(ANTĐ) – Bệnh zona thần kinh mà chúng ta vẫn thường gọi là giời leo do
virus Herpes Zoster có ác tính với tế bào thần kinh gây ra. Bình thường
thì zona là bệnh không nguy hiểm. Nhưng người bệnh chịu một sự đau đớn ở
vùng da bị bệnh liên tục có khi tới cả tháng hoặc cả năm. Zona thần
kinh tiêu hủy tế bào thần kinh và làm rối loạn chức năng dẫn truyền tín
hiệu từ ngoài da. Có bệnh nhân tả nhiều loại đau xảy ra kế tiếp hoặc
cùng một lúc. Bệnh có thể thấy ở mọi lứa tuổi nhưng thường hay thấy vào
sau tuổi 50.
Bệnh có thể tái phát nhất là nếu ta dùng các dược phẩm làm giảm tính miễn dịch của cơ thể. Đặc biệt với những người có tình trạng sức khỏe kém, bị suy giảm miễn dịch, sức đề kháng yếu, nhất là những người già bị mắc bệnh mãn tính như tiểu đường, huyết áp và ở thanh niên bị nhiễm HIV/AIDS. Lúc khởi bệnh, bệnh nhân cảm thấy hơi đau, rát ở một vùng da kèm mệt mỏi, uể oải, ớn sốt. Sau đó nổi nhiều mụn nước to nhỏ không đều thành chùm trên nền da thường hay đỏ hồng, tiến triển và tập trung phân bổ theo đường dây thần kinh ngoại biên. Đặc biệt là chỉ ở một bên cơ thể, không khi nào lan qua phía bên đối diện. Ví dụ: một bên mắt, một bên mũi hay một bên lưng…
Bệnh zona mắt do một loại virus cùng loại với virus gây bệnh thủy đậu, nhạy cảm với thần kinh, và có thể gây nhiều loại biến chứng ở mắt (với tỷ lệ 50-70%). Các biến chứng này có thể xảy ra sớm hoặc muộn, cấp tính hoặc mãn tính và có thể tái phát. Khi zona tấn công giây thần kinh tam thoa ở mặt, mụn nước sẽ mọc ra trên mặt, trong miệng và mắt. Nếu mụn mọc gần mắt, cần đi bác sĩ nhãn khoa ngay vì khi mắt mà bị nhiễm thì thị giác bị mất luôn.
Có trường hợp, bệnh tấn công cả tai, mắt khiến tai trong đau, cảm giác trên mặt tê liệt, vị giác giảm, mắt mờ, mỏi. Có khá nhiều biến chứng có thể gặp phải là để lại sẹo ở mi mắt, dẫn đến hiện tượng khô mắt, hoại tử võng mạc, bệnh thần kinh thị lực do hiện tượng thiếu máu, liệt cơ vận nhãn, liệt dây thần kinh mắt, một số trong các biến chứng này có tiềm năng gây mù… Ngoài ra, còn có thể gặp tai biến mạch máu não, viêm màng não, đặc biệt ở người có tuổi có thể tái phát đau thần kinh sau khi khỏi bệnh.
Theo các Tiến sỹ Ngô Hồng Phong chuyên khoa da liễu, khi có triệu chứng bệnh, bệnh nhân cần phải đến các bệnh viện chuyên khoa điều trị càng sớm càng tốt vì làm ngắn thời gian bệnh và có thể làm nhẹ bớt các cơn đau. Lý tưởng nhất là trong 72 giờ đầu, có thể ngăn chặn sự tàn phá của dây thần kinh và giảm thiểu đau. Nếu như phát hiện muộn, điều trị không đúng cách sẽ có khả năng dẫn đến những biến chứng, mà trong đó, bệnh đau sau zona trên vùng da (thường gặp ở người già) tồn tại rất dai dẳng, dữ dội và rất khó điều trị, phải nằm điều trị từ 1 đến 3 tháng, thậm chí cả năm. Trong thời gian dưỡng bệnh, bệnh nhân không làm việc nặng, nghỉ ngơi thoải mái và tăng cường uống Vitamin C để tăng sức đề kháng của cơ thể.
Các bác sĩ sẽ cho dùng các thuốc kháng virus bằng đường bôi hoặc uống theo chỉ định. Bệnh cũng có thể tự khỏi tùy theo sức đề kháng của mỗi người. Những bệnh nhân bị zona của nhánh I thần kinh sinh ba điển hình có các triệu chứng đau nửa bên mặt, và các tổn thương ở trán, vùng quanh nhãn cầu và mũi. Nếu không trị liệu kháng virus, khoảng chừng 50% những bệnh nhân này sẽ có các biến chứng về mắt như đã nói ở trên và những bệnh nhân này cần dùng liệu pháp kháng virus đường uống làm giảm các biến chứng mắt muộn từ khoảng 50% xuống còn từ 20-30%. Đặc biệt, những bệnh nhân bị zona mắt nên được một bác sĩ nhãn khoa có kinh nghiệm về xử trí các bệnh lý giác mạc thăm khám và đánh giá.
Tuy không nguy hiểm những những biến chứng về mắt nếu gặp phải zona mắt thì nên sử dụng các thuốc như acyclovir (zovirax) 800mg mỗi 4 giờ x 7-10 ngày; ganciclovir, Famiclovir, (Famvir) 500mg/mỗi 8 giờ x 7 ngày; Valacyclovir (Valtrex) 500mg/ngày x 7ngày có thể làm bớt đau. Các thuốc này tương đối an toàn, nhưng khá đắt. Dùng thêm các thuốc chống viêm và thuốc chống đau.
