Thứ Ba, 10 tháng 9, 2013

Bác Sĩ Nguyễn Trần Hoàng
(714) 531-7930
nguyentranhoang@aol.com

Mục này chỉ nhằm giải đáp các thắc mắc về sức khỏe có tính cách tổng quát. Cho các vấn đề cụ thể, chi tiết của từng bệnh nhân, xin liên lạc với bác sĩ để được thăm khám trực tiếp.
Nhiều thông tin thiết thực và bổ ích khác về sức khỏe cũng được phát trên đài New Saigon Radio 1480AM ở vùng Orange County, California, vào mỗi sáng Chủ Nhật từ 8 giờ 15 đến 8 giờ 45 trong chương trình Câu Chuyện Sức Khỏe Sáng Chủ Nhật và trên đài VHN TV được phát khắp Hoa Kỳ, vào Thứ Bảy, và Chủ Nhật, trong chương trình Sức Khỏe Cộng Ðồng với Bác Sĩ Nguyễn Trần Hoàng.

Bệnh giang mai

Các biểu hiện của bệnh giang mai

Hỏi:
Theo tôi biết thì bị giang mai chỉ cần chích một mũi thuốc bi là xong, có đúng không? Nếu trị dễ dàng như vậy, tại sao lại có nhiều người bị các biến chứng nguy hiểm của giang mai như vậy? Tôi có một người quen nghe nói chỉ vì giang mai mà điên điên khùng khùng, một người khác bị mất mấy đứa con cũng vì bệnh giang mai.
Tôi nghe nói rằng bệnh giang mai có thể làm cho bị liệt, mất cảm giác, lú lẫn, bị khùng. Có đúng là bệnh này có thể gây ra các triệu chứng ghê gớm như vậy không? Và có thể chữa trị cho khỏi được không.
Em bị một vết loét ở dương vật chẳng có đau đớn gì cả. Sau đó một thời gian khoảng một hai tháng gì đó, nó biến mất. Ngoài ra em chẳng có triệu chứng gì cả. Như vậy có đáng lo không và nếu không có triệu chứng thì có cần chữa trị gì không?
Em nghe nói mẹ bị giang mai có thể sinh ra con bị tật nguyền, không biết có thật đúng như vậy không? Con của người bị giang mai có thể bị tật nguyền như thế nào? Có cách gì phòng ngừa việc này xảy ra cho con không?
Nghe nói bị giang mai thì dễ bị siđa hơn, có đúng như vậy không?
Làm sao biết được một người bị giang mai? Vì nghe nói có những giai đoạn mà giang mai không có triệu chứng gì cả. Làm sao biết để phòng và chữa?

Ðáp:

Các biểu hiện của bệnh giang mai giai đoạn sớm (tiếp theo)

Như đã trình bày hai kỳ trước, giang mai giai đoạn sớm (early syphilis) bao gồm các thời kỳ tiên phát, thời kỳ thứ hai, và giai đoạn đầu của thời kỳ tiềm ẩn. Giai đoạn sớm này thường xảy ra trong năm đầu sau khi bị nhiễm bệnh, sự tái phát của thời kỳ thứ hai cũng có thể xảy ra sau năm đầu ở những bệnh nhân không được chữa trị.
Sự phát triển của giang mai sớm bắt đầu khi một người chưa bao giờ bị giang mai bị nhiễm bệnh này. Việc nhiễm bệnh thường qua các tiếp xúc trực tiếp, thường là trong khi quan hệ tính dục, với một sang thương (lesion) có chứa vi trùng. Vi trùng giang mai cũng có thể lan truyền khi hôn, sờ mó vào các sang thương đang có vi trùng (active lesions) ở môi, trong miệng, ở vú hay bộ phận sinh dục. Việc bị lây giang mai qua việc truyền máu rất hiếm gặp, vì trước khi truyền, máu luôn luôn được kiểm tra vi trùng giang mai, và vi trùng giang mai cũng không thể sống sót quá 24 đến 48 tiếng đồng hồ trong điều kiện máu được lưu trữ như hiện nay.


Bên cạnh các triệu chứng ở da và niêm mạc như đã kể kỳ trước, giang mai giai đoạn hai cũng gây ra nhiều triệu chứng khác ở toàn cơ thể.

