Theo số liệu thống kê của Ngành Y tế TP.HCM, mỗi năm có hàng ngàn ca
bệnh sốt xuất huyết (SXH) nặng phải nhập viện điều trị. Trong năm 2008,
riêng BV. Nhi Đồng 1 đã tiếp nhận và điều trị khoảng 700 ca SXH độ III,
IV. Thời điểm hiện tại, nơi đây cũng thường xuyên có khoảng 6-10 ca bệnh
nặng. BV. Nhi Đồng 2 và BV. Bệnh Nhiệt Đới cũng phát hiện hàng chục ca
có dấu hiệu trở nặng mỗi ngày.
Nhập viện khi bệnh trở nặng
Với những biểu hiện ho kèm sốt nhẹ, em N.T.T, 7 tuổi, tại TP.HCM đã được chẩn đoán bị viêm họng. Theo người nhà của bệnh nhân, trước khi chuyển tới BV. Nhi Đồng 1, bé T. có biểu hiện ho, sốt và đã được chẩn đoán là viêm họng khi gia đình đưa em đi khám bác sĩ. Tuy nhiên, theo đơn thuốc viêm họng được cho, em uống 3 ngày vẫn không đỡ bệnh. Bước sang ngày thứ 4, do T. sốt cao nên người nhà vội vã đưa em nhập viện BV. Nhi Đồng 1. Tại đây, T. được thử máu và kết luận bị mắc SXH ngày thứ 4. BS. Lê Bích Liên, Trưởng khoa SXH BV. Nhi Đồng 1 cho biết, rất may cho bệnh nhi này vì nhập viện kịp thời khi em chuẩn bị “vào sốc”. Ngay lập tức, T. đã được điều trị tích cực tại phòng cấp cứu, bệnh nhân hồi phục nhưng thời gian khá dài. Hiện T. đã ra khỏi phòng cấp cứu và chờ được xuất viện.
Tuân thủ việc tái khám khi được chẩn đoán SXH. Ảnh minh họa.
Tuần qua, BV. Nhi Đồng 2 cũng vừa cấp cứu thành công một trường hợp bé trai 5 tuổi tên N.V.A (ở Bình Dương) bị SXH độ IV. Bé A. nhập viện trong tình trạng rất nặng, mạch không bắt được, huyết áp không đo được. Tại Khoa cấp cứu nhiễm, bé được làm thủ thuật chống sốc, bù dịch và hỗ trợ dinh dưỡng, hô hấp. Sau gần một tuần điều trị bé A. mới đỡ bệnh và được cho xuất viện để theo dõi và chăm sóc tại nhà.
BS. Vũ Quang Vinh, Phó Phòng tổng hợp BV. Nhi Đồng 2 cho biết, hiện có 4 ca bệnh nặng đang được điều trị tại BV. Bệnh nhân nhập viện ở ngày thứ 4, thứ 5 gây khó khăn cho công tác điều trị. Báo cáo của Trung tâm Y tế Dự phòng TP.HCM cũng cho thấy, trong 5 ca tử vong do biến chứng SXH từ đầu năm đến nay có 2 ca là trẻ em có độ tuổi 8 tháng và 3 năm tuổi.
Cần cảnh giác và sớm nhận biết dấu hiệu bệnh
Theo BS. Lê Bích Liên, bệnh SXH có nhiều trường hợp bị sốt cao, trở nặng tại nhà mới được đưa tới BV. Tuy nhiên, một số nhập viện sớm cũng vẫn có thể trở nặng theo diễn tiến của bệnh. Vấn đề quan trọng là làm sao phát hiện sớm bệnh và nhận biết được dấu hiệu bệnh trở nặng để đưa trẻ nhập viện kịp thời.