Có nhiều bác sĩ dùng corticosteroid để làm giảm đau, nhưng kết quả còn nhiều tranh luận. Có tác giả cho rằng, dùng Corticosteroid có thể làm vết thương mau lành và giảm nỗi khó khăn của người bệnh. Đôi khi phải dùng tới cả thuốc chống trầm cảm như Ealavil…
Bệnh có thể tái phát nhất là nếu ta dùng các dược phẩm làm giảm tính miễn dịch của cơ thể. Đặc biệt với những người có tình trạng sức khỏe kém, bị suy giảm miễn dịch, sức đề kháng yếu, nhất là những người già bị mắc bệnh mãn tính như tiểu đường, huyết áp và ở thanh niên bị nhiễm HIV/AIDS. Lúc khởi bệnh, bệnh nhân cảm thấy hơi đau, rát ở một vùng da kèm mệt mỏi, uể oải, ớn sốt. Sau đó nổi nhiều mụn nước to nhỏ không đều thành chùm trên nền da thường hay đỏ hồng, tiến triển và tập trung phân bổ theo đường dây thần kinh ngoại biên. Đặc biệt là chỉ ở một bên cơ thể, không khi nào lan qua phía bên đối diện. Ví dụ: một bên mắt, một bên mũi hay một bên lưng…
Bệnh zona mắt do một loại virus cùng loại với virus gây bệnh thủy đậu, nhạy cảm với thần kinh, và có thể gây nhiều loại biến chứng ở mắt (với tỷ lệ 50-70%). Các biến chứng này có thể xảy ra sớm hoặc muộn, cấp tính hoặc mãn tính và có thể tái phát. Khi zona tấn công giây thần kinh tam thoa ở mặt, mụn nước sẽ mọc ra trên mặt, trong miệng và mắt. Nếu mụn mọc gần mắt, cần đi bác sĩ nhãn khoa ngay vì khi mắt mà bị nhiễm thì thị giác bị mất luôn.
Có trường hợp, bệnh tấn công cả tai, mắt khiến tai trong đau, cảm giác trên mặt tê liệt, vị giác giảm, mắt mờ, mỏi. Có khá nhiều biến chứng có thể gặp phải là để lại sẹo ở mi mắt, dẫn đến hiện tượng khô mắt, hoại tử võng mạc, bệnh thần kinh thị lực do hiện tượng thiếu máu, liệt cơ vận nhãn, liệt dây thần kinh mắt, một số trong các biến chứng này có tiềm năng gây mù… Ngoài ra, còn có thể gặp tai biến mạch máu não, viêm màng não, đặc biệt ở người có tuổi có thể tái phát đau thần kinh sau khi khỏi bệnh.
Theo các Tiến sỹ Ngô Hồng Phong chuyên khoa da liễu, khi có triệu chứng bệnh, bệnh nhân cần phải đến các bệnh viện chuyên khoa điều trị càng sớm càng tốt vì làm ngắn thời gian bệnh và có thể làm nhẹ bớt các cơn đau. Lý tưởng nhất là trong 72 giờ đầu, có thể ngăn chặn sự tàn phá của dây thần kinh và giảm thiểu đau. Nếu như phát hiện muộn, điều trị không đúng cách sẽ có khả năng dẫn đến những biến chứng, mà trong đó, bệnh đau sau zona trên vùng da (thường gặp ở người già) tồn tại rất dai dẳng, dữ dội và rất khó điều trị, phải nằm điều trị từ 1 đến 3 tháng, thậm chí cả năm. Trong thời gian dưỡng bệnh, bệnh nhân không làm việc nặng, nghỉ ngơi thoải mái và tăng cường uống Vitamin C để tăng sức đề kháng của cơ thể.
Các bác sĩ sẽ cho dùng các thuốc kháng virus bằng đường bôi hoặc uống theo chỉ định. Bệnh cũng có thể tự khỏi tùy theo sức đề kháng của mỗi người. Những bệnh nhân bị zona của nhánh I thần kinh sinh ba điển hình có các triệu chứng đau nửa bên mặt, và các tổn thương ở trán, vùng quanh nhãn cầu và mũi. Nếu không trị liệu kháng virus, khoảng chừng 50% những bệnh nhân này sẽ có các biến chứng về mắt như đã nói ở trên và những bệnh nhân này cần dùng liệu pháp kháng virus đường uống làm giảm các biến chứng mắt muộn từ khoảng 50% xuống còn từ 20-30%. Đặc biệt, những bệnh nhân bị zona mắt nên được một bác sĩ nhãn khoa có kinh nghiệm về xử trí các bệnh lý giác mạc thăm khám và đánh giá.
Tuy không nguy hiểm những những biến chứng về mắt nếu gặp phải zona mắt thì nên sử dụng các thuốc như acyclovir (zovirax) 800mg mỗi 4 giờ x 7-10 ngày; ganciclovir, Famiclovir, (Famvir) 500mg/mỗi 8 giờ x 7 ngày; Valacyclovir (Valtrex) 500mg/ngày x 7ngày có thể làm bớt đau. Các thuốc này tương đối an toàn, nhưng khá đắt. Dùng thêm các thuốc chống viêm và thuốc chống đau.
Có nhiều bác sĩ dùng corticosteroid để làm giảm đau, nhưng kết quả còn nhiều tranh luận. Có tác giả cho rằng, dùng Corticosteroid có thể làm vết thương mau lành và giảm nỗi khó khăn của người bệnh. Đôi khi phải dùng tới cả thuốc chống trầm cảm như Ealavil…
0 nhận xét :
Đăng nhận xét