Các triệu chứng của toàn hệ thống cơ thể có thể bao gồm sốt, nhức đầu, kiệt sức, uể oải, chán ăn, đau họng, đau rêm mình mẩy, sụt cân. Các triệu chứng này có thể là biểu hiện của phản ứng cơ thể với sự lan tràn của vi trùng giang mai. Và đây thường là nguyên nhân khiến bệnh nhân đi thăm bác sĩ.

Nổi hạch khắp cơ thể, thường xảy ra ở giai đoạn hai, có thể thấy ở vùng bẹn (háng), nách, phía sau cổ, vùng đùi. Các hạch này thường hơi đau khi sờ nắn, cứng, đàn hồi.
Hói đầu cũng có thể gặp ở giang mai giai đoạn hai, như bị nhậy cắn (moth-eaten). Khi giang mai được chữa trị, hói đầu có thể biến mất.

Các bất thường về thần kinh có thể rất đa dạng. Nó có thể xảy ra ngay từ vài tuần đầu hoặc có khi nhiều năm (có thể đến 25 năm) sau khi bị nhiễm giang mai. Các triệu chứng thần kinh có thể cùng xảy ra một lúc hoặc “gối đầu” lên nhau.

Ngay cả khi giang mai đã xâm nhập và đánh phá hệ thống thần kinh, dù trong thời kỳ sớm hay trễ, bệnh nhân vẫn có thể không có biểu hiện của các triệu chứng. Và khi có triệu chứng, dù không được chữa trị, các triệu chứng này cũng có thể tự biến mất. Ðôi khi các triệu chứng này có thể tái xuất hiện sau vài năm, có khi đến 5 năm sau khi xảy ra lần đầu.
Các biểu hiện của giang mai thần kinh có thể là:

- Viêm màng não do giang mai: có thể có các triệu chứng của viêm màng não cấp tính như sốt, cứng cổ, ói mửa, mê man. Các biến chứng có thể làm cho liệt một số dây thần kinh như thần kinh số tám, ứ nước trong não. Khi tổn thương đến não, nó có thể làm bị liệt nữa người, kinh phong giật (seizure), không thể nói được…
- Viêm mạch máu của não hoặc màng não, có thể gây ra các triệu chứng như bị tai biến mạch máu não. Tùy theo mạch máu nào bị tổn thường và bị tắt nghẽn, các triệu chứng có thể là liệt của các phần khác nhau của cơ thể. Các triệu chứng báo trước có thể là nhức đầu, rối loạn tâm thần, xúc cảm, cũng có thể bị kinh giật.
- Khi bị tổn thương của phần sau cột sống, một biến chứng thần kinh thường gặp của giang mai nếu không được chữa trị được gọi là “ tabes dorsalis”. Bệnh nhân có thể bị tê rần, tê như kiến bò ở vùng bị tổn thương, có những cơn bị nhói như điện giật, bị mất một số cảm giác như cảm giác giúp nhận định vị trí của cơ thể, cảm giác của độ rung (vibration). Bệnh nhân cũng có thể bị teo thần kinh thị giác khiến giảm thị lực, mất khả năng giữ được thăng bằng…
—————————–

Hỏi:
Em nghe nói mẹ bị giang mai có thể sinh ra con bị tật nguyền, không biết có thật đúng như vậy không? Con của người bị giang mai có thể bị tật nguyền như thế nào? Có cách gì phòng ngừa việc này xảy ra cho con không?

Tôi nghe nói rằng bệnh giang mai có thể làm cho bị liệt, mất cảm giác, lú lẫn, bị khùng. Có đúng là bệnh này có thể gây ra các triệu chứng ghê gớm như vậy không? Và có thể chữa trị cho khỏi được không?

Em bị một vết loét ở dương vật chẳng có đau đớn gì cả. Sau đó một thời gian khoảng một hai tháng gì đó, nó biến mất. Ngoài ra em chẳng có triệu chứng gì cả. Như vậy có đáng lo không và nếu không có triệu chứng thì có cần chữa trị gì không?

Nghe nói bị giang mai thì dễ bị siđa hơn, có đúng như vậy không?


Theo tôi biết thì bị giang mai chỉ cần chích một mũi thuốc bi là xong, có đúng không? Nếu trị dễ dàng như vậy, tại sao lại có nhiều người bị các biến chứng nguy hiểm của giang mai như vậy? Tôi có một người quen nghe nói chỉ vì giang mai mà điên điên khùng khùng, một người khác bị mất mấy đứa con cũng vì bệnh giang mai.