SXH rất dễ bị chẩn đoán nhầm với nhiều bệnh lý siêu vi khác và rất khó phát hiện ngay từ những ngày đầu, vì không có những dấu hiệu đặc hiệu. 90% trẻ dưới 15 tuổi mắc và tỉ lệ nhập viện trong tổng số bệnh nhân SXH chiếm khoảng 20%. Điều khó khăn là không thể biết những trường hợp nào trong số đó sẽ trở nặng nên các BS thường nhấn mạnh việc người nhà phải theo dõi trẻ tại nhà theo hướng dẫn và tuân thủ việc tái khám. Nếu trẻ sốt từ 2 ngày trở lên, uống thuốc không bớt thì phải nghĩ ngay đến nguy cơ đã mắc SXH. Ở ngày thứ 4, thứ 5, gần như 85% dấu hiệu cho thấy bệnh nặng. BS. Liên cho biết, một triệu chứng mà phụ huynh rất dễ chủ quan là việc trẻ ngưng sốt. Thời điểm bệnh trở nặng, trẻ sẽ ngưng sốt nhưng lại lừ đừ, quấy khóc, than đau bụng, nôn ói, tay chân lạnh, tiểu ít… Đặc biệt, khi trẻ xuất huyết chân răng, ói ra máu và đi tiêu phân đen thì phải đưa đến bệnh viện ngay lập tức.
Việc nhập viện đôi khi không căn cứ vào độ III, hay độ IV. BS. Nguyễn Ngô Thị Bạch Tuyết, Khoa Nhiễm, BV. Nhi Đồng 2 cho biết, chỉ định nhập viện là cần thiết với trẻ nhũ nhi mắc SXH ở độ 2 và có những dấu hiệu sốt ly bì, da nổi bông, ói máu hay đau bụng vùng hông phải. Nhất là khi nhà bệnh nhân ở xa đơn vị y tế, sợ tiến triển bệnh không tốt thì chỉ định nhập viện điều trị sớm. Đối với trẻ mắc SXH, những biến chứng do sốt kéo dài, bệnh nhân nhập viện muộn dễ dẫn tới tình trạng sốc kéo dài, gây co giật, suy hô hấp. Khi xuất huyết tiêu hóa nhiều kèm xuất huyết não và tổn thương đa cơ quan (do sốc) rất dễ dẫn đến việc bệnh nhân tử vong.
Ngay cả trên đường vận chuyển, với những bệnh nhân nhà ở xa BV., việc bị sốc cũng là nguy cơ hoàn toàn có thể xảy ra khi mà các nhân viên y tế tại tuyến dưới chưa được tập huấn tốt về kỹ thuật chuyển viện an toàn, BS. Vũ Quang Vinh nhấn mạnh.
Nhập viện khi bệnh trở nặng
Với những biểu hiện ho kèm sốt nhẹ, em N.T.T, 7 tuổi, tại TP.HCM đã được chẩn đoán bị viêm họng. Theo người nhà của bệnh nhân, trước khi chuyển tới BV. Nhi Đồng 1, bé T. có biểu hiện ho, sốt và đã được chẩn đoán là viêm họng khi gia đình đưa em đi khám bác sĩ. Tuy nhiên, theo đơn thuốc viêm họng được cho, em uống 3 ngày vẫn không đỡ bệnh. Bước sang ngày thứ 4, do T. sốt cao nên người nhà vội vã đưa em nhập viện BV. Nhi Đồng 1. Tại đây, T. được thử máu và kết luận bị mắc SXH ngày thứ 4. BS. Lê Bích Liên, Trưởng khoa SXH BV. Nhi Đồng 1 cho biết, rất may cho bệnh nhi này vì nhập viện kịp thời khi em chuẩn bị “vào sốc”. Ngay lập tức, T. đã được điều trị tích cực tại phòng cấp cứu, bệnh nhân hồi phục nhưng thời gian khá dài. Hiện T. đã ra khỏi phòng cấp cứu và chờ được xuất viện.
Tuân thủ việc tái khám khi được chẩn đoán SXH. Ảnh minh họa.
Tuần qua, BV. Nhi Đồng 2 cũng vừa cấp cứu thành công một trường hợp bé trai 5 tuổi tên N.V.A (ở Bình Dương) bị SXH độ IV. Bé A. nhập viện trong tình trạng rất nặng, mạch không bắt được, huyết áp không đo được. Tại Khoa cấp cứu nhiễm, bé được làm thủ thuật chống sốc, bù dịch và hỗ trợ dinh dưỡng, hô hấp. Sau gần một tuần điều trị bé A. mới đỡ bệnh và được cho xuất viện để theo dõi và chăm sóc tại nhà.
