Chủ Nhật, 8 tháng 9, 2013

Giang mai rất nguy hiểm đối với sức khỏe và khả năng sinh sản, cần phát giác triệu chứng bệnh giang mai ở nam giới sớm để có hướng điều trị thích hợp.


Mối lo ngại lớn khi quan hệ tình dục không an toàn
Hiện nay, chưa có một số liệu thống kê chính xác nào về số lượng người mắc bệnh giang mai bởi tâm lý lo sợ, e ngại của người bệnh khi đến bệnh viện khám và điều trị. Đa phần, những người mắc phải bệnh này thường tìm mọi cách chữa trị “kín đáo”, bởi vậy khả năng lây nhiễm ngày càng cao, đe dọa cuộc sống của người bệnh, gia đình cũng như toàn xã hội. Thực trạng trên cần được chấm dứt nhanh chóng. Mặt khác, tỉ lệ nam giới mắc bệnh này cao hơn nhiều so với nữ giới song các đấng “anh hào” lo sợ mất khí chất nam nhi nên không sớm điều trị, chỉ khi “không thể trì hoãn” được nữa mới tìm cách giải quyết muộn màng.Vì vậy, việc phát hiện triệu chứng bệnh giang mai ở nam giới là bước đầu tiên trong quá trình điều trị và đẩy lùi bệnh này ra khỏi cuộc sống của con người.
Bệnh giang mai phát triển theo 4 giai đoạn, triệu chứng của mỗi gian đoạn rất khác nhau, cụ thể như sau:
Giai đoạn 1
Giai đoạn đầu tiên có vai trò quan trọng trong toàn bộ quá trình phát triển của bệnh, chính vì vậy cần phát hiện sớm để điều trị hiệu quả nhất, nếu không khả năng chữa bệnh sẽ ngày càng thấp đi.
- Sau khi tiếp xúc với nguồn bệnh (quan hệ tình dục không an toàn, dùng chung đồ đạc với người bị giang mai) từ 3-90 ngày (thông thường là 3 tuần) sẽ xuất hiện các vết tổn thương da tại những điểm tiếp xúc.
- Các xoắn khuẩn giang mai thâm nhập vào trong và tạo ra các săng giang mai, đây là biểu hiện nặng nhất của giai đoạn 1. Ở nam giới, săng giang mai thường xuất hiện ở quy đầu, rãnh quy đầu, bao quy đầu, trên đầu dương vật, ngoài ra có thể xuất hiện ở hậu môn và miệng,…
- Các tổn thương đầu tiên là các nốt ban lan dần ra ngày một rộng ra nhanh chóng sau đó hình thành vết loét có đường kính 1 – 2 cm, xung quanh nổi lên những hình tròn màu đỏ, không có cảm giác ngứa hay đau, trên bề mặt bị loét hoặc loét nhẹ hoặc không có triệu chứng loét. Cũng có lúc chảy một ít dịch, có độ cứng như sụn, không có cảm giác đau.
- Các triệu chứng trên có thể mất đi trong khoảng 3-6 tuần lễ kể cả không điều trị, vì vậy nhiều người nhầm tưởng là đã khỏi bệnh và mặc định không cần theo dõi hay đi khám lại nữa, trên thực tế, lúc này vi khuẩn đã vào máu, gây những tổn thương tiếp theo cho giai đoạn sau.
Phát giác triệu chứng bệnh giang mai ở nam giới 1
Các vết loát trên da giai đoạn 1
Giai đoạn 2
Sau khi phát giác triệu chứng bệnh giang mai ở nam giới giai đoạn 1 nhưng do tâm lý chủ quan khi các nốt ban tự nhiên mất đi nên không điều trị thì bệnh chuyển sang giai đoạn 2 với các biểu hiện, triệu chứng cơ bản sau:
- Thời gian “phát bệnh” sau giai đoạn đầu từ 4-10 tuần
- Đào ban (những nốt ban đối xứng, có màu hồng) xuất hiên trên toàn thân, không hề ngứa hay đau đớn gì. Không nổi cao trên bề mặt da, khi ấn vào thì mất, không bị bong vảy và sẽ tự mất đi.
