẫn nằm trong giới hạn cho phép.
 
 
Để đáp ứng nhu cầu điều trị các triệu chứng đau đầu và phù hợp với thể trạng người bệnh, hiện nay trên thị trường có một số sản phẩm chứa Paracetamol 650mg như Hapacol 650, đây là hàm lượng phù hợp và an toàn với người lớn, đặc biệt Hapacol 650 có hiệu quả cao trong điều trị đau đầu nhanh hơn, mạnh hơn và rất antoàn.Nếu trong cuộc sống không thể tránh khỏi những cơn đau đầu thì cách tốt nhất là bạn hãy học cách khắc phục nó. Khi bị đau đầu, ngoài việc sử dụng những
thuốc giảm đau thông thường, bạn hãy thường xuyên tập thể dục, đi bộ hay bơi lội, học cách thư giãn và ngủ tốt.
 
 
Khi bị đau đầu, có thể chữa bằng cách bấm mạnh vào điểm giữa hai lông mày và day thành những vòng tròn nhỏ, rồi đặt hai ngón tay trỏ vào góc ngoài của hai đuôi mắt và xoa vuốt ngược lên phía trên. Sau đó, đặt 2 ngón tay trỏ lên huyệt thái dương và xoa thành những vòng tròn nhỏ. Việc cử động và xoa bóp cổ gáy cũng có hiệu quả tương tự vì chúng làm giảm sự căng thẳng và co rút gây đau của các cơ ở vùng vai, gáy.
 
 
Bạn hay nhận tư vấn trực tiếp với các chuyên gia phòng khám đa khoa Năm Châu của chúng tôi. Ngoài ra, đăng ký qua mạng có thể được miễn phí đăng ký và được ưu tiên sắp xếp bác sĩ khám bệnh.Bạn cũng có thể gọi điện đến đường dây nóng: 043-9630666 hoặc nhận tư vấn online.
 
Chúc bạn mau khỏi bệnh!
 

Thứ Năm, 10 tháng 10, 2013

Cách nào điều trị nấm da đầu
Đầu tôi bị nấm từ nhỏ. trên đầu có rất nhiều mảng màu trắng,ngứa và hay rụng tóc .có đi khám ở bệnh viện da liễu nhưng không hết . vậy tôi phải dùng thuốc gì mới hết. Cám ơn!

 
(Thu Hiền)
 

 
 
Trả lời: 
 
Nấm da đầu do nấm Trichophyton gây nên. Bệnh khởi phát bằng các nốt sần nhỏ, rải rác trên da đầu. Nền tổn thương có các mảng vẩy mỏng, tóc lành xen kẽ tóc bị cụt gần gốc (do tóc bị nhiễm nấm trở nên cứng và dễ gẫy). Mảng vảy da bong ra khỏi da đầu tạo thành một mảng hói tạm thời. Bệnh này gây ngứa, người bệnh có thể mắc nấm da ở các vị trí khác (bẹn, mông, móng).
 
Bệnh thường phát sinhdo điều kiện vệ sinh cá nhân kém: mắc bệnh nấm da ở vị trí khác, mồ hôi làm ướt tóc tạo môi trường ẩm ướt thường xuyên. Do tính chất lao động với cường độ cao, sinh nhiều mồ hôi, điều kiện ăn ở tập trung, nhiều khi  ở những vùng điều kiện tập trung như đóng quân, sinh viên… vệ sinh cá nhân thấp nên chiến sĩ, sinh viên cần hiểu biết về bệnh nấm da nói chung cũng như nấm da đầu nói riêng để chủ động phòng chống bệnh có hiệu quả.
 
Bệnh lây trực tiếp từ da, qua da, nhưng cách thường gặp là gián tiếp qua việc dùng chung lược, mũ, gối…với người bệnh.
 
Để chuẩn đoán, ngoài việc dựa vào các triệu chứng lâm sàng, cần làm các xét nghiệm: soi tươi bệnh phẩm là mảng vẩy da đầu hoặc chất bám trên tóc. Nuôi cấy trong môi trường đạm thạch để chẩn đoán xác định loại nấm và có phác đồ điều trị thích hợp.
 
Điều trị
 
Đối với các trường hợp nhẹ, gội đầu hàng ngày để loại bỏ tóc rụng, dùng nước gội đầu pha Sulfide selenium hoặc dầu gội Nizoral có tác dụng tốt. Nếu nặng hơn, sau khi gội nên phủ khăn trùm hết tóc (chú ý khi gội đầu không được gãi, cào mạnh gây xây xát da tại chỗ, tạo điều kiện cho bội nhiễm vi khuẩn)
 
Hoặc cắt hết tóc vùng da đầu bị nấm, bôi thuốc diệt nấm và bạt sừng bong vẩy tại chỗ hàng ngày. Nếu tổn thương bội nhiễm vi khuẩn thì bôi thuốc sát khuẩn tại chỗ, có thể dùng kháng sinh toàn thân kết hợp.
 
Uống kháng sinh chống nấm Griseofulvin (biệt dược Gricin) tối thiểu trong 4 tuần.
 
Phòng bệnh:
 
- Điều tra phát hiện người mắc bệnh, gửi điều trị chuyên khoa. Cũng cần chú ý phát hiện gia súc nuôi bị bệnh.
 
- Điều trị sớm, triệt để các bệnh nấm da khác trên cơ thể.
 
 - Không dùng chung lược, gối, mũ, chậu giặt….với người bị bệnh.
 
- Chú ý giữ tóc khô, sạch.
 
Trường hợp của bạn nên đến khám tại phòng khám đa khoa Năm Châu để các bác sĩ giúp bạn có hướng điều trị tích cực, chữa dứt điểm tránh bệnh tái phát.
 
Chúc bạn mau khỏi bệnh.
- See more at: http://phongkhamnamchau.com/benh-nam-da-dau/cach-nao-dieu-tri-nam-da-dau.html#sthash.gFpDB9HB.dpuf

Nguyên tắc loại trừ tận gốc nấm da đầu

Nấm da đầu không chỉ gây cảm giác ngứa ngáy khó chịu, mà còn làm mất đi vẻ tự tin do từng "nắm” tóc rụng. “Tiêu diệt” loại nấm này không đơn giản, đòi hỏi phải kiên trì và điều trị đúng cách.


 
 
Hãy tuân thủ theo các nguyên tắc dưới đây để loại trừ tận gốc nấm da đầu.


 
 


 
 
Thế nào là nấm da đầu?
 
 
Nấm da đầu (bệnh ecpet mảng tròn), là một dạng viêm nhiễm dưới chân tóc, do nấm là “ thủ phạm” chính. Nấm da đầu biểu hiện ra bên ngoài dưới dạng các vết loét, thành các mảng tròn rộng. Hay xuất hiện với những mảng màu trắng, đóng thành vảy trên da đầu.
 
 
Nhìn chung bằng các loại dầu gội, bạn có thể hy vọng loại trừ được các vảy bám trên da đầu, nhưng không thể “trị” được các tế bào nấm.
 
 
Nấm da đầu lan rộng bằng cách lây lan trực tiếp qua các tế bào trên da đầu, hay gián tiếp do việc dùng chung mũ, lược, dây buộc tóc với người mắc bệnh. Nấm da đầu hiếm có trường hợp lây từ chó mèo sang người.
 
 
Nấm da đầu là nguyên nhân dẫn tới hói đầu, rụng nhiều tóc, bong vảy, loét và chảy mủ. Kèm theo đó là cảm giác ngứa ngáy, khó chịu và có mùi lạ trên da đầu.
 
 
Nếu không điều trị sớm, nấm sẽ lan rộng trên da đầu và tồn tại trong vòng nhiều tháng.
 