Làm sao biết được một người bị giang mai? Vì nghe nói có những giai đoạn mà giang mai không có triệu chứng gì cả. Làm sao biết để phòng và chữa?
Ðáp:

Các biểu hiện của bệnh giang mai trễ

Giang mai trễ là giai đoạn tiếp tục sau giai đoạn giang mai sớm, bao gồm thời kỳ trễ của giang mai tiềm ẩn và giang mai thời kỳ thứ ba (tertiary syphilis). Giang mai tiềm ẩn (latent syphilis) được định nghĩa là tình trạng đã bị nhiễm giang mai nhưng không có triệu chứng, chỉ phát hiện bằng kết quả thử máu, trong khi khám bệnh không thấy gì bất thường cả. Nếu giang mai tiềm ẩn không biết rõ đã kéo dài bao lâu, khi đó nó sẽ được xử lý, điều trị như thời kỳ trễ của giang mai tiềm ẩn.

Giang mai trễ có thể bắt đầu từ năm thứ hai sau khi bị nhiễm bệnh, cũng có thể biểu hiện trễ, đến 25 tới 30 năm sau khi bị nhiễm bệnh. Trong đó, giang mai của hệ thần kinh trung ương thường gặp nhất, khó chẩn đoán và điều trị nhất.

Giang mai giai đoạn ba đặc biệt được biểu hiện bởi các triệu chứng có liên quan đến hệ thần kinh trung ương, hệ tim mạch, da và các mô dưới da.

Sự tiến triển sang giang mai giai đoạn ba xảy ra theo một tỉ lệ chưa được biết rõ lắm. Một số nghiên cứu được thực hiện ở thời kỳ trước khi giang mai được điều trị bằng kháng sinh cho thấy tỉ lệ này có thể cao đến 25- 40% những người bị nhiễm vi trùng giang mai.

Một trong những biểu hiện điển hình của giang mai trễ là các tổn thương “gummatous syphilis”: Những tổn thương có mật độ như những cục gôm (tẩy) hình tròn, hình thể dị dạng, hoặc những vết loét ở da, có thể rất dị dạng. Vào thời Trung Cổ (Middle Ages), vì những biến dạng này mà giang mai đã được gọi là “Great Pox” khi so sánh với các vết rổ nhỏ hơn của “small pox” (đậu mùa, mà những người bị có thể bị những vết rổ không bao giờ lành trên mặt gọi là “rổ huê”). Các tổn thương dạng gôm này cũng có thể xảy ra ở xương và các nội tạng khác như ở miệng, mũi, lưỡi, gan, vân vân. Từ khi người ta biết dùng penicillin để trị giang mai, các tổn thương gôm này đã hiếm gặp hơn nhiều. Trừ khi người bệnh không biết để chữa, hoặc cũng cùng bị nhiễm HIV (SIDA) cùng với giang mai.

Các tổn thương giang mai trễ cũng có thể xảy ra ở hệ tim mạch với các tổn thương ở các động mạch lớn nhất dẫn vào tim như động mạch chủ lên (ascending thoracic aorta) làm cho động mạch có thể phình ra tạo thành các túi phình (aneurysms-như ruột xe đạp bị “bụng bầu”), gây tổn thương ở các van tim. Nó cũng có thể gây tổn thương các động mạch nuôi tim (coronary arteries), làm hẹp hoặc tắt nghẽn các động mạch này. Các tổn thương tim mạch có thể gây đau ngực, khó thở.

Các tổn thương của hệ thần kinh bao gồm não và tủy sống, một phần như đã kể ở giang mai sớm, có thể gây ra liệt, rối loạn trong việc phối hợp sự vận động của cơ thể, mất cảm giác, mù, thay đổi tính tình, suy sụp các hoạt động tâm thần và bất lực (impotence).

Giang mai bẩm sinh

Phụ nữ có thai bị giang mai mà không biết và không được điều trị có thể truyền bệnh sang con. Trường hợp này gọi là giang mai bẩm sinh.

Các biểu hiện có thể rất khác nhau: Con có thể chết ngay từ trong bụng mẹ trong khoảng 25% các trường hợp, hoặc ngay khi vừa mới được sinh ra trong khoảng 25-30% các trường hợp.
Nếu còn sống, con có thể bị nhiều dị tật như bị sưng phù toàn cơ thể và thiếu máu (hydrops fetalis).