- Các đào ban thường cư trú ở vùng bụng, chi trên hay hai bên mạng sườn trong khoảng 1 đến 3 tuần rồi nhạt dần màu và biến mất.
- Nghiêm trọng hơn, bệnh có thể làm xuất hiện các mảng sần hay các vết loét ở da và niêm mạc với nhiều kích thước khác nhau. Trong các vết này chứa nhiều vi khuẩn nên khi tiếp xúc với người bệnh thường dễ bị lây nhiễm.
- Đối với những người hay uống rượu khi bệnh phát triển đến giai đoạn này sẽ xuất hiện các sẩn mủ giống như bị viêm da.
- Tại những vùng kín đáo như âm hộ, bìu, các thương tổn giống như mụn cóc (bằng phẳng và có màu trắng)
- Bệnh nhân có thể bị sốt, đau đầu, sụt cân và nổi hạch
Các triệu chứng của giai đoạn này sẽ tự mất đi sau 3-6 tuần
Phát giác triệu chứng bệnh giang mai ở nam giới 2
Các đào ban ở giai đoạn 2
Giai đoạn tiềm ẩn
Giang mai tiềm ẩn được chia làm hai loại là tiềm ẩn sớm (xảy ra trước 1 năm sau giai đoạn 2) và tiềm ẩn muộn (kéo dài hơn 1 năm khi kết thúc giai đoạn 2), chỉ được xác định khi có bằng chứng huyết thanh của bệnh chứ  không có dấu hiệu cụ thể hoặc triệu chứng dễ nhìn thấy bằng mắt thường được. Theo nghiên cứu, giang mai tiềm ẩn sớm có khả năng lây nhiễm cao hơn giang mai tiềm ẩn muộn rất nhiều.
Phát giác triệu chứng bệnh giang mai ở nam giới 3
Giai đoạn tiềm ẩn không dễ nhận biết
Giai đoạn 3
Người mắc giang mai ở giai đoạn này không còn khả năng lây bệnh nữa. Có thể xảy ra sau các giai đoạn 1 và 2 một khoảng thời gian rất dài, từ 3-15 năm và chia làm 3 hình thức khác nhau:giang mai tim mạch, củ giang mai và giang mai thần kinh.
- Giang mai thần kinh: chiếm khoảng 6,5% số người mắc giang mai. Xuất hiện trong khoảng từ 4-25 năm sau khi nhiễm bệnh. Ban đầu khi còn sớm thường không có biểu hiện nào rõ rệt. Sau đó, vào giai đoạn muộn nó gây ra những tổn thương tới hệ thần kinh trung ương như viêm màng não, chảy máu não,… khiến người bệnh suy nhược thần kinh, bị ảo giác, động kinh hay mắc chứng trầm cảm.
- Giang mai tim mạch: Con số những người bị giang mai tim mạch là 10%, bệnh có thể xuất hiện trong khoảng 10-30 năm sau khi nhiễm bệnh, triệu chứng thường gặp nhất là hiện tượng phình mạch.
- Củ giang mai: Có khoảng 15%  trong tổng số người bị bệnh giang mai phải đối mặt với hình thức bệnh này. Củ giang mai thường có hình cầu hoặc mặt phẳng không đối xứng, nếu tiến triển không lành tính thì gây hoại tử, vết loét khó lành và để lại sẹo. Nếu củ giang mai xuất hiện ở các vùng quan trọng có thể đe dọa tính mạng người bệnh.
Phát giác triệu chứng bệnh giang mai ở nam giới 4
Các củ giang mai đang hủy hoại người bệnh
Trên đây là những triệu chứng bệnh giang mai ở nam giới qua từng giai đoạn cụ thể. Khamchuabenh.info hi vọng bạn không bao giờ phải đối mặt với căn bệnh nguy hiểm này. Để bảo vệ sức khỏe cá nhân, gia đình và cộng đồng hãy có ý thức quan hệ tình dục an toàn các bạn nhé !

0 nhận xét :

Đăng nhận xét

Design by Hao Tran | Blogger Theme by Sức khỏe sinh sản -