 
Cách điều trị
 
 
Nấm da đầu không giống với các loại nấm trên da khác. Tuy nhiên, nếu kiên trì dùng thuốc đều có thể chữa khỏi bệnh. Việc điều trị bước đầu sẽ gặp phải khó khăn, là do sự viêm nhiễm xảy ra dưới chân tóc, nên khi dùng các loại thuốc bôi khó có thể “tiếp cận” với khu vực này.
 
 
Grisefulvin là loại thuốc chuyên dùng để điều trị nấm da đầu. Thuốc có hai dạng, dung dịch và viên nén. Thuốc dùng từ 1 đến 2 lần một ngày theo chỉ dẫn của bác sĩ. Nên dùng thuốc ít nhất 4 tuần liên tục.
 
 
Lưu ý
 
 
- Nấm da đầu rất dễ lây lan, nên cần lưu ý để phòng tránh cho các thành viên trong gia đình. Khi đã bị mắc nấm da đầu, hãy chia tóc thành từng phần riêng biệt để tránh sự lây lan.
 
 
- Có thể dùng kết hợp các loại dầu gội như Selsun, Exsel để hạn chế sự lây lan. Nên dùng loại dầu gội này tối thiểu 2 lần/ tuần.
 
 
- Nếu 1 trong số các thành viên trong gia đình có triệu chứng của bệnh cần khám bác sĩ ngay để điều trị kịp thời.
 
 
- Việc cắt tóc hay cạo phần da đầu đó đi là không cần thiết.
 
 
- Luôn giữ tóc khô, sạch.
 
 
- Đôi khi có thể xuất hiện phát ban trong thời gian ngắn sau khi điều trị, bạn nên đến bác sĩ để kiểm tra lại. Đó có thể là dấu hiệu của sự dị ứng giữa nấm da đầu và thuốc.
 
 
- Khi các vết loét đã lành, bạn vẫn phải tiếp tục điều trị đến hết đợt dùng thuốc để “ức chế” sự hoạt động cuả các bào tử nấm.
 
 
Trên đây là những giới thiệu cơ bản của các chuyên gia phòng khám đa khoa Năm Châu về ‘‘Điều trị nấm da đầu’’. Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm hoặc tư vấn về căn bệnh này, bạn có thể chọn Tư vấn online hoặc gọi điện vào số điện thoại: 0439 630 666

Thứ Năm, 3 tháng 10, 2013

Sau bão lũ, nước ngập úng lâu ngày rút đi để lại môi trường thuận lợi cho sự phát triển của bệnh tật, nhất là bệnh ngoài da, trong đó ghẻ ngứa là phổ biến. Để chữa chứng bệnh khó chịu này, ta có thể tận dụng nguồn cây cỏ sẵn có trong thiên nhiên để bào chế những dạng thuốc đơn giản nhằm sử dụng kịp thời, tại chỗ mà vẫn đạt kết quả khả quan.

 

 
 
Cây ba chạc. 
 
Nước sắc lá ba chạc: Hái một nắm lá to cả cành non cây ba chạc, khoảng 50-100g, để tươi, rửa sạch, đun sôi với 4-5 lít nước trong 30 phút đến 1 giờ. Đợi khi nước ấm, đem tắm, lấy bã xát mạnh vào các nốt ngứa ghẻ. Ngày làm một lần.
 
Lá cỏ lào, lá cúc tần, rễ bạch hoa xà cũng nấu và sử dụng như trên.
 
Cao lá cơi: Lấy 1kg lá cơi cả cành non, băm nát, nấu với 5-6 lít nước. Đun sôi liên tục trong 24 giờ. Vớt bỏ cành và lá, nước còn lại tiếp tục đun cho đến khi sánh đặc như cao.Khi dùng, lấy tăm bông sạch nhúng vào thuốc bôi lên tổn thương. Ngày làm hai lần.
 
Hạt, thân giã nhỏ, nấu thành cao đặc, rồi chế thuốc mỡ 10%, bôi cũng rất tốt.
 
Cồn thuốc chẽ ba: Chọn những đoạn thân cây chẽ ba có đường kính 1,5-2cm và mọc cách mặt đất 1-2cm. Chặt từng khúc 20-25cm, đặt lên bếp lửa cho cháy sém lớp bần bên ngoài. Cạo sạch lớp cháy sém, dùng dao róc lấy vỏ thân rồi tước thành sợi. Lấy 80-100g sợi thuốc cho vào chảo đã đốt nóng già, đảo đều trong 5-10 phút. Đổ cồn 70o vào cho xâm xấp, đảo tiếp trong 5-10 giây. Lấy thuốc ra, vò nát rồi xát vào nốt ghẻ ngứa. Ngày làm 2-3 lần trong 5 ngày liền. Thuốc không làm bẩn da, không gây kích ứng, lại có mùi thơm đặc biệt.
 
Cồn chiết từ 100g bột rễ cây cúc trừ trùng ngâm với 500ml cồn 80o hoặc cồn ngâm rễ bạch hoa xà với cồn 70o, bôi cũng có tác dụng tốt.
 
 
Quả máu chó.
 
 
Dầu hạt máu chó: Hạt máu chó được thu hái ở quả chín, phơi khô. Khi dùng, đập vỡ vỏ hạt, lấy nhân. Đem nhân giã thật nhuyễn, thêm muối đã rang khô với tỷ lệ 10%, trộn đều. Đồ như đồ xôi, rồi ép nóng lấy dầu. Dầu hạt máu chó có màu đỏ sẫm, mùi hắc, rất sánh. Hoặc lấy 50g nhân hạt giã nhỏ, cho vào 200ml rượu 35-40o. Đun sôi nhỏ lửa cho bốc hơi rượu đến khi được một cắn sền sệt. Có thể chế đơn giản như sau: Lấy 10 hạt máu chó, đập vỡ vỏ ngoài lấy nhân, giã nhuyễn, trộn với 10-20ml dầu lạc, dầu vừng, dầu quả dọc hoặc mỡ lợn, đun sôi trong 10-15 phút, lọc, để nguội
 
 
Nếu dùng phối hợp thì lấy hạt máu chó với hạt củ đậu, củ nghệ (lượng mỗi thứ bằng nhau) và diêm sinh (bằng nửa lượng của mỗi vị trên), tán nhỏ mịn, hòa với dầu vừng hoặc mỡ lợn. Cách khác: Hạt máu chó với hạt củ đậu và quả bồ hòn hoặc nấu cao hạt máu chó với dầu thầu dầu, bột hoàng nàn và bột long não.
 
 
Khi dùng các dạng dầu nêu trên, cần bôi thật mỏng để tránh mưng loét. Nếu dùng dầu nguyên ép từ hạt, cũng phải pha loãng để không bị kích ứng mạnh.
 
 
Nhựa và tinh dầu thông: Tinh dầu được dùng nhiều hơn. Có thể cất tinh dầu từ lá, quả hoặc nhựa cây. Khi dùng, lấy tinh dầu hoặc nhựa bôi một lớp thật mỏng lên nốt ghẻ ngứa sau khi đã xát rửa sạch sẽ. Ngày bôi hai lần. Không bôi dày quá, vết thương dễ bị mưng to vì tính kích ứng gây phồng da của tinh dầu và nhựa thông, nhất là ở những chỗ da mỏng. Tính chất kích ứng của nhựa thông kém hơn 4 lần so với tinh dầu. Các nhà khoa học đã nghiên cứu thấy những người khai thác nhựa thông thường ít bị bệnh ngoài da do ảnh hưởng của hơi tinh dầu bốc lên từ nhựa.
 