Các biểu hiện sớm của giang mai bẩm sinh thường xuất hiện trong vòng khoảng năm tuần đầu sau khi sinh. Ðó có thể là các tổn thương lở loét trên bàn tay, bàn chân, bị sưng gan lách, vàng da, thiếu máu, nghẹt mũi…

Nếu không được chữa trị kịp thời trong vòng ba tháng đầu sau khi sinh, các biểu hiện sớm của giang mai bẩm sinh có thể phát triển thành các dị tật vĩnh viễn như bị ngắn xương hàm, vòm họng bị cao lên quá mức, điếc, sụp xương sống mũi (saddle nose), biến dạng của răng…

—————–

Hỏi:
Làm sao biết được một người bị giang mai? Vì nghe nói có những giai đoạn mà giang mai không có triệu chứng gì cả. Làm sao biết để phòng và chữa?

Em bị một vết loét ở dương vật chẳng có đau đớn gì cả. Sau đó một thời gian khoảng một hai tháng gì đó, nó biến mất. Ngoài ra em chẳng có triệu chứng gì cả. Như vậy có đáng lo không và nếu không có triệu chứng thì có cần chữa trị gì không?

Em nghe nói mẹ bị giang mai có thể sinh ra con bị tật nguyền, không biết có thật đúng như vậy không? Con của người bị giang mai có thể bị tật nguyền như thế nào? Có cách gì phòng ngừa việc này xảy ra cho con không?

Tôi nghe nói rằng bệnh giang mai có thể làm cho bị liệt, mất cảm giác, lú lẫn, bị khùng. Có đúng là bệnh này có thể gây ra các triệu chứng ghê gớm như vậy không? Và có thể chữa trị cho khỏi được không?

Nghe nói bị giang mai thì dễ bị siđa hơn, có đúng như vậy không?

Theo tôi biết thì bị giang mai chỉ cần chích một mũi thuốc bi là xong, có đúng không? Nếu trị dễ dàng như vậy, tại sao lại có nhiều người bị các biến chứng nguy hiểm của giang mai như vậy? Tôi có một người quen nghe nói chỉ vì giang mai mà điên điên khùng khùng, một người khác bị mất mấy đứa con cũng vì bệnh giang mai.


Ðáp:
Chẩn đoán bệnh giang mai
Trong giai đoạn sớm, chẩn đoán bệnh giang mai tương đối phức tạp vì cơ thể chưa tạo ra kháng thể mà vi trùng giang mai lại không thể cấy vào các môi trường nhân tạo (cannot be cultivated in vitro). Cách chẩn đoán tương đối chính xác là lấy vi trùng từ vết loét giang mai (chancre) và coi trên kính hiển vi (darkfield microscopy or fluorescence microscope). Ðiều này chỉ thường chỉ có thể thực hiện được ở các trung tâm chuyên về bệnh hoa liễu.

Phương pháp khác thường sử dụng rộng rãi hơn, nhưng cho giai đoạn 2 trở lên (để cơ thể có đủ thời giờ để tạo ra kháng thể -antibody), là thử kháng thể trong máu. Phương pháp này cũng có thể giúp theo dõi sự đáp ứng của bệnh nhân với điều trị.

Ở các trường hợp giang mai thần kinh, cần phải thử kháng thể vi trùng giang mai trong dịch não tủy (cerebrospinal fluid analysis – bằng cách đâm kim vào tủy sống để lấy dịch não tủy ra).

Cần chú ý là các vết loét ở bộ phận sinh dục có thể do nhiều nguyên nhân gây ra chứ không phải chỉ có bệnh giang mai. Các nguyên nhân này có thể là herpes sinh dục, các loét giống như chancre (săng) giang mai (gọi là chancroid) của các bệnh nhiễm trùng khác, hoặc các loét gây ra do thuốc hoặc các bệnh khác không phải do nhiễm trùng.
Trong các nguyên nhân trên, tương đối thường gặp nhất là herpes sinh dục (genital herpes) và chancroid.

Các vết loét của herpes sinh dục thường là nhiều loét, nông và đau, có thể có bong bóng nước, và thường tái đi tái lại.
Nhắc lại, vết loét của giang mai (chancre) thường không đau, cứng (indurated), và đáy sạch (cleaned based ulcer).
Còn loét của chancroid thường sâu, có mủ, có thể đi kèm với hạch bẹn (háng) đau đớn (có người gọi là “hột xoài”).