BS. Vũ Quang Vinh, Phó Phòng tổng hợp BV. Nhi Đồng 2 cho biết, hiện có 4 ca bệnh nặng đang được điều trị tại BV. Bệnh nhân nhập viện ở ngày thứ 4, thứ 5 gây khó khăn cho công tác điều trị. Báo cáo của Trung tâm Y tế Dự phòng TP.HCM cũng cho thấy, trong 5 ca tử vong do biến chứng SXH từ đầu năm đến nay có 2 ca là trẻ em có độ tuổi 8 tháng và 3 năm tuổi.
Cần cảnh giác và sớm nhận biết dấu hiệu bệnh
Theo BS. Lê Bích Liên, bệnh SXH có nhiều trường hợp bị sốt cao, trở nặng tại nhà mới được đưa tới BV. Tuy nhiên, một số nhập viện sớm cũng vẫn có thể trở nặng theo diễn tiến của bệnh. Vấn đề quan trọng là làm sao phát hiện sớm bệnh và nhận biết được dấu hiệu bệnh trở nặng để đưa trẻ nhập viện kịp thời.
SXH rất dễ bị chẩn đoán nhầm với nhiều bệnh lý siêu vi khác và rất khó phát hiện ngay từ những ngày đầu, vì không có những dấu hiệu đặc hiệu. 90% trẻ dưới 15 tuổi mắc và tỉ lệ nhập viện trong tổng số bệnh nhân SXH chiếm khoảng 20%. Điều khó khăn là không thể biết những trường hợp nào trong số đó sẽ trở nặng nên các BS thường nhấn mạnh việc người nhà phải theo dõi trẻ tại nhà theo hướng dẫn và tuân thủ việc tái khám. Nếu trẻ sốt từ 2 ngày trở lên, uống thuốc không bớt thì phải nghĩ ngay đến nguy cơ đã mắc SXH. Ở ngày thứ 4, thứ 5, gần như 85% dấu hiệu cho thấy bệnh nặng. BS. Liên cho biết, một triệu chứng mà phụ huynh rất dễ chủ quan là việc trẻ ngưng sốt. Thời điểm bệnh trở nặng, trẻ sẽ ngưng sốt nhưng lại lừ đừ, quấy khóc, than đau bụng, nôn ói, tay chân lạnh, tiểu ít… Đặc biệt, khi trẻ xuất huyết chân răng, ói ra máu và đi tiêu phân đen thì phải đưa đến bệnh viện ngay lập tức.
Việc nhập viện đôi khi không căn cứ vào độ III, hay độ IV. BS. Nguyễn Ngô Thị Bạch Tuyết, Khoa Nhiễm, BV. Nhi Đồng 2 cho biết, chỉ định nhập viện là cần thiết với trẻ nhũ nhi mắc SXH ở độ 2 và có những dấu hiệu sốt ly bì, da nổi bông, ói máu hay đau bụng vùng hông phải. Nhất là khi nhà bệnh nhân ở xa đơn vị y tế, sợ tiến triển bệnh không tốt thì chỉ định nhập viện điều trị sớm. Đối với trẻ mắc SXH, những biến chứng do sốt kéo dài, bệnh nhân nhập viện muộn dễ dẫn tới tình trạng sốc kéo dài, gây co giật, suy hô hấp. Khi xuất huyết tiêu hóa nhiều kèm xuất huyết não và tổn thương đa cơ quan (do sốc) rất dễ dẫn đến việc bệnh nhân tử vong.
Ngay cả trên đường vận chuyển, với những bệnh nhân nhà ở xa BV., việc bị sốc cũng là nguy cơ hoàn toàn có thể xảy ra khi mà các nhân viên y tế tại tuyến dưới chưa được tập huấn tốt về kỹ thuật chuyển viện an toàn, BS. Vũ Quang Vinh nhấn mạnh.
0 nhận xét :
Đăng nhận xét