 
Trên đây là những giới thiệu cơ bản của các chuyên gia phòng khám đa khoa Năm Châu. Nếu bạn vẫn còn những thắc mắc có thể nhận tư vấn trực tiếp với các chuyên gia của chúng tôi. Ngoài ra, đăng ký qua mạng có thể được miễn phí đăng ký và được ưu tiên sắp xếp bác sĩ khám bệnh. Bạn cũng có thể gọi điện đến đường dây nóng: 0439 630 666  hoặc nhận tư vấn online. Chúng tôi luôn sẵn sàng đồng lòng cùng bạn và người thân chăm sóc sức khỏe.
- See more at: http://phongkhamnamchau.com/benh-ghe/chua-ghe-ngua-tu-cay-la.html#sthash.7P2dPV1I.dpuf

Thứ Tư, 2 tháng 10, 2013

Bệnh ghẻ do ký sinh trùng Sarcoptes Scabiei gây nên, hay gặp vào mùa xuân hè. Ở những nước kém phát triển, điều kiện dinh dưỡng và vệ sinh kém, bệnh có thể lây thành dịch địa phương. Ở nước ta, bệnh vẫn còn lưu hành khắp các vùng trong cả nước. Ngay cả những thành phố lớn, bệnh ghẻ vẫn tồn tại.
 


 
Bệnh ghẻ
 
 
Con cái ghẻ có kích thước từ 0.3 - 0.5 mm. Cái ghẻ xâm nhập vào đường biểu bì da, đào hầm và đẻ trứng. Chúng đẻ từ 2 - 3 trứng/ngày và đẻ liên tục trong 4 - 6 tuần liền. Ghẻ đực chết ngay sau khi hoàn thành nghĩa vụ phối giống và ghẻ cái cũng chết sau khi đã đẻ hết số trứng của mình. Trứng nở thành ấu trùng và phát triển thành con trưởng thành chỉ trong vòng 3 - 4 ngày.
 
 
Bệnh ghẻ lây qua tiếp xúc trực tiếp với người bị ghẻ, nằm chung giường, mặc chung quần áo, dùng chung khăn tắm, tổn thương ghẻ thường ở vùng da mỏng có nhiều nếp nhăn. Chính vì vậy mà bệnh ghẻ được xếp vào nhóm bệnh lây truyền qua đường tình dục. Cái ghẻ có thể sống ngoài cơ thể được 2 - 3 ngày.
 
 
Khi bị ghẻ, người bệnh có các triệu chứng: ngứa nhiều về đêm, ngứa tăng khi trời nóng, lao động, thể thao. Mụn nước ở vị trí đặc hiệu, kẽ ngón tay, lằn chỉ cổ tay, nếp gấp bàn tay, vùng thắt lưng, cạp quần, bẹn đùi, sinh dục, nách, núm vú ở phụ nữ. Điều đặc biệt là ghẻ không thấy ở mặt, đầu và 1/3 trên lưng. Đối với trẻ em dưới 2 tuổi, ghẻ có thể bị toàn thân. Có thể dùng kính lúp soi bắt được cái ghẻ nằm ở cuối đường hầm trong da.
 
 
Thuốc chữa ghẻ có nhiều loại:
 
 
- Đông y thường dùng lá cây ba gạc, lá đào đun nước tắm, nhựa cây máu chó bôi tại chỗ, tắm nước muối, tắm biển...
 
 
- Tây y có thể dùng một trong những loại thuốc sau:
 
 
D.E.P. (dietyl phtalat) là thuốc chống muỗi vắt đốt nhưng có tác dụng diệt cái ghẻ nhanh và rẻ tiền, ít độc tính. Bôi ngày 2 - 3 lần. Thuốc không nên dùng cho trẻ nhũ nhi và không bôi vào bộ phận sinh dục.
 
 
Benzyl benzoat (Ascabiol, scabitox, zylate) là thuốc rất tốt, độ an toàn cao. Bôi, xịt ngày 2 lần cách nhau 15 phút. 24 giờ sau, tắm gội giặt quần áo.
 
 
 Eurax (crotamintan) 10%, thuốc bôi có tác dụng chống ngứa và diệt cái ghẻ. Cứ 6 - 10 giờ bôi 1 lần thuốc an toàn có thể bôi vào sinh dục và trẻ nhũ nhi.
 
 
Permethrin cream 5% (Elimite) là thuốc chữa ghẻ ít độc tính nhất có thể dùng cho trẻ em và phụ nữ có thai.
 
 
Lindane (gamma – benzen hexachlorid, kwell) xịt thuốc vào toàn bộ da từ cổ xuống chân. Sau 8 - 12 giờ, tắm rửa thay quần áo, xịt thuốc 2 lần/1 tuần thuốc chứa ghẻ nhanh nhưng độc với thần kinh nên không dùng cho trẻ nhỏ và phụ nữ có thai.
 
 
Đối với ghẻ vảy, ngoài thuốc bôi tại chỗ còn phải dùng thêm thuốc uống như ivermactin (đây là thuốc được dùng để điều trị giun chỉ từ năm 1987 nhưng lại rất hiệu quả và an toàn trong điều trị ghẻ, đặc biệt là ghẻ vảy).
 
 
Lưu ý khi điều trị ghẻ, phải điều trị cho cả những người sống chung trong gia đình hoặc trong cùng đơn vị, ký túc xá sinh viên, tẩy uế quần áo, ga gối. Trong mùa hè phơi quần áo, ga, gối 3 - 4 nắng. Quần áo giặt để 1 tuần sau mặc lại.    
 
 
Trên đây là những giới thiệu cơ bản của các chuyên gia phòng khám đa khoa Năm Châu. Nếu bạn vẫn còn những thắc mắc có thể nhận tư vấn trực tiếp với các chuyên gia của chúng tôi. Ngoài ra, đăng ký qua mạng có thể được miễn phí đăng ký và được ưu tiên sắp xếp bác sĩ khám bệnh. Bạn cũng có thể gọi điện đến đường dây nóng: 0439 630 666  hoặc nhận tư vấn online. Chúng tôi luôn sẵn sàng đồng lòng cùng bạn và người thân chăm sóc sức khỏe.
- See more at: http://phongkhamnamchau.com/benh-ghe/benh-ghe-va-thuoc-chua.html#sthash.DpvoboO4.dpuf

Thứ Hai, 30 tháng 9, 2013

Ghẻ là bệnh ngoài da do con ghẻ gây nên, ảnh hưởng đến sinh hoạt và sức khỏe. Ngoài điều trị bằng thuốc tân dược, bệnh nhân có thể áp dụng các dùng thuốc Nam.

Về nước tắm, có thể chọn 1-3 loại trong các thứ lá: lim, xà cừ, xoan, xoan leo, ba chạc, cỏ lào, cúc tần, bồ giác. Cho lá vào nồi đun sôi, thêm 20 g phèn chua, để nguội, dùng nước này tắm. Không chà xát vùng ghẻ để khỏi gây xước da chảy máu, dễ nhiễm trùng. Với ghẻ nhiễm trùng hoặc bị gãi xước da, không được dùng lá lim, lá xà cừ, lá xoan để tránh ngộ độc.