Chancre (loét giang mai) cũng có thể xảy ra trong vòm họng hoặc niêm mạc hai bên má ở những trường hợp khẩu dâm. Các vết loét này thường bị lầm lẫn với lở miệng thường gặp do herpes hay do “nóng” (gọi là aphthous ulcers).

Dù vết loét có rõ ràng đến đâu, thì cũng cần các xét nghiệm để khẳng định chẩn đoán trước khi điều trị.

Cần chú ý là bên cạnh việc chẩn đoán giang mai, những người đã bị nhiễm một bệnh hoa liễu nên xét nghiệm để tìm xem mình có nhiễm các bệnh khác hay không. Vì khi đã nhiễm một bệnh thì khả năng cùng nhiễm các bệnh lây qua đường sinh dục khác cũng cao hơn nhiều.

Trong các bệnh hoa liễu khác thì bệnh siđa (HIV-AIDS) là điều cần chú ý đầu tiên. Vì đây là bệnh chết người, và khi đã có loét ở bộ phận sinh dục, thì khả năng bị nhiễm bệnh này sẽ cao hơn rất nhiều.

Những người đã nhiễm HIV rồi bị nhiễm giang mai thì sự tiến triển của giang mai sẽ có thể nhanh hơn, dữ hơn, và thất bại trong điều trị cao hơn vì sức đề kháng của cơ thể đã bị suy yếu.


————-
Hỏi:
Có cách nào để biết sau khi trị, bệnh giang mai có “dứt nọc” hay chưa? Khi trị bệnh giang mai, có cần trị hay thử các bệnh gì khác hay không? Việc trị bệnh giang mai có dễ không? Nếu sợ chích vì nghe nói rất đau và sợ bị sốc pêni rất nguy hiểm, có thuốc uống hay không?
Sau khi “quan hệ” với một người mà nghi là bị giang mai mà không kịp dùng bao cao su phải làm sao? Có cần trị hay không?
Theo tôi biết thì bị giang mai chỉ cần chích một mũi thuốc bi là xong, có đúng không? Nếu trị dễ dàng như vậy, tại sao lại có nhiều người bị các biến chứng nguy hiểm của giang mai như vậy? Tôi có một người quen nghe nói chỉ vì giang mai mà điên điên khùng khùng, một người khác bị mất mấy đứa con cũng vì bệnh giang mai.
Tôi nghe nói rằng bệnh giang mai có thể làm cho bị liệt, mất cảm giác, lú lẫn, bị khùng. Có đúng là bệnh này có thể gây ra các triệu chứng ghê gớm như vậy không? Và có thể chữa trị cho khỏi được không.
Em bị một vết loét ở dương vật chẳng có đau đớn gì cả. Sau đó một thời gian khoảng một hai tháng gì đó, nó biến mất. Ngoài ra em chẳng có triệu chứng gì cả. Như vậy có đáng lo không và nếu không có triệu chứng thì có cần chữa trị gì không?
Nghe nói bị giang mai thì dễ bị siđa hơn, có đúng như vậy không?

Ðáp:

