Thứ Sáu, 4 tháng 10, 2013

Bệnh ghẻ là bệnh do ký sinh trùng Sarcoptes scabiei Hominis, (tiếng Việt gọi là cái ghẻ) chúng đào hang rãnh trên da làm ngứa ngáy khó chịu và nhiễm trùng. Người ta biết bệnh ghẻ từ thế kỷ thứ 16 nhưng mãi đến năm 1934 mới tìm được ký sinh trùng gây bệnh ghẻ ở người.
 


Bệnh ghẻ dễ gây biễn chứng nhiễm khuẩn.




Lây chuyền: Bệnh ghẻ mang tính chất lây truyền và thường xuất hiện ở những vùng dân cư đông đúc, nhà ở chật hẹp, thiếu vệ sinh, hay thành dịch khi có chiến tranh, đợt di dân, sau hội hè, các trại giam, tắm sông, không vệ sinh da thường xuyên...


Bệnh ghẻ lây qua tiếp xúc trực tiếp với người bị ghẻ, nằm chung giường, mặc chung quần áo, dùng chung khăn tắm, tổn thương ghẻ thường ở vùng da mỏng có nhiều nếp nhăn. Chính vì vậy mà bệnh ghẻ được xếp vào nhóm bệnh lây truyền qua đường tình dục. Cái ghẻ có thể sống ngoài cơ thể được 2 - 3 ngày.



Ký sinh trùng ghẻ: Ký sinh trùng ghẻ có nhiều loại, loại gây bệnh ghẻ ở người là Sarcoptes scabiei hominis. Các loại ghẻ ở súc vật cũng có thể lây bệnh cho người nhưng do một loại ký sinh trùng khác loại của người, thường không có đường hầm nhưng có vẩy phấn, riêng loại ghẻ ở lạc đà thì ký sinh trùng giống như ở người.



Hình dạng ký sinh trùng ghẻ: Ký sinh trùng gây bệnh ở người có hình bầu dục, kích thước 1/3 - 1/4 mm, con trưởng thành có màu xám nhạt, có 4 đôi chân, đầu có vòi hút thức ăn.


+ Con cái thường to hơn con đực, nó có kích thước từ 0.3 - 0.5 mm, con cái xâm nhập vào đường biểu bì da, đào hầm và đẻ trứng, mỗi ngày để 3 - 5 trứng, cả đời đẻ từ 40 - 50 trứng, sau 3 - 7 ngày trứng nở thành ấu trùng, ấu trùng lột xác nhiều lần thành cái ghẻ trưởng thành, thời gian phát triển từ trứng đến giai đoạn trưởng thành từ 9 - 21 ngày.


+ Ghẻ đực chết ngay sau khi hoàn thành nghĩa vụ phối giống và ghẻ cái cũng chết sau khi đã đẻ hết số trứng của mình.


Sinh sản: Cái ghẻ bò ra khỏi đường hầm giao phối trên mặt da, 2 ngày sau con đực chết, con cái tiếp tực đào đường hầm khác đẻ trứng, mỗi chu kỳ sinh sản kéo dài 2 - 7 tuần. Cái ghẻ không sống quá 4 ngày khi ra khỏi cơ thể con người, bệnh lây do cái ghẻ mang trứng bò từ người này sang người khác, tuy nhiên quần áo chăn màn dính trứng ghẻ có thể là nguồn lây bệnh

 
Bệnh ghẻ ở trẻ em


Triệu chứng bệnh ghẻ


+ Thời gian ủ bệnh từ 6 tới 9 tuần


+ Tổn thương cơ bản là : - thấy ngứa ở da - Mụn nước rải rác, khu trú ở các kẽ ngón tay, mắt trước cổ tay, khuỷ tay, phía trước nách, núm vú, quanh thắt lưng, rốn. ..
Luống ghẻ là những đường hầm do con cái đục vào da để đẻ trứng, hình chỉ nhỏ ngoằn ngoèo dài 3– 15 mm chứa bụi phân của cái ghẻ, cuối luống ghẻ là một điểm phình to hơn, lấy kim khêu sẽ bắt được cái ghẻ bám trên đầu kim.