Ngoài việc tắm nước lá, bệnh nhân phải luộc, ngâm quần áo, chăn chiếu khi thay giặt và dùng thuốc bôi:
- Rễ, cành, lá kiến cò 20 g, rễ cây muồng trâu 20 g, rượu trắng 45 độ 100 ml. Các vị thuốc cắt ngắn, giã dập, ngâm rượu trong 1 tuần. Lấy tăm bông tẩm rượu thuốc bôi lên chỗ ghẻ ngày 2 lần.
- Hạt máu chó 50 g, dầu vừng 100 ml (có thể lấy dầu lạc). Lấy hạt máu chó giã nát, cho vào dầu đun sôi 15 phút để nguội, ngày bôi 1 đến 2 lần lên chỗ ghẻ.
- Lá hẹ 100 g, lưu huỳnh 25 g (tán mịn). Lá hẹ băm nhỏ, sao với ít dầu thực vật, khi chín tới cho bột lưu huỳnh vào đảo đều, lấy vải gói kỹ, chà xát nơi bị ghẻ.
- Vỏ trắng cây xoan 50 g thái mỏng, sao giòn, quả bồ kết 50 g bỏ hạt, sao giòn. Hai vị tán bột, rây mịn, trộn với dầu vừng hoặc dầu lạc 100 ml thành cao sền sệt, bôi 1 đến 2 lần lên chỗ ghẻ.
- See more at: http://phongkhamnamchau.com/benh-ghe/dieu-tri-ghe-bang-thuoc-nam.html#sthash.H4TDKzM7.dpuf

Thứ Bảy, 28 tháng 9, 2013

Phòng tránh bệnh ghẻ
Hỏi: Chúng tôi là công nhân ở tập thể, gần đây nhiều người bị ghẻ. Tôi rất lo bị lây bệnh. Xin bác sĩ cho biết cách phòng tránh bệnh.
Nguyễn Văn Thực  (Bình Dương)

 

 
Trả lời: Ghẻ là bệnh ngoài da do ký sinh trùng (con ghẻ) Sarcoptes Scabiei homonis gây ra. Con ghẻ đào luống trong biểu bì da để đẻ trứng, gây ngứa về ban đêm, ngứa kéo dài và lây lan nhanh. Tổn thương hay gặp ở kẽ tay, kẽ vú, núm vú, quy đầu, vùng bẹn, mông, gan bàn chân trẻ em.
 
Lâu ngày bệnh có thể gây các biến chứng nhiễm khuẩn như viêm da mủ, viêm nang lông, chốc nhọt. Ghẻ ở bộ phận sinh dục dễ viêm mủ hay hình thành vết loét dạng săng, giống như săng giang mai. Chữa bệnh có thể dùng một trong các thuốc như sau: DEP bôi lên vết ghẻ 2 lần/ngày vào buổi sáng và buổi tối. Eurax bôi một lần vào buổi tối.
 
Trường hợp nhiễm khuẩn dùng dung dịch milian hay eosin phối hợp các thuốc bôi ngoài da và kháng sinh uống. Nếu bị bội nhiễm thì dùng kháng sinh. Khi bị bệnh, bạn nên đi khám để được chẩn đoán và điều trị đúng. Phòng bệnh bằng cách giữ vệ sinh: tắm hằng ngày, thay quần áo và luộc kỹ bằng nước sôi. Tập thể có nhiều người bị ghẻ thì phải điều trị đồng thời để tất cả người bệnh để tránh lây lan bệnh.
- See more at: http://phongkhamnamchau.com/benh-ghe/phong-tranh-benh-ghe.html#sthash.3YAc1akB.dpuf

Thứ Tư, 11 tháng 9, 2013

Cỏ nến chữa ghẻ ngứa
 
Cỏ nến còn có tên gọi là bồn bồn, hương bồ thảo, thủy hương. Cây cao 1-3m. Lá mọc từ gốc, hẹp, hình dải giống như lá lúa, xếp thành 2 dãy đứng quanh thân. Hoa đơn tính, thành bông dày, đặc, hình trụ, bông đực có lông màu nâu đậm, có răng ở chóp; bông cái màu nâu nhạt, có lông nhiều.
 

 
Vị thuốc thông dụng nhất từ cây cỏ nến là phấn hoa lấy từ hoa đực. Khi hoa nở, nhị bắt đầu nứt, cắt lấy những bông đực, đem về phơi khô, rồi lăn và xoa nhẹ cho hạt phấn rơi ra (thường hứng qua rây để loại bỏ tạp chất). Thường sấy khô làm thuốc. Dược liệu cỏ nến được dùng trong y học cổ truyền với tên thuốc là bồ hoàng. Theo Đông y, bồ hoàng có vị ngọt, tính bình, vào 3 kinh can, tỳ và tâm bào, có tác dụng hoạt huyết, chữa hành kinh đau bụng, ghẻ ngứa...
 
 
Chữa đau bụng khi hành kinh, kinh nguyệt không đều: Bồ hoàng và lá lốt, mỗi vị 50g. Bồ hoàng sao vàng, lá lốt tẩm muối sao và tán mịn. Trộn đều 2 thứ trên, luyện với mật thành viên bằng hạt đỗ. Trước mỗi kỳ kinh khoảng một tuần, mỗi ngày uống 2 lần vào sáng sớm và buổi tối trước khi đi ngủ, mỗi lần uống 1 viên, uống bằng nước sôi còn ấm. Uống liên tục trong 5 ngày.
 
 
Trị ho do viêm họng: Bồ hoàng 5g, cao ban long 4g, cam thảo 2g. Tất cả sắc với 200ml nước còn 50ml, uống trong ngày. Nên uống khi thuốc còn ấm. Uống trong 3-5 ngày.
 
Trị ghẻ ngứa: 25g bồ hoàng sao đen rắc vào chỗ ghẻ ngứa. Ngày làm 1 - 2 lần. Thực hiện đến khi vết ghẻ giảm ngứa, không lở loét.

Thứ Ba, 10 tháng 9, 2013

(ANTĐ) – Bệnh zona thần kinh mà chúng ta vẫn thường gọi là giời leo do virus Herpes Zoster có ác tính với tế bào thần kinh gây ra. Bình thường thì zona là bệnh không nguy hiểm. Nhưng người bệnh chịu một sự đau đớn ở vùng da bị bệnh liên tục có khi tới cả tháng hoặc cả năm. Zona thần kinh tiêu hủy tế bào thần kinh và làm rối loạn chức năng dẫn truyền tín hiệu từ ngoài da. Có bệnh nhân tả nhiều loại đau xảy ra kế tiếp hoặc cùng một lúc. Bệnh có thể thấy ở mọi lứa tuổi nhưng thường hay thấy vào sau tuổi 50.

Bệnh có thể tái phát nhất là nếu ta dùng các dược phẩm làm giảm tính miễn dịch của cơ thể. Đặc biệt với những người có tình trạng sức khỏe kém, bị suy giảm miễn dịch, sức đề kháng yếu, nhất là những người già bị mắc bệnh mãn tính như tiểu đường, huyết áp và ở thanh niên bị nhiễm HIV/AIDS. Lúc khởi bệnh, bệnh nhân cảm thấy hơi đau, rát ở một vùng da kèm mệt mỏi, uể oải, ớn sốt. Sau đó nổi nhiều mụn nước to nhỏ không đều thành chùm trên nền da thường hay đỏ hồng, tiến triển và tập trung phân bổ theo đường dây thần kinh ngoại biên. Đặc biệt là chỉ ở một bên cơ thể, không khi nào lan qua phía bên đối diện. Ví dụ: một bên mắt, một bên mũi hay một bên lưng…

Bệnh zona mắt do một loại virus cùng loại với virus gây bệnh thủy đậu, nhạy cảm với thần kinh, và có thể gây nhiều loại biến chứng ở mắt (với tỷ lệ 50-70%). Các biến chứng này có thể xảy ra sớm hoặc muộn, cấp tính hoặc mãn tính và có thể tái phát. Khi zona tấn công giây thần kinh tam thoa ở mặt, mụn nước sẽ mọc ra trên mặt, trong miệng và mắt. Nếu mụn mọc gần mắt, cần đi bác sĩ nhãn khoa ngay vì khi mắt mà bị nhiễm thì thị giác bị mất luôn.