Ðiều trị bệnh giang mai

Cho đến nay, penicillin vẫn là thuốc chính được dùng trong việc điều trị giang mai, mặc dù việc sử dụng này đã bắt đầu từ khoảng hơn năm mươi năm trước. Vì việc sinh sôi của vi trùng giang mai tương đối chậm chạp, các thuốc được sử dụng phải có tác dụng kéo dài (và dĩ nhiên, phải là từ một bác sĩ y khoa để phòng ngừa, theo dõi, điều trị tác dụng phụ, dị ứng nếu xảy ra, và theo dõi đáp ứng với việc điều trị).
Vì không phải lúc nào một lần điều trị cũng thành công trong việc chữa dứt bệnh, các bệnh nhân cần được tái khám và tái xét nghiệm sau sáu và mười hai tháng. Nếu triệu chứng vẫn còn, hoặc thử nghiệm kháng thể không thấy cải thiện, có thể là bệnh đã chưa chữa được khỏi hẳn, hoặc bệnh nhân bị nhiễm bệnh trở lại và cần được chữa trị trở lại. Các bệnh nhân cần được chữa trị trở lại cũng như cần phải được thử nghiệm HIV (siđa), vì việc cùng nhiễm HIV sẽ làm cho tỉ lệ điều trị thất bại tăng cao rất nhiều.
Cho đến nay, theo các hướng dẫn được cập nhật hồi năm 2006 của CDC (Trung Tâm Kiểm Soát Bệnh của Hoa Kỳ), penicillin vẫn là thuốc rất nhạy với vi trùng giang mai, và các thuốc penicillin có tác dụng kéo dài (long-acting depot penicillin) vẫn tương đối rất thành công trong việc điều trị giang mai sớm lẫn trễ.
Một liều penicillin có tác dụng kéo dài như benzathine penicillin G có thể giúp trị giang mai sớm, và đối với loại trễ hoặc phức tạp hơn, bệnh nhân sẽ phải cần đến ba liều cách nhau một tuần.
Thuốc cần được chích bắp thịt (intramuscular) mà thôi và không được chích tĩnh mạch (intravenous), vì chích tĩnh mạch đã dẫn đến một số trường hợp bị ngưng tim ngưng thở và chết.
Một tác dụng phụ mà nhiều bệnh nhân sợ là chích bắp thịt thuốc này có thể rất là đau. Một tác dụng phụ khác cũng thường được nhắc đến là phản ứng (được đặt tên là) Jarisch-Herxheimer, trong đó bệnh nhân bị sốt và nhức đầu, đau nhức bắp thịt trong vòng 24 tiếng đồng hồ sau khi chích. Phản ứng thường xảy ra khi trị giang mai sớm, và được trị bằng thuốc hạ sốt giảm đau.
Một điều cần chú ý là penicillin cũng là một thuốc thường bị liệt vào nhóm các thuốc thường gây ra dị ứng thuốc, đôi khi rất nguy hiểm. Do đó, cần phải thử dị ứng thuốc và có sẵn thuốc trị dị ứng, sốc thuốc, sẵn sàng khi chích thuốc cho bệnh nhân.
Sau khi chích thuốc, bác sĩ sẽ cần phải kiểm soát sự đáp ứng với điều trị bằng cách theo dõi triệu chứng, và chính xác hơn, là đo lại lượng kháng thể với vi trùng giang mai trong máu, thường là vào tháng thứ sáu và mười hai sau khi chích. Một số bệnh nhân khi thử máu nếu không thấy có đáp ứng tốt (ví dụ như VDRL titers, nếu không giảm xuống ít nhất bốn lần), sẽ được coi là đã bị thất bại trong việc điều trị.
Việc thất bại, có thể là do cơ thể chưa đáp ứng tốt, bị kháng thuốc, và không ít trường hợp, là do bị nhiễm lại. Khi đó, một đợt thuốc ba liều cách nhau một tuần sẽ được cho lại, và bác sĩ sẽ phải kiểm tra xem (các) bạn tình của bệnh nhân đã có được điều trị và không có bệnh hay không. CDC cũng khuyến cáo nên chọc dò và khám nghiệm dịch não tủy của các bệnh nhân này.
Ðối với những bệnh nhân bị dị ứng với penicillin, một số nhóm thuốc khác như tetracyclines, macrolides… (dùng bằng đường uống) sẽ được sử dụng. Tuy nhiên dữ liệu về hiệu quả của các thuốc này không được đầy đủ như với penicillin. Do đó, khi dùng các thuốc này, việc theo dõi đáp ứng với điều trị lại càng cần phải sát sao hơn.
Những người có quan hệ tính dục với bệnh nhân giang mai (qua giao hợp qua âm đạo hay hậu môn hay miệng), nếu chỉ mới trong vòng 90 ngày, có thể thử máu sẽ chưa thấy gì cả. Trong trường hợp này, CDC khuyến cáo nên được điều trị như là đã bị giang mai. Những người đã “quan hệ” với bệnh nhân quá 90 ngày, mà việc theo dõi không rõ ràng, cũng nên được điều trị như đã bị bệnh.
Cần nhắc lại, tất cả các bệnh nhân bị giang mai đều cần được thử nghiệm HIV, nếu âm tính, thì lập lại khoảng 3 tháng sau đó (vì mới nhiễm HIV thử máu có thể chưa thấy kháng thể). Ngược lại, các bệnh nhân HIV cũng đều cần thử nghiệm giang mai.

0 nhận xét :

Đăng nhận xét

Design by Hao Tran | Blogger Theme by Sức khỏe sinh sản -