Thứ Năm, 12 tháng 9, 2013

Bệnh lậu và giang mai đều là những bệnh xã hội có tính lây lan cao, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người bệnh cũng như cộng đồng.


Lâu nay, mọi người thường nhầm lẫn bệnh lậu hay bệnh giang mai là một nhưng thực tế mỗi bệnh đều có những triệu chứng hay tác hại khác nhau đối với người bệnh, vì vậy cần phân biệt rõ ràng để có phương pháp chữa trị tốt nhất.

Dựa vào những nguyên nhân và triệu chứng, chúng ta có thể phân biệt bệnh lậu và bệnh giang mai khác nhau như thế nào.

Đối với bệnh lậu

Nguyên nhân gây bệnh: Bệnh lậu do loại vi khuẩn hình cầu, ghép từng đôi một gọi là song "cầu khuẩn lậu" gây ra. Con đường lây nhiễm chủ yếu qua quan hệ tình dục.

Triệu chứng của bệnh lậu: Các triệu chứng của bệnh lậu thường xuất hiện từ 2-7 ngày sau khi quan hệ với người nhiễm bệnh. Biểu hiện thường gặp đó là: sốt nhẹ, đái dắt, buốt, kèm theo mủ ở đầu dương vật.

Dấu hiệu này sẽ mất đi sau vài ngày nhưng thực tế người bị nhiễm lậu vẫn đang trong giai đoạn ủ bệnh. Biểu hiện củabệnh lậu ở nam rõ rệt hơn, đối với nữ thường không thấy dấu hiệu đặc biệt. Một số trường hợp mắc bệnh nhưng không hề có biểu hiện gì bất thường.

Bệnh lậu mang lại nhiều rắc rối cho người bệnh: Bệnh gây viêm tinh hoàn ở nam giới dẫn tới vô sinh, viêm tuyến tiền liệt, túi tinh ứ mủ, viêm buồng trứng ở nữ giới...



Bệnh lậu mang lại nhiều rắc rối cho người bệnh


Đối với bệnh giang mai

Nguyên nhân gây bệnh: Bệnh giang mai do vi khuẩn hình xoắn gọi là xoắn khuẩn giang mai gây nên. Bệnh lây chủ yếu qua đường tình dục hoặc lây từ mẹ sang con.

Triệu chứng bệnh giang mai: Thời gian ủ bệnh từ 2-4 tuần, với 3 giai đoạn như sau:

Các giai đoạn phát triển của bệnh giang mai

+ Giai đoạn 1: từ 10-90 ngày sau khi có tiếp xúc với nguồn bệnh, bệnh nhân thấy xuất hiện những nốt màu đỏ trên da không ngứa, không đau. Các nốt xuất hiện ở nhiều vị trí khác nhau trên cơ thể. Vết loét nông không bờ, không mủ và ngứa. Đáy vết loét thâm kèm theo nổi hạch ở hai bên bẹn. Vết loét này tự biến mất sau 2-8 tuần.

+ Sau giai đoạn 1 khoảng 40 ngày, giai đoạn 2 người bệnh sẽ phát ban nhiều ở lòng bàn tay, lòng bàn chân. Những biểu hiện thường gặp ở người bệnh giai đoạn này như: sốt, xuất hiện những tổn thương trên da, ăn không ngon, người mệt mỏi, giảm cân nhanh. Triệu chứng bệnh giai đoạn 2 dễ bị nhầm với những bệnh khác.

+ Giai đoạn 3, giang mai gây tổn thương các cơ quan, phủ tạng (gan, tim, cơ, xương...). Giai đoạn này người bệnh ít có khả năng lây nhiễm cho bạn tình vì xoắn khuẩn đã xâm nhập và khu trú vào phủ tạng, không còn ở da, niêm mạc nữa. Tổn thương giai đoạn này là gôm, củ giang mai, tim mạch, thần kinh, gan. Hiện nay rất hiếm gặp giai đoạn này do được chẩn đoán và điều trị sớm.

Các biến chứng của bệnh giang mai khá phổ biến và hầu như xuất hiện ở các bộ phận trên cơ thể như mắt, họng, thanh quản, cột sống, khớp, cơ và các cơ quan nội tạng như ruột non, dạ dày…Biến chứng có thể thay đổi thường xuyên, làm cho người bệnh cảm thấy rất khó chịu vì xuất hiện cơn đau ở các chi, rối loạn chức năng co thắt, biến chứng ở khu vực mắt…

1 nhận xét :

Design by Hao Tran | Blogger Theme by Sức khỏe sinh sản -