Có trường hợp, bệnh tấn công cả tai, mắt khiến tai trong đau, cảm giác trên mặt tê liệt, vị giác giảm, mắt mờ, mỏi. Có khá nhiều biến chứng có thể gặp phải là để lại sẹo ở mi mắt, dẫn đến hiện tượng khô mắt, hoại tử võng mạc, bệnh thần kinh thị lực do hiện tượng thiếu máu, liệt cơ vận nhãn, liệt dây thần kinh mắt, một số trong các biến chứng này có tiềm năng gây mù… Ngoài ra, còn có thể gặp tai biến mạch máu não, viêm màng não, đặc biệt ở người có tuổi có thể tái phát đau thần kinh sau khi khỏi bệnh.

Theo các Tiến sỹ Ngô Hồng Phong chuyên khoa da liễu, khi có triệu chứng bệnh, bệnh nhân cần phải đến các bệnh viện chuyên khoa điều trị càng sớm càng tốt vì làm ngắn thời gian bệnh và có thể làm nhẹ bớt các cơn đau. Lý tưởng nhất là trong 72 giờ đầu, có thể ngăn chặn sự tàn phá của dây thần kinh và giảm thiểu đau. Nếu như phát hiện muộn, điều trị không đúng cách sẽ có khả năng dẫn đến những biến chứng, mà trong đó, bệnh đau sau zona trên vùng da (thường gặp ở người già) tồn tại rất dai dẳng, dữ dội và rất khó điều trị, phải nằm điều trị từ 1 đến 3 tháng, thậm chí cả năm. Trong thời gian dưỡng bệnh, bệnh nhân không làm việc nặng, nghỉ ngơi thoải mái và tăng cường uống Vitamin C để tăng sức đề kháng của cơ thể.

Các bác sĩ sẽ cho dùng các thuốc kháng virus bằng đường bôi hoặc uống theo chỉ định. Bệnh cũng có thể tự khỏi tùy theo sức đề kháng của mỗi người. Những bệnh nhân bị zona của nhánh I thần kinh sinh ba điển hình có các triệu chứng đau nửa bên mặt, và các tổn thương ở trán, vùng quanh nhãn cầu và mũi. Nếu không trị liệu kháng virus, khoảng chừng 50% những bệnh nhân này sẽ có các biến chứng về mắt như đã nói ở trên và những bệnh nhân này cần dùng liệu pháp kháng virus đường uống làm giảm các biến chứng mắt muộn từ khoảng 50% xuống còn từ 20-30%. Đặc biệt, những bệnh nhân bị zona mắt nên được một bác sĩ nhãn khoa có kinh nghiệm về xử trí các bệnh lý giác mạc thăm khám và đánh giá.

Tuy không nguy hiểm những những biến chứng về mắt nếu gặp phải zona mắt thì nên sử dụng các thuốc như  acyclovir (zovirax) 800mg mỗi 4 giờ x 7-10 ngày; ganciclovir, Famiclovir, (Famvir) 500mg/mỗi 8 giờ x 7 ngày; Valacyclovir (Valtrex) 500mg/ngày x 7ngày có thể làm bớt đau. Các thuốc này tương đối an toàn, nhưng khá đắt. Dùng thêm các thuốc chống viêm và thuốc chống đau.

Có nhiều bác sĩ dùng corticosteroid để làm giảm đau, nhưng kết quả còn nhiều tranh luận. Có tác giả cho rằng, dùng Corticosteroid có thể làm vết thương mau lành và giảm nỗi khó khăn của người bệnh. Đôi khi phải dùng tới cả thuốc chống trầm cảm như Ealavil…
Bác Sĩ Nguyễn Trần Hoàng
(714) 531-7930
nguyentranhoang@aol.com

Mục này chỉ nhằm giải đáp các thắc mắc về sức khỏe có tính cách tổng quát. Cho các vấn đề cụ thể, chi tiết của từng bệnh nhân, xin liên lạc với bác sĩ để được thăm khám trực tiếp.
Nhiều thông tin thiết thực và bổ ích khác về sức khỏe cũng được phát trên đài New Saigon Radio 1480AM ở vùng Orange County, California, vào mỗi sáng Chủ Nhật từ 8 giờ 15 đến 8 giờ 45 trong chương trình Câu Chuyện Sức Khỏe Sáng Chủ Nhật và trên đài VHN TV được phát khắp Hoa Kỳ, vào Thứ Bảy, và Chủ Nhật, trong chương trình Sức Khỏe Cộng Ðồng với Bác Sĩ Nguyễn Trần Hoàng.

Bệnh giang mai

Các biểu hiện của bệnh giang mai

Hỏi:
Theo tôi biết thì bị giang mai chỉ cần chích một mũi thuốc bi là xong, có đúng không? Nếu trị dễ dàng như vậy, tại sao lại có nhiều người bị các biến chứng nguy hiểm của giang mai như vậy? Tôi có một người quen nghe nói chỉ vì giang mai mà điên điên khùng khùng, một người khác bị mất mấy đứa con cũng vì bệnh giang mai.
Tôi nghe nói rằng bệnh giang mai có thể làm cho bị liệt, mất cảm giác, lú lẫn, bị khùng. Có đúng là bệnh này có thể gây ra các triệu chứng ghê gớm như vậy không? Và có thể chữa trị cho khỏi được không.
Em bị một vết loét ở dương vật chẳng có đau đớn gì cả. Sau đó một thời gian khoảng một hai tháng gì đó, nó biến mất. Ngoài ra em chẳng có triệu chứng gì cả. Như vậy có đáng lo không và nếu không có triệu chứng thì có cần chữa trị gì không?
Em nghe nói mẹ bị giang mai có thể sinh ra con bị tật nguyền, không biết có thật đúng như vậy không? Con của người bị giang mai có thể bị tật nguyền như thế nào? Có cách gì phòng ngừa việc này xảy ra cho con không?
Nghe nói bị giang mai thì dễ bị siđa hơn, có đúng như vậy không?
Làm sao biết được một người bị giang mai? Vì nghe nói có những giai đoạn mà giang mai không có triệu chứng gì cả. Làm sao biết để phòng và chữa?

Ðáp:

Các biểu hiện của bệnh giang mai giai đoạn sớm (tiếp theo)

Như đã trình bày hai kỳ trước, giang mai giai đoạn sớm (early syphilis) bao gồm các thời kỳ tiên phát, thời kỳ thứ hai, và giai đoạn đầu của thời kỳ tiềm ẩn. Giai đoạn sớm này thường xảy ra trong năm đầu sau khi bị nhiễm bệnh, sự tái phát của thời kỳ thứ hai cũng có thể xảy ra sau năm đầu ở những bệnh nhân không được chữa trị.
Sự phát triển của giang mai sớm bắt đầu khi một người chưa bao giờ bị giang mai bị nhiễm bệnh này. Việc nhiễm bệnh thường qua các tiếp xúc trực tiếp, thường là trong khi quan hệ tính dục, với một sang thương (lesion) có chứa vi trùng. Vi trùng giang mai cũng có thể lan truyền khi hôn, sờ mó vào các sang thương đang có vi trùng (active lesions) ở môi, trong miệng, ở vú hay bộ phận sinh dục. Việc bị lây giang mai qua việc truyền máu rất hiếm gặp, vì trước khi truyền, máu luôn luôn được kiểm tra vi trùng giang mai, và vi trùng giang mai cũng không thể sống sót quá 24 đến 48 tiếng đồng hồ trong điều kiện máu được lưu trữ như hiện nay.


Bên cạnh các triệu chứng ở da và niêm mạc như đã kể kỳ trước, giang mai giai đoạn hai cũng gây ra nhiều triệu chứng khác ở toàn cơ thể.

Các triệu chứng của toàn hệ thống cơ thể có thể bao gồm sốt, nhức đầu, kiệt sức, uể oải, chán ăn, đau họng, đau rêm mình mẩy, sụt cân. Các triệu chứng này có thể là biểu hiện của phản ứng cơ thể với sự lan tràn của vi trùng giang mai. Và đây thường là nguyên nhân khiến bệnh nhân đi thăm bác sĩ.

