Thứ Tư, 9 tháng 10, 2013

Các bác sĩ của phòng khám Năm Châu cho biết bệnh ghẻ là bệnh ngoài da phổ biến tại Việt Nam. Bệnh do cái ghẻ có tên khoa học là Sarcoptes scabiei gây ra và bệnh rất hay lây. Bệnh lây chủ yếu qua tiếp xúc trực tiếp từ người sang người, một số trường hợp lây qua vật dụng cá nhân hay sinh hoạt hằng ngày.





Ai dễ bị ghẻ?


Bệnh gặp ở mọi lứa tuổi nhưng thường gặp nhất ở trẻ em, người già.

Nhân viên y tế, người sống tập trung, người vô gia cư, người tiếp xúc với người bị ghẻ, người bị bệnh suy giảm miễn dịch, suy kiệt dễ mắc bệnh hơn người bình thường.

Gần đây ghẻ cũng rất thường gặp ở người nghiện ma túy nhiễm HIV/AIDS.

Bệnh ghẻ những dấu hiệu thường gặp


Trung bình 2 – 8 ngày sau khi bị lây, người bệnh có các triệu chứng: ngứa và phát ban ngoài da.

Ngứa:

· Thường ngứa nhiều về đêm

· Ngứa nhiều ở vùng da non

· Nhiều người xung quanh bị ngứa

· Mức độ ngứa tùy mỗi người

Phát ban ngoài da:

Rãnh ghẻ: là đường hầm do cái ghẻ đào dưới da, dài vài mm, thường ở kẽ ngón tay. Tuy nhiên, rãnh ghẻ rất ít gặp.

Mụn nước: gặp trong 100% trường hợp. Vị trí đa số ở vùng da non như kẽ ngón tay, mặt trước cổ tay, nách, quanh rốn, mặt trong đùi, bộ phận sinh dục ngoài, mông.

Sần cục: là những cục cứng ở da, ngứa, vị trí ở nách hay bìu. Thường gặp ở trẻ em

Tổn thương da khác như nổi mề đay,vết trầy sướt do gãi…

Vị trí đa số ở vùng da non như kẽ ngón tay, mặt trước cổ tay, nách, quanh rốn, mặt trong đùi, bộ phận sinh dục ngoài, mông.Không có ở mặt trừ trường hợp ghẻ ở trẻ nhỏ hoặc ghẻ Na-Uy.

Bệnh rất lây nên có nhiều người xung quanh cùng mắc bệnh

Biến chứng khi không điều trị

Nhiễm trùng ở những tổn thương ghẻ do tay dơ sờ mó hoặc cào gãi, vệ sinh kém.

Tổn thương ghẻ có thể chảy nước, lan rộng nằm trên vùng da màu hồng, rất ngứa gọi là hiện tượng chàm hóa.

Tổn thương thận: do độc tố của ghẻ hoặc do vi trùng.

Làm gì khi nghi ngờ bị ghẻ?


-Phải đến Bác sĩ da liễu khám và điều trị bệnh ghẻ ngay tránh lây lan cho người khác.

-Không được tự mua thuốc bôi bừa bãi nhất là thuốc có chứa corticoids.

-Điều trị cả người xung quanh nếu cũng bị mắc bệnh tránh bị lây lại.

- Bôi thuốc đúng cách

- Vệ sinh quần áo và vật dụng cá nhân.

Cách bôi thuốc trị ghẻ


-Tắm và chà xà bông khắp người, chú ý các nếp. Sau đó lau thật khô.

-Bôi thuốc khắp người từ cổ xuống (trừ mặt). Bôi một lần vào buổi tối và chỉ tắm lại sau 24 giờ.

-Mặc quần áo sạch.

-Tắm lại sau 24 giờ.

-Tùy theo loại thuốc có thể bôi một lần duy nhất hoặc bôi từ 2 – 3 lần.

Vệ sinh cá nhân

-Vệ sinh cá nhân mỗi ngày

- Nếu bị ghẻ: cần tránh tiếp xúc với người xung quanh, dùng vật dụng sinh hoạt riêng, ngủ riêng và đi khám ngay để được điều trị sớm tránh biến chứng và lây lan cho người khác.

-Vệ sinh quần áo và vật dụng cá nhân bằng cách luộc trong nước > 60 độ C hoặc luộc quần áo, đồ dùng cá nhân với nước sôi trong 15 phút để tránh lây lan và mắc bệnh lại.

- Để quần áo không mặc trong tủ 1 tuần sau mới mặc.

Trên đây là những tóm tắt về " Bệnh ghẻ là gì?" Nếu bạn vẫn còn những thắc mắc có thể nhận tư vấn trực tiếp với các chuyên gia Phòng khám đa khoa Năm Châu của chúng tôi. Ngoài ra, đăng ký qua mạng có thể được miễn phí đăng ký và được ưu tiên sắp xếp bác sĩ khám bệnh. Bạn cũng có thể gọi điện đến đường dây nóng: 043-9630666  hoặc nhận tư vấn online.

Chúc bạn sức khỏe! 
- See more at: http://phongkhamnamchau.com/benh-ghe/benh-ghe-co-nguy-hiem-khong.html#sthash.HWUTyasa.dpuf

0 nhận xét :

Đăng nhận xét

Design by Hao Tran | Blogger Theme by Sức khỏe sinh sản -