Khi bị ghẻ, người bệnh có các triệu chứng: ngứa nhiều về đêm, ngứa tăng khi trời nóng, lao động, thể thao. Mụn nước ở vị trí đặc hiệu, kẽ ngón tay, lằn chỉ cổ tay, nếp gấp bàn tay, vùng thắt lưng, cạp quần, bẹn đùi, sinh dục, nách, núm vú ở phụ nữ. Điều đặc biệt là ghẻ không thấy ở mặt, đầu và 1/3 trên lưng. Đối với trẻ em dưới 2 tuổi, ghẻ có thể bị toàn thân. Có thể dùng kính lúp soi bắt được cái ghẻ nằm ở cuối đường hầm trong da.



Điều trị.


Nguyên tắc điều trị là cùng điều trị cho tất cả những người trong gia đình, tập thể. Giặt phơi luộc quần áo chăn màn. Thời gian điều trị kéo dài 3 - 4 tuần.


Thuốc điều trị đặc hiệu là DEP ( Diethyl phtalat ) là thuốc bôi thông dụng nhất có kết quả rất tốt, ngoài ra còn có mỡ lưu huỳnh, tinh dầu, lá cây ba trạc...


Benzyl benzoat (Ascabiol, scabitox, zylate) là thuốc rất tốt, độ an toàn cao. Bôi, xịt ngày 2 lần cách nhau 15 phút. 24 giờ sau, tắm gội giặt quần áo.


 Eurax (crotamintan) 10%, thuốc bôi có tác dụng chống ngứa và diệt cái ghẻ. Cứ 6 - 10 giờ bôi 1 lần thuốc an toàn có thể bôi vào sinh dục và trẻ nhũ nhi.


Permethrin cream 5% (Elimite) là thuốc chữa ghẻ ít độc tính nhất có thể dùng cho trẻ em và phụ nữ có thai.


Lindane (gamma – benzen hexachlorid, kwell) xịt thuốc vào toàn bộ da từ cổ xuống chân. Sau 8 - 12 giờ, tắm rửa thay quần áo, xịt thuốc 2 lần/1 tuần thuốc chứa ghẻ nhanh nhưng độc với thần kinh nên không dùng cho trẻ nhỏ và phụ nữ có thai.


Đối với ghẻ vảy, ngoài thuốc bôi tại chỗ còn phải dùng thêm thuốc uống như ivermactin (đây là thuốc được dùng để điều trị giun chỉ từ năm 1987 nhưng lại rất hiệu quả và an toàn trong điều trị ghẻ, đặc biệt là ghẻ vảy). 


Lưu ý khi điều trị ghẻ, phải điều trị cho cả những người sống chung trong gia đình hoặc trong cùng đơn vị, ký túc xá sinh viên, tẩy uế quần áo, ga gối. Trong mùa hè phơi quần áo, ga, gối 3 - 4 nắng. Quần áo giặt để 1 tuần sau mặc lại.    

    
Phòng bệnh.


Để phòng bệnh ghẻ cần giữ gìn vệ sinh cá nhân, nhà ở, đặc biệt là quần áo. Nhà ở phải thoáng mát, sạch sẽ, quần áo phải thay giặt thường xuyên. Ngoài ra những người thân hoặc bạn bè cần phải có biện pháp cách li với người bênh để không bị lây bệnh.


Trên đây là những giới thiệu cơ bản của các chuyên gia phòng khám đa khoa Năm Châu. Nếu bạn vẫn còn những thắc mắc có thể nhận tư vấn trực tiếp với các chuyên gia của chúng tôi. Ngoài ra, nếu bạn đang có nhu cầu trị căn bệnh này nhanh chóng, hiệu quả, bạn có thể đăng ký qua mạng để được miễn phí đăng ký và được ưu tiên sắp xếp bác sĩ khám bệnh. Bạn cũng có thể gọi điện đến đường dây nóng: 0439 630 666  hoặc nhận tư vấn online. Chúng tôi luôn sẵn sàng đồng lòng cùng bạn và người thân chăm sóc sức khỏe.
Địa chỉ phòng khám: 707 Đường Giải Phóng, Quận Hoàng Mai, Tp Hà Nội

0 nhận xét :

Đăng nhận xét

Design by Hao Tran | Blogger Theme by Sức khỏe sinh sản -