Nổi hạch khắp cơ thể, thường xảy ra ở giai đoạn hai, có thể thấy ở vùng bẹn (háng), nách, phía sau cổ, vùng đùi. Các hạch này thường hơi đau khi sờ nắn, cứng, đàn hồi.
Hói đầu cũng có thể gặp ở giang mai giai đoạn hai, như bị nhậy cắn (moth-eaten). Khi giang mai được chữa trị, hói đầu có thể biến mất.

Các bất thường về thần kinh có thể rất đa dạng. Nó có thể xảy ra ngay từ vài tuần đầu hoặc có khi nhiều năm (có thể đến 25 năm) sau khi bị nhiễm giang mai. Các triệu chứng thần kinh có thể cùng xảy ra một lúc hoặc “gối đầu” lên nhau.

Ngay cả khi giang mai đã xâm nhập và đánh phá hệ thống thần kinh, dù trong thời kỳ sớm hay trễ, bệnh nhân vẫn có thể không có biểu hiện của các triệu chứng. Và khi có triệu chứng, dù không được chữa trị, các triệu chứng này cũng có thể tự biến mất. Ðôi khi các triệu chứng này có thể tái xuất hiện sau vài năm, có khi đến 5 năm sau khi xảy ra lần đầu.
Các biểu hiện của giang mai thần kinh có thể là:

- Viêm màng não do giang mai: có thể có các triệu chứng của viêm màng não cấp tính như sốt, cứng cổ, ói mửa, mê man. Các biến chứng có thể làm cho liệt một số dây thần kinh như thần kinh số tám, ứ nước trong não. Khi tổn thương đến não, nó có thể làm bị liệt nữa người, kinh phong giật (seizure), không thể nói được…
- Viêm mạch máu của não hoặc màng não, có thể gây ra các triệu chứng như bị tai biến mạch máu não. Tùy theo mạch máu nào bị tổn thường và bị tắt nghẽn, các triệu chứng có thể là liệt của các phần khác nhau của cơ thể. Các triệu chứng báo trước có thể là nhức đầu, rối loạn tâm thần, xúc cảm, cũng có thể bị kinh giật.
- Khi bị tổn thương của phần sau cột sống, một biến chứng thần kinh thường gặp của giang mai nếu không được chữa trị được gọi là “ tabes dorsalis”. Bệnh nhân có thể bị tê rần, tê như kiến bò ở vùng bị tổn thương, có những cơn bị nhói như điện giật, bị mất một số cảm giác như cảm giác giúp nhận định vị trí của cơ thể, cảm giác của độ rung (vibration). Bệnh nhân cũng có thể bị teo thần kinh thị giác khiến giảm thị lực, mất khả năng giữ được thăng bằng…
—————————–

Hỏi:
Em nghe nói mẹ bị giang mai có thể sinh ra con bị tật nguyền, không biết có thật đúng như vậy không? Con của người bị giang mai có thể bị tật nguyền như thế nào? Có cách gì phòng ngừa việc này xảy ra cho con không?

Tôi nghe nói rằng bệnh giang mai có thể làm cho bị liệt, mất cảm giác, lú lẫn, bị khùng. Có đúng là bệnh này có thể gây ra các triệu chứng ghê gớm như vậy không? Và có thể chữa trị cho khỏi được không?

Em bị một vết loét ở dương vật chẳng có đau đớn gì cả. Sau đó một thời gian khoảng một hai tháng gì đó, nó biến mất. Ngoài ra em chẳng có triệu chứng gì cả. Như vậy có đáng lo không và nếu không có triệu chứng thì có cần chữa trị gì không?

Nghe nói bị giang mai thì dễ bị siđa hơn, có đúng như vậy không?


Theo tôi biết thì bị giang mai chỉ cần chích một mũi thuốc bi là xong, có đúng không? Nếu trị dễ dàng như vậy, tại sao lại có nhiều người bị các biến chứng nguy hiểm của giang mai như vậy? Tôi có một người quen nghe nói chỉ vì giang mai mà điên điên khùng khùng, một người khác bị mất mấy đứa con cũng vì bệnh giang mai.

Làm sao biết được một người bị giang mai? Vì nghe nói có những giai đoạn mà giang mai không có triệu chứng gì cả. Làm sao biết để phòng và chữa?
Ðáp:

Các biểu hiện của bệnh giang mai trễ

Giang mai trễ là giai đoạn tiếp tục sau giai đoạn giang mai sớm, bao gồm thời kỳ trễ của giang mai tiềm ẩn và giang mai thời kỳ thứ ba (tertiary syphilis). Giang mai tiềm ẩn (latent syphilis) được định nghĩa là tình trạng đã bị nhiễm giang mai nhưng không có triệu chứng, chỉ phát hiện bằng kết quả thử máu, trong khi khám bệnh không thấy gì bất thường cả. Nếu giang mai tiềm ẩn không biết rõ đã kéo dài bao lâu, khi đó nó sẽ được xử lý, điều trị như thời kỳ trễ của giang mai tiềm ẩn.

Giang mai trễ có thể bắt đầu từ năm thứ hai sau khi bị nhiễm bệnh, cũng có thể biểu hiện trễ, đến 25 tới 30 năm sau khi bị nhiễm bệnh. Trong đó, giang mai của hệ thần kinh trung ương thường gặp nhất, khó chẩn đoán và điều trị nhất.

Giang mai giai đoạn ba đặc biệt được biểu hiện bởi các triệu chứng có liên quan đến hệ thần kinh trung ương, hệ tim mạch, da và các mô dưới da.

Sự tiến triển sang giang mai giai đoạn ba xảy ra theo một tỉ lệ chưa được biết rõ lắm. Một số nghiên cứu được thực hiện ở thời kỳ trước khi giang mai được điều trị bằng kháng sinh cho thấy tỉ lệ này có thể cao đến 25- 40% những người bị nhiễm vi trùng giang mai.

Một trong những biểu hiện điển hình của giang mai trễ là các tổn thương “gummatous syphilis”: Những tổn thương có mật độ như những cục gôm (tẩy) hình tròn, hình thể dị dạng, hoặc những vết loét ở da, có thể rất dị dạng. Vào thời Trung Cổ (Middle Ages), vì những biến dạng này mà giang mai đã được gọi là “Great Pox” khi so sánh với các vết rổ nhỏ hơn của “small pox” (đậu mùa, mà những người bị có thể bị những vết rổ không bao giờ lành trên mặt gọi là “rổ huê”). Các tổn thương dạng gôm này cũng có thể xảy ra ở xương và các nội tạng khác như ở miệng, mũi, lưỡi, gan, vân vân. Từ khi người ta biết dùng penicillin để trị giang mai, các tổn thương gôm này đã hiếm gặp hơn nhiều. Trừ khi người bệnh không biết để chữa, hoặc cũng cùng bị nhiễm HIV (SIDA) cùng với giang mai.

Các tổn thương giang mai trễ cũng có thể xảy ra ở hệ tim mạch với các tổn thương ở các động mạch lớn nhất dẫn vào tim như động mạch chủ lên (ascending thoracic aorta) làm cho động mạch có thể phình ra tạo thành các túi phình (aneurysms-như ruột xe đạp bị “bụng bầu”), gây tổn thương ở các van tim. Nó cũng có thể gây tổn thương các động mạch nuôi tim (coronary arteries), làm hẹp hoặc tắt nghẽn các động mạch này. Các tổn thương tim mạch có thể gây đau ngực, khó thở.

Các tổn thương của hệ thần kinh bao gồm não và tủy sống, một phần như đã kể ở giang mai sớm, có thể gây ra liệt, rối loạn trong việc phối hợp sự vận động của cơ thể, mất cảm giác, mù, thay đổi tính tình, suy sụp các hoạt động tâm thần và bất lực (impotence).

Giang mai bẩm sinh

Phụ nữ có thai bị giang mai mà không biết và không được điều trị có thể truyền bệnh sang con. Trường hợp này gọi là giang mai bẩm sinh.

Các biểu hiện có thể rất khác nhau: Con có thể chết ngay từ trong bụng mẹ trong khoảng 25% các trường hợp, hoặc ngay khi vừa mới được sinh ra trong khoảng 25-30% các trường hợp.
Nếu còn sống, con có thể bị nhiều dị tật như bị sưng phù toàn cơ thể và thiếu máu (hydrops fetalis).

Các biểu hiện sớm của giang mai bẩm sinh thường xuất hiện trong vòng khoảng năm tuần đầu sau khi sinh. Ðó có thể là các tổn thương lở loét trên bàn tay, bàn chân, bị sưng gan lách, vàng da, thiếu máu, nghẹt mũi…

Nếu không được chữa trị kịp thời trong vòng ba tháng đầu sau khi sinh, các biểu hiện sớm của giang mai bẩm sinh có thể phát triển thành các dị tật vĩnh viễn như bị ngắn xương hàm, vòm họng bị cao lên quá mức, điếc, sụp xương sống mũi (saddle nose), biến dạng của răng…

—————–

Hỏi:
Làm sao biết được một người bị giang mai? Vì nghe nói có những giai đoạn mà giang mai không có triệu chứng gì cả. Làm sao biết để phòng và chữa?

Em bị một vết loét ở dương vật chẳng có đau đớn gì cả. Sau đó một thời gian khoảng một hai tháng gì đó, nó biến mất. Ngoài ra em chẳng có triệu chứng gì cả. Như vậy có đáng lo không và nếu không có triệu chứng thì có cần chữa trị gì không?

Em nghe nói mẹ bị giang mai có thể sinh ra con bị tật nguyền, không biết có thật đúng như vậy không? Con của người bị giang mai có thể bị tật nguyền như thế nào? Có cách gì phòng ngừa việc này xảy ra cho con không?

Tôi nghe nói rằng bệnh giang mai có thể làm cho bị liệt, mất cảm giác, lú lẫn, bị khùng. Có đúng là bệnh này có thể gây ra các triệu chứng ghê gớm như vậy không? Và có thể chữa trị cho khỏi được không?

Nghe nói bị giang mai thì dễ bị siđa hơn, có đúng như vậy không?

Theo tôi biết thì bị giang mai chỉ cần chích một mũi thuốc bi là xong, có đúng không? Nếu trị dễ dàng như vậy, tại sao lại có nhiều người bị các biến chứng nguy hiểm của giang mai như vậy? Tôi có một người quen nghe nói chỉ vì giang mai mà điên điên khùng khùng, một người khác bị mất mấy đứa con cũng vì bệnh giang mai.


Ðáp:
Chẩn đoán bệnh giang mai
Trong giai đoạn sớm, chẩn đoán bệnh giang mai tương đối phức tạp vì cơ thể chưa tạo ra kháng thể mà vi trùng giang mai lại không thể cấy vào các môi trường nhân tạo (cannot be cultivated in vitro). Cách chẩn đoán tương đối chính xác là lấy vi trùng từ vết loét giang mai (chancre) và coi trên kính hiển vi (darkfield microscopy or fluorescence microscope). Ðiều này chỉ thường chỉ có thể thực hiện được ở các trung tâm chuyên về bệnh hoa liễu.

Phương pháp khác thường sử dụng rộng rãi hơn, nhưng cho giai đoạn 2 trở lên (để cơ thể có đủ thời giờ để tạo ra kháng thể -antibody), là thử kháng thể trong máu. Phương pháp này cũng có thể giúp theo dõi sự đáp ứng của bệnh nhân với điều trị.

Ở các trường hợp giang mai thần kinh, cần phải thử kháng thể vi trùng giang mai trong dịch não tủy (cerebrospinal fluid analysis – bằng cách đâm kim vào tủy sống để lấy dịch não tủy ra).

Cần chú ý là các vết loét ở bộ phận sinh dục có thể do nhiều nguyên nhân gây ra chứ không phải chỉ có bệnh giang mai. Các nguyên nhân này có thể là herpes sinh dục, các loét giống như chancre (săng) giang mai (gọi là chancroid) của các bệnh nhiễm trùng khác, hoặc các loét gây ra do thuốc hoặc các bệnh khác không phải do nhiễm trùng.
Trong các nguyên nhân trên, tương đối thường gặp nhất là herpes sinh dục (genital herpes) và chancroid.

Các vết loét của herpes sinh dục thường là nhiều loét, nông và đau, có thể có bong bóng nước, và thường tái đi tái lại.
Nhắc lại, vết loét của giang mai (chancre) thường không đau, cứng (indurated), và đáy sạch (cleaned based ulcer).
Còn loét của chancroid thường sâu, có mủ, có thể đi kèm với hạch bẹn (háng) đau đớn (có người gọi là “hột xoài”).

Chancre (loét giang mai) cũng có thể xảy ra trong vòm họng hoặc niêm mạc hai bên má ở những trường hợp khẩu dâm. Các vết loét này thường bị lầm lẫn với lở miệng thường gặp do herpes hay do “nóng” (gọi là aphthous ulcers).

Dù vết loét có rõ ràng đến đâu, thì cũng cần các xét nghiệm để khẳng định chẩn đoán trước khi điều trị.

Cần chú ý là bên cạnh việc chẩn đoán giang mai, những người đã bị nhiễm một bệnh hoa liễu nên xét nghiệm để tìm xem mình có nhiễm các bệnh khác hay không. Vì khi đã nhiễm một bệnh thì khả năng cùng nhiễm các bệnh lây qua đường sinh dục khác cũng cao hơn nhiều.

Trong các bệnh hoa liễu khác thì bệnh siđa (HIV-AIDS) là điều cần chú ý đầu tiên. Vì đây là bệnh chết người, và khi đã có loét ở bộ phận sinh dục, thì khả năng bị nhiễm bệnh này sẽ cao hơn rất nhiều.

Những người đã nhiễm HIV rồi bị nhiễm giang mai thì sự tiến triển của giang mai sẽ có thể nhanh hơn, dữ hơn, và thất bại trong điều trị cao hơn vì sức đề kháng của cơ thể đã bị suy yếu.


————-
Hỏi:
Có cách nào để biết sau khi trị, bệnh giang mai có “dứt nọc” hay chưa? Khi trị bệnh giang mai, có cần trị hay thử các bệnh gì khác hay không? Việc trị bệnh giang mai có dễ không? Nếu sợ chích vì nghe nói rất đau và sợ bị sốc pêni rất nguy hiểm, có thuốc uống hay không?
Sau khi “quan hệ” với một người mà nghi là bị giang mai mà không kịp dùng bao cao su phải làm sao? Có cần trị hay không?
Theo tôi biết thì bị giang mai chỉ cần chích một mũi thuốc bi là xong, có đúng không? Nếu trị dễ dàng như vậy, tại sao lại có nhiều người bị các biến chứng nguy hiểm của giang mai như vậy? Tôi có một người quen nghe nói chỉ vì giang mai mà điên điên khùng khùng, một người khác bị mất mấy đứa con cũng vì bệnh giang mai.
Tôi nghe nói rằng bệnh giang mai có thể làm cho bị liệt, mất cảm giác, lú lẫn, bị khùng. Có đúng là bệnh này có thể gây ra các triệu chứng ghê gớm như vậy không? Và có thể chữa trị cho khỏi được không.
Em bị một vết loét ở dương vật chẳng có đau đớn gì cả. Sau đó một thời gian khoảng một hai tháng gì đó, nó biến mất. Ngoài ra em chẳng có triệu chứng gì cả. Như vậy có đáng lo không và nếu không có triệu chứng thì có cần chữa trị gì không?
Nghe nói bị giang mai thì dễ bị siđa hơn, có đúng như vậy không?

Ðáp:

Ðiều trị bệnh giang mai

Cho đến nay, penicillin vẫn là thuốc chính được dùng trong việc điều trị giang mai, mặc dù việc sử dụng này đã bắt đầu từ khoảng hơn năm mươi năm trước. Vì việc sinh sôi của vi trùng giang mai tương đối chậm chạp, các thuốc được sử dụng phải có tác dụng kéo dài (và dĩ nhiên, phải là từ một bác sĩ y khoa để phòng ngừa, theo dõi, điều trị tác dụng phụ, dị ứng nếu xảy ra, và theo dõi đáp ứng với việc điều trị).
Vì không phải lúc nào một lần điều trị cũng thành công trong việc chữa dứt bệnh, các bệnh nhân cần được tái khám và tái xét nghiệm sau sáu và mười hai tháng. Nếu triệu chứng vẫn còn, hoặc thử nghiệm kháng thể không thấy cải thiện, có thể là bệnh đã chưa chữa được khỏi hẳn, hoặc bệnh nhân bị nhiễm bệnh trở lại và cần được chữa trị trở lại. Các bệnh nhân cần được chữa trị trở lại cũng như cần phải được thử nghiệm HIV (siđa), vì việc cùng nhiễm HIV sẽ làm cho tỉ lệ điều trị thất bại tăng cao rất nhiều.
Cho đến nay, theo các hướng dẫn được cập nhật hồi năm 2006 của CDC (Trung Tâm Kiểm Soát Bệnh của Hoa Kỳ), penicillin vẫn là thuốc rất nhạy với vi trùng giang mai, và các thuốc penicillin có tác dụng kéo dài (long-acting depot penicillin) vẫn tương đối rất thành công trong việc điều trị giang mai sớm lẫn trễ.
Một liều penicillin có tác dụng kéo dài như benzathine penicillin G có thể giúp trị giang mai sớm, và đối với loại trễ hoặc phức tạp hơn, bệnh nhân sẽ phải cần đến ba liều cách nhau một tuần.
Thuốc cần được chích bắp thịt (intramuscular) mà thôi và không được chích tĩnh mạch (intravenous), vì chích tĩnh mạch đã dẫn đến một số trường hợp bị ngưng tim ngưng thở và chết.
Một tác dụng phụ mà nhiều bệnh nhân sợ là chích bắp thịt thuốc này có thể rất là đau. Một tác dụng phụ khác cũng thường được nhắc đến là phản ứng (được đặt tên là) Jarisch-Herxheimer, trong đó bệnh nhân bị sốt và nhức đầu, đau nhức bắp thịt trong vòng 24 tiếng đồng hồ sau khi chích. Phản ứng thường xảy ra khi trị giang mai sớm, và được trị bằng thuốc hạ sốt giảm đau.
Một điều cần chú ý là penicillin cũng là một thuốc thường bị liệt vào nhóm các thuốc thường gây ra dị ứng thuốc, đôi khi rất nguy hiểm. Do đó, cần phải thử dị ứng thuốc và có sẵn thuốc trị dị ứng, sốc thuốc, sẵn sàng khi chích thuốc cho bệnh nhân.
Sau khi chích thuốc, bác sĩ sẽ cần phải kiểm soát sự đáp ứng với điều trị bằng cách theo dõi triệu chứng, và chính xác hơn, là đo lại lượng kháng thể với vi trùng giang mai trong máu, thường là vào tháng thứ sáu và mười hai sau khi chích. Một số bệnh nhân khi thử máu nếu không thấy có đáp ứng tốt (ví dụ như VDRL titers, nếu không giảm xuống ít nhất bốn lần), sẽ được coi là đã bị thất bại trong việc điều trị.
Việc thất bại, có thể là do cơ thể chưa đáp ứng tốt, bị kháng thuốc, và không ít trường hợp, là do bị nhiễm lại. Khi đó, một đợt thuốc ba liều cách nhau một tuần sẽ được cho lại, và bác sĩ sẽ phải kiểm tra xem (các) bạn tình của bệnh nhân đã có được điều trị và không có bệnh hay không. CDC cũng khuyến cáo nên chọc dò và khám nghiệm dịch não tủy của các bệnh nhân này.
Ðối với những bệnh nhân bị dị ứng với penicillin, một số nhóm thuốc khác như tetracyclines, macrolides… (dùng bằng đường uống) sẽ được sử dụng. Tuy nhiên dữ liệu về hiệu quả của các thuốc này không được đầy đủ như với penicillin. Do đó, khi dùng các thuốc này, việc theo dõi đáp ứng với điều trị lại càng cần phải sát sao hơn.
Những người có quan hệ tính dục với bệnh nhân giang mai (qua giao hợp qua âm đạo hay hậu môn hay miệng), nếu chỉ mới trong vòng 90 ngày, có thể thử máu sẽ chưa thấy gì cả. Trong trường hợp này, CDC khuyến cáo nên được điều trị như là đã bị giang mai. Những người đã “quan hệ” với bệnh nhân quá 90 ngày, mà việc theo dõi không rõ ràng, cũng nên được điều trị như đã bị bệnh.
Cần nhắc lại, tất cả các bệnh nhân bị giang mai đều cần được thử nghiệm HIV, nếu âm tính, thì lập lại khoảng 3 tháng sau đó (vì mới nhiễm HIV thử máu có thể chưa thấy kháng thể). Ngược lại, các bệnh nhân HIV cũng đều cần thử nghiệm giang mai.
ANTĐ – Các nhà khoa học Đan Mạch đã phát hiện ra các bệnh chỉ báo mới cho thấy nguy cơ nhiễm HIV.
Mạng lưới Sáng kiến HIV châu Âu cho biết nên liệt kê thêm một số bệnh mới vào danh sách các chỉ báo nguy cơ đối với người bị ghi ngờ nhiễm HIV.

Họ cho biết những người thích quan hệ tình dục ở châu Âu có nguy cơ nhiễm HIV trong thời gian dài song họ vẫn bị chẩn đoán nhầm cho tới khi hệ miễn dịch bắt đầu suy giảm và cơ thể ốm yếu.

Mạng lưới này đã tiến hành một nghiên cứu quốc tế về 8 bệnh mới có thể là chỉ báo về nhiễm HIV chưa được chẩn đoán. Nghiên cứu gồm 3588 bệnh nhân.

Nếu các dấu hiệu chỉ báo là bệnh mụn cóc sinh dục, ung thư hậu môn hoặc viêm gan B, C thì các chuyên gia chăm sóc sức khỏe nên gợi ý bệnh nhân làm xét nghiệm HIV. Việc này nhằm mục đích chẩn đoán và điều trị sớm HIV.

Mạng lưới Sáng kiến HIV châu ÂU nhấn mạnh rằng những chỉ báo này không hoàn toàn đồng nghĩa là bệnh nhân đó nhiễm HIV, song tỷ lệ nhiễm HIV là lớn hơn với 8 bệnh chỉ báo.

Quỹ AIDS Liên hợp quốc ước tính châu Âu có khoảng 2,5 triệu người dương tính với HIV, song tới 900.000 người không biết mình mang virus này. 1/2 số người nhiễm HIV được chẩn đoán rất muộn khi đã ở trong giai đoạn nhiễm HIV mạn tính.

Kết quả nghiên cứu sẽ được trình bày tại Hội nghị HIV quốc tế diễn ra vào ngày 19-20/3/2012.
Design by Hao Tran | Blogger Theme by Sức khỏe